Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) (Trang 20 - 24)

1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1. Khái niệm mở rộng cho vay tiêu dùng

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng chịu tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có thể chia thành nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan.

1.2.4.1. Các nhân tố khách quan.

Cho vay tiêu dùng chịu ảnh hưởng lớn bởi nhóm nhân tố khách quan bao gồm:

môi trường kinh tế, môi trường chính trị - pháp luật, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường nhân khẩu, môi trường kỹ thuật công nghệ.

Môi trường kinh tế.

Một nền kinh tế tăng trưởng, ổn định sẽ đem lại niềm tin cho các định chế tài chính trong việc mở rộng, phát triển kinh doanh của mình. Nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát thì một trong những giải pháp đó là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng kể cả tín dụng doanh nghiệp lẫn cho vay tiêu dùng, bên cạnh đó trong tình hình giá cả các mặt hàng leo thang như vậy sẽ khiến cho người tiêu dùng e dè trong chi tiêu và có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng, chính vì vậy việc mở rộng CVTD là khó có thể thực hiện được.

Mặt khác, nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sẽ gây cho người dân gây tâm lý lo lắng về thu nhập kỳ vọng giảm sút và cùng với sản xuất bị đình trệ, tình trạng thất nghiệp tăng lên làm cho cầu tiêu dùng trong dân cư giảm mạnh, thị trường tài chính tiền tệ có xu hướng giảm xuống. Và trong tình thế này rất khó có thể xây dựng một chiến lược phát triển, mở rộng lâu dài.

Môi trường chính trị – pháp luật.

Môi trường chính trị – pháp luật ảnh hưởng tới tất cả các mặt hoạt động trong

xã hội trong đó có hoạt động của ngân hàng. Như ta đã biết, tất cả các hoạt động trong xã hội đều bị chi phối bởi những quy định của pháp luật. Trong quan hệ tín dụng cũng vậy, cả người cho vay và người đi vay đều phải tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự và các quy định khỏc. Vỡ vậy, cỏc quy định của phỏp luật phải rừ ràng, đầy đủ, thụng thoáng, đồng bộ và linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các chủ thể kinh tế.

Môi trường văn hóa - xã hội.

Môi trường văn hóa - xã hội bao gồm quan niệm xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí v.v… Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các tác nhân tham gia vào quan hệ cho vay tiêu dùng giữa ngân hàng và khách hàng. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau. Ngân hàng nào hoạt động an toàn, hiệu quả, phục vụ chu đáo, tạo được niềm tin thì được khách hàng lựa chọn giao dịch. Mặt khác, thói quen mua sắm tác động đến nhu cầu tiêu dùng do đó cũng tác động đến cho vay tiêu dùng.

Môi trường nhân khẩu.

Môi trường nhân khẩu cũng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của dân cư nên cũng có ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng. Thực tế cho thấy những người ở vào độ tuổi từ 40 trở lên có xu hướng ít sử dụng tín dụng và thực hiện hoàn trả toàn bộ hồ sơ còn lại. Vì vậy, nếu cơ cấu dân cư chủ yếu là dân số già thì nhu cầu sử dụng tín dụng tiêu dùng sẽ ít đi và ngược lại.

Môi trường công nghệ kỹ thuật.

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống càng được khẳng định hơn. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng vậy, khoa học công nghệ đã giúp cán bộ tín dụng giảm được rất nhiều chi phí về thời gian và công sức để tìm hiểu thông tin về khách hàng và thẩm định khách hàng. Nhất là đối với cho vay tiêu dùng, hệ thống thông tin có ảnh hưởng lớn vì hoạt động cho vay liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội,

chính trị v.v… Những thông tin cung cấp cho hoạt động cho vay này rất phong phú và đa dạng từ nhiều kênh khác nhau. Số lượng và chất lượng của các thông tin đó quyết định độ chính xác trong phân tích thị trường, đánh giá khách hàng.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan.

Nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến cho vay tiêu dùng bao gồm yếu tố xuất phát từ phía khách hàng và yếu tố xuất phát từ phía ngân hàng.

Nhân tố xuất phát từ phía khách hàng.

Khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng trong ngân hàng.

- Nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng. Nhu cầu được xem xét ở đây là nhu cầu có khả năng thanh toán.

Ngân hàng thường xuyên phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đưa ra những chính sách marketing phù hợp để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, tiện ích của ngân hàng mình.

- Khả năng tài chính của khách hàng: Thông thường các khoản cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nên việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng là rất quan trọng

- Đạo đức của khách hàng được coi là nhân tố quan trọng nhất, được đánh giá dựa trên năng lực pháp lý và độ tín nhiệm. Năng lực pháp lý là cơ sở để hình thành nghĩa vụ trả nợ của khách hàng trong quan hệ tín dụng, còn độ tín nhiệm liên quan đến sự sẵn lòng trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào tính cách và được phản ánh trong hồ sơ trong quá khứ của người vay.

Nhân tố xuất phát từ phía ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng chịu tác động của nhiều yếu tố như yếu tố khách quan, yếu tố xuất phát từ phía người vay, nhưng yếu tố từ chính bản thân ngân hàng cũng có tác động lớn tới việc hoạt động ổn định của cho vay tiêu dùng.

- Đầu tiên phải kể đến là chính sách tín dụng của ngân hàng. Chính sách tín dụng về cho vay tiêu dùng bao gồm: hạn mức tín dụng, các hình thức cho vay của

ngân hàng, lãi suất, kỳ hạn khoản vay, hay các quy định về bảo đảm tiền vay, v.v…

Chính sách tín dụng của mỗi ngân hàng là khác nhau tùy thuộc vào tình hình và khả năng hoạt động của ngân hàng đó

- Nhân tố thứ hai là trình độ của cán bộ tín dụng. Trình độ của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng tiêu dùng. Mặt khác, khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng. Một cán bộ tín dụng tốt không chỉ là một người có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải là một người có đạo đức nghề nghiệp.

- Cơ sở vật chất trang thiết bị cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc thu hút khách hàng cũng như mở rộng cho vay tiêu dùng. Các trang thiết bị kỹ thuật được trang bị đầy đủ, tiên tiến sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng cạnh tranh, tạo hình ảnh về một ngân hàng hiện đại trong lòng khách hàng.

- Nhân tố cuối cùng là nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng thường được sử dụng để đầu tư vào công nghệ, trang thiết bị, đào tạo cán bộ tín dụng. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu còn là một căn cứ trong việc tính toán các chỉ tiêu đảm bảo an toàn và giới hạn mức cho vay.

Ở Việt Nam, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đồng thời cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các NHTM. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng chịu tác động của rất nhiều yếu tố, muốn mở rộng và phát triển hoạt động này, mỗi ngân hàng cần phải tìm hiểu sự tác động của những nhân tố đó một cách kỹ càng. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) sẽ giỳp chỳng ta hiểu rừ hơn về hoạt động này.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w