Khái quát về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam những năm gần đây Hoạt động CVTD được các NHTM đẩy mạnh trong hai năm 2006 và 2007

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) (Trang 32 - 35)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV STANDARD CHARTERED (VIETNAM)

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV STANDARD CHARTERED (VIETNAM)

2.2.1. Khái quát về hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam những năm gần đây Hoạt động CVTD được các NHTM đẩy mạnh trong hai năm 2006 và 2007

Hiện tượng này đã được coi là bùng nổ dịch vụ ngân hàng bán lẻ khi các NHTM đưa ra nhiều sản phẩm tiện ích và hấp dẫn như: cho vay siêu tốc, cho vay mua hàng trả góp…với mục đích là mở rộng dịch vụ CVTD tới đông đảo người dân và mở rộng thị phần của ngân hàng.

Nhưng sau thời kì bùng nổ cuối năm 2007, ngày 16/05/2008, NHNN ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN, theo đó đưa ra cơ chế điều hành lãi suất theo trần là quy định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Điều này đã làm hạn chế bớt hoạt động CVTD của các NHTM vì khi áp dụng trần lãi suất

đối với các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc huy động cũng như cho vay, dẫn tới không có lãi hoặc lãi ít đối với các khoản vay mà lãi suất luôn cao như CVTD.

Ngày 23/01/2009 Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư số 01/2009/TT- NHNN hướng dẫn về lãi suất thỏa thuận của CVTD đối với các khoản cho vay phục vu nhu cầu đời sống. Thông tư này đã tạo điều kiện cho các ngân hàng nối lại và thúc đẩy hoạt động CVTD. Với cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận và thực tế lãi suất trên thị trường liên tục giảm từ cuối năm 2008 cùng với nguồn vốn khả dụng thuận lợi nên từ đầu tháng 02/2009, nhiều ngân hàng thương mại đã chính thức triển khai các sản phẩm CVTD với hạn mức khá hấp dẫn. Việc này đã góp phần hỗ trợ những người khó khăn về tài chính giúp họ nắm bắt các cơ hội, thực hiện các kế hoạch dự tính, cải thiện đời sống. Bên cạnh đó còn thực hiện giải pháp kích cầu tiêu dùng theo chủ trương của Chính phủ, gián tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn trên thị trường bất động sản và các hoạt động thương mại khác, cũng như tạo điều kiện để các ngân hàng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Sang năm 2010, thì tình hình đẩy mạnh CVTD của các NHTM lại bớt đi sự khả quan. Tín dụng tiêu dùng hiện khó đẩy mạnh. Không phải vì thiếu nhu cầu, không hẳn vì ngân hàng thiếu vốn mà do một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, những tháng đầu năm 2010, khó khăn thanh khoản là vấn đề nổi bật.

Tăng trưởng tín dụng chung của hệ thống liên tục ở mức thấp, hoạt động cho vay tiêu dùng theo đó cũng cầm chừng. Thứ hai, những tháng đầu năm, cơ chế trần lãi suất cho vay là một rào cản đối với CVTD. Ở thời điểm này, lãi suất cho vay VND tối đa là 12%, nhưng nhiều ngân hàng đã dùng hình thức thu phí, gián tiếp đẩy lãi suất lên tới 18% - 19%. Lãi suất cao là nguyên nhân nổi bật nhất hạn chế khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của người tiêu dùng. Nguyên nhân thứ ba đó là do lãi suất tiền gửi tăng lên dẫn đến tiền gửi dân cư đã tăng 17%, nhiều người đã hạn chế tiêu dùng, tăng tiết kiệm. Nguyên nhân thứ tư, việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn của các NHTM gặp nhiều khó khăn, trong khi chiếm một tỷ trọng lớn trong

CVTD là cho vay trung và dài hạn. Theo khảo sát tại một số ngân hàng cho thấy, chiếm tỷ trọng từ 40% - 50% là vay vốn mua nhà, đất, xây nhà - những khoản thường có kỳ hạn dài trên 2 năm. Trong khi đó, từ 1/1/2010, các ngân hàng thương mại bắt đầu thực hiện chính sách mới, giảm mức tối đa nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung hạn và dài hạn từ 40% xuống còn 30%.

Lãi suất chính là rào cản lớn nhất khiến tín dụng tiêu dùng khó đẩy mạnh trong những tháng đầu năm 2010 . Lãi suất cao người tiêu dùng khó chấp nhận vay, các NHTM cũng khó đẩy mạnh với các khoản vay có lãi suất cao, bởi lãi cao thường tỷ lệ thuận với rủi ro, trong khi nguyên tắc đặt ra là không được nới lỏng các điều kiện an toàn tín dụng.

Lãi suất cho vay cao cùng với các điều khoản vay vốn chặt chẽ đối với nhóm khách hàng vay tiêu dùng khiến dư nợ CVTD thường chỉ chiếm tỉ trọng rất thấp trong cơ cấu dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng ở nhiều NHTM đến thời điểm tháng 10/2010 cũng chỉ chiếm phổ biến khoảng 5-7%

tổng dư nợ.

Vào những tháng cuối năm 2010, trước diễn biến lãi suất đang dâng cao đột biến, hoạt động CVTD của các NHTM đã chững lại. khi mặt bằng lãi suất tăng, tâm lý người tiêu dùng có xu hướng chuyển từ thời hạn vay dài sang ngắn hơn trông chờ lãi suất sẽ ổn định. Tình hình thắt chặt tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng về cuối năm 2010 lặp lại giống như cuối năm 2009.

Nhìn chung ta có thể khái quát lại như sau: CVTD của các NHTM được mở rộng và tăng trưởng mạnh mẽ vào giai đoạn 2006- 2007. Sang năm 2008, với ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và với việc đưa ra cơ chế điều hành lãi xuất theo trần của NHNN đã làm giảm bớt tốc độ gia tăng của CVTD. Năm 2009, CVTD được đẩy mạnh do cơ chế lãi suất thỏa thuận do NHNN ban hành, chủ trương kích cầu tiêu dùng của Chính phủ và điều kiện thích hợp về mặt bằng lãi suất nhưng sang năm 2010 trước sự ảnh hưởng tăng cao của giá vàng, tỷ giá và lạm

phát, tình hình CVTD của các NHTM lại bớt đi sự khả quan khi mà mặt bằng lãi suất lên cao, khó khăn trong vấn đề thanh khoản, NHNN quy định trần lãi suất cho vay. Chính những điều này đã làm hạn chế bớt đi hoạt động CVTD nói riêng và hoạt động tín dụng nói chung của các NHTM.

2.2.2. Thực trạng mở rộng CVTD tại chi nhánh Ngân hàng TNHH MTV

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w