THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV STANDARD CHARTERED (VIETNAM)
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TNHH MTV STANDARD CHARTERED (VIETNAM)
2.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam)
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn luôn là yếu tố quan trọng chi phối toàn bộ các hoạt động và các quyết định đối với việc thực hiện chức năng của NHTM. Nhận thức được tầm quan trọng này, Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) luôn xác định việc tạo vốn là cơ sở để đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển. Vì thế chi nhánh đã áp dụng các hình thức huy động thông qua các hình thức tiền gửi thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư và các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nhu cầu về vốn.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2008-2010 Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 16463 100% 17071 100% 19888 100%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam))
Biểu đồ 2.1: Kết quả huy động vốn của chi nhánh năm 2008 - 2010
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy , tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Cụ thể: tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 7.071tỷ đồng tăng 635 tỷ đồng và bằng gần 110% so với 31/12/2008, đạt 100% kế hoạch năm .2009. Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn đạt 9888 tỷ đồng, tăng 2871 tỷ đồng và bằng 140% so với 31/12/2009, đạt 147% kế hoạch 2010.
Ta có thể thấy nguồn vốn của chi nhánh năm 2010 tăng lên với tỉ lệ rất cao so
với 2 năm về trước. Năm 2008 kinh tế thế giới có nhiều biến động, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng, do vậy hoạt động của ngành ngân hàng sụt giảm. Sang năm 2009, là một năm phục hồi của nền kinh tế, do còn ảnh hưởng của năm 2008 khó khăn nên họat động huy động vốn của chi nhánh cũng chỉ hoàn thành được kế hoạch đặt ra. Sang năm 2010, một năm với kinh tế tăng trưởng ổn định, tuy mới hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng nhưng cũng cũng đạt được kết quả rất khả quan.
Nhìn chung quy mô huy động vốn của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể qua 3 năm mặc dù chịu ảnh hưởng của hậu khủng hoảng kinh tế thế giới. Để có được điều nay là nhờ có sự cố gắng của đội ngũ cán bộ nhân viên, bên cạnh đó công tác quản lý tiền gửi được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo được nguồn vốn ổn định cho hoạt đọng kinh doanh, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng.
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn:
Đối với kinh doanh ngân hàng, nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết thì hoạt đông sử dụng vốn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của mỗi ngân hàng. Kênh sử dụng vốn chính của ngân hàng chính là hoạt động cho vay, vì đây là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của các ngân hàng. Trong ba năm gần đây, do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2008-1010 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 1370 63 1098 22 1425 25
Trung và dài hạn 802 37 3945 78 4276 75
Tổng dư nợ tín dụng 2172 100 5043 100 5701 100 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam))
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng của chi nhánh năm 2008-1010
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, tổng tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh có sự biến động không đồng đều qua các năm. Cụ thể tổng dư nợ tín dụng 31/12/2007 là 2841 tỷ đồng nhưng đến 31/12/2008 thì tổng dư nợ của chi nhánh lại giảm xuống còn là 2172 tỷ đồng do sự khó khăn chung của ngành ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng.
Sang năm 2009, tổng dư nợ tín dụng tăng mạnh đạt 5.043 tỷ đồng tăng 2.871 tỷ và bằng 232% so với 31/12/2008. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn: 1098 tỷ đồng, giảm 272 tỷ đồng so với 31/12/2008, chiếm 22% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung – dài hạn: 3.945 tỷ đồng, tăng 3.143 tỷ so với 31/12/2008, chiếm 78% tổng dư nợ (trong đó dư nợ ngoài kế hoạch là 3.000 tỷ đồng). Có được kết quả này là do năm 2009, dưới chính sách hỗ trợ lãi suất và kích cầu của Chính phủ, ngân hàng đã tăng cường mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp có điều kiện vay vốn.
Năm 2010: tổng dư nợ đến 31/12/2010 đạt 5701 tỷ đồng. Dư nợ cho vay ngắn hạn: 1425 tỷ đồng, tăng 327 tỷ đồng so với 31/12/2009, chiếm 25% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay trung – dài hạn là 4276tỷ đồng, tăng 331 tỷ so với 31/12/2009, chiếm 75% tổng dư nợ. Tổng dư nợ tăng không nhiều, do năm 2010, Chính phủ thực hiện chính sách kiểm soát tăng trưởng tín dụng dưới mức 25% do đó hoạt động của ngành ngân hàng bị kiểm soát chặt chẽ hơn.
Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008, từ 1.9% xuống còn 0.5% . Tuy nhiên sang năm 2010 thì tỷ lệ này lại tăng lên 1.04%.
Như vậy, Chi nhánh đã giám sát và quản lý các khoản nợ xấu rất tốt. Do đó, chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong việc giám sát, quản lý để giảm thiểu các khoản nợ xấu gây ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
2.1.3.3. Kết quả hoạt đông kinh doanh
Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến ngành ngân hàng Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010
Số tiền So với năm 2008
Số tiền
So với năm 2009
Tổng thu nhập 771 836 +8.4% 887 +6.1%
Tổng chi phí 662 691 +4.4% 705 +2.02%
Lợi nhuận trước
thuế 109 145 +33% 182 +25.5%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam))
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh năm 2008 -2010
Lợi nhuận của chi nhánh liên tục tăng ổn định qua các năm. Năm 2008 tuy là một năm đầy khó khăn nhưng lợi nhuận vẫn tăng so với năm 2007, đạt 109 tỷ đồng.
Năm 2009, kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, bên canh đó với chính sách hỗ trợ lãi suất và kích cầu của Chính phủ, hoạt động tín dụng được mở rộng, kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể. Tổng thu nhập của chi nhánh tăng 8,4% lên 836 tỷ đồng. Hiệu quả công tác quản lý chi phí vẫn được duy trì tại chi nhánh do đó mặc dù nền kinh tế lạm phát nhưng tổng chi phí cũng chỉ tăng 4.4% , và do đó lợi nhuận tăng 33% lên mức 145 tỷ.
Năm 2010, dưới sự kiểm soát dư nợ tín dụng của Chính phủ, nên hoạt đông tín dụng của chi nhánh tăng không nhiều. Tổng thu nhập tăng 6.1% lên mức 887 tỷ đồng, công tác quản lý chi phí tốt nên chi phí chỉ tăng 2,02%, do vậy lợi nhuận tăng 25,5% lên 182 tỷ đồng. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong một năm khó khăn đối với hoạt động của các ngân hàng.
Nhìn chung trong 3 năm qua Ngân hàng đã đạt được những kết quả tốt. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh vẫn tốt, an toàn và hiệu quả. Để làm được điều này đòi hỏi cần có sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của toàn Ngân hàng.
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG