ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) (Trang 48 - 52)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV STANDARD CHARTERED (VIETNAM)

2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2008- 2010

2.3.1. Những kết quả đạt được:

- Số lượng khách hàng ngày càng tăng: điều này cho thấy sự tin tưởng, ưa thích của khách hàng đối với các sản phẩm CVTD của chi nhánh đã tăng lên đáng kể. Đây là một tín hiệu tốt, thể hiện một kết quả khả quan trong việc mở rộng CVTD.

- Tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD và dư nợ CVTD tăng, góp phần vào sự gia tăng doanh số cho vay và dư nợ tín dụng, làm cho kết quả tài chính của chi nhánh tăng lên mặc dù gặp nhiều khó khăn trong tình hình kinh tế nhiều biến động, lạm phát tăng cao và thắt chặt tín dụng.

- Hồ sơ và thủ tục vay vốn: Chi nhánh đã cải tiến quy trình hồ sơ vay vốn theo hướng đơn giản và nhanh gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn, chặt chẽ, tạo được niềm tin đối với khách hàng.

- Kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVTD khá chặt chẽ do đó chất lượng CVTD tương đối tốt. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn luôn được kiểm soát trong mức cho phép. Điều này thể hiện tính bền vững trong hoạt động CVTD của chi nhánh.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu song bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như:

- Sản phẩm CVTD còn chưa đa dạng: Tuy đã có những bước tiến mới trong đầu tư nghiên cứu và hoàn thiện, nhưng danh mục sản phẩm CVTD của chi nhánh vẫn còn khá đơn điệu, chưa tạo được tính cạnh tranh và khác biệt trên thị trường, cũng như chưa phát triển đồng bộ , bao quát hết nhu cầu thị trường. Cơ cấu CVTD chỉ tập trung chủ yếu ở một số sản phẩm truyền thống như cho vay mua nhà ở,

phương tiện đi lại. Ngoài ra, các sản phẩm này mang tính độc lập cao, nên Ngân hàng hạn chế trong việc bán chéo các sản phẩm khác như ngoại hối, thanh toán quốc tế, dịch vụ phát hành thẻ, …

- Quy mô dư nợ CVTD: So với tổng dư nợ thì dư nợ CVTD của chi nhánh vẫn còn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ so với một số Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

- Thời hạn CVTD chưa đủ dài: các sản phẩm hiện có có thời gian cho vay dài nhất là 5 năm. Trong khi đó trên thực tế nhu cầu về nhà là nhu cầu lớn nhất trong đời người nhưng không phải ai cũng có thể có ngày một lúc một số tiền lớn để mua nhà. Giá nhà đất thì tăng cao, trong khi các Ngân hàng lại hạn chế các khoản vay trung-dài hạn nên rất khó khăn cho người có nhu cầu vay để mua nhà.

- Đa số các khoản CVTD được giải ngân bằng tiền mặt do vậy khó quản lý được mục đích vay vốn thực tế của khách hàng. Do đó khó khăn trong việc giảm thiểu rủi ro các khoản CVTD. Bên cạnh đó, do ngân hàng còn hạn chế công tác quảng bá, khuếch trương sản phẩm và những hướng dẫn cụ thể tới khách hàng mà chưa thu hút được nhiều khách hàng.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan:

- Môi trường pháp lý còn chưa đồng bộ:

Mặc dù CVTD là hình thức tín dụng đã xuất hiện ở nước ta từ đầu thập niên 90 nhưng các điều kiện pháp lý của nghiệp vụ này hiện nay vẫn còn chung chung và chưa rừ ràng, mực dự CVTD cú những đặc thự riờng so với cỏc loại hỡnh tớn dụng khác. Pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể đối với CVTD mà chỉ mới tạo được một cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động này.

Thủ tục hành chính để có được các chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất trên địa bàn Hà Nội còn rườm rà, mất nhiều thời gian. Chi nhánh thì lại quy định chỉ cấp tín dụng khi bất động sản có đầy đủ giấy tờ. Như vậy là thời gian cấp giấy tờ sẽ càng kéo dài thời gian khách hàng phải đợi để vay vốn.

Việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các tài sản trong tương lai của khách hàng như các căn hộ trong dự án xây chung cư, hay quyền sử dụng đất của doanh nghiệp khi trúng thầu còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các Ngân hàng gặp khó khăn trong việc ký kết cá hợp đồng thế chấp do khách hàng chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.

Việc mở rộng CVTD của chi nhánh trong những năm qua cũng bị hạn chế bởi tác động của chính sách tiền tệ của NHNN, ví dụ như việc áp dụng trần lãi suất, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản…

Để đơn giản hóa các thủ tục cho vay đối với khách hàng mà không tăng rủi ro, các ngân hàng thường dựa vào những cơ sở từ hệ thống thông tin tín dụng. Hiện nay mới chỉ cú duy nhất một trung tõm tớn dụng của NHNN (CIC) là đơn vị theo dừi lịch sử vốn vay của các khách hàng, nhưng hiện nay chủ yếu là thông tin về các doanh nghiệp, khiến ngân hàng không có cơ sở để đánh giá mức độ an toàn tín dụng đối với khách hàng cá nhân vay vốn của mình.

- Môi trường kinh tế:

Do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát cao, người dân thắt chặt chi tiêu, làm hoạt dộng CVTD gặp khó khăn. Bên cạch đó bằng lãi suất hiện nay tăng lên rất cao, làm hạn chế nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư và lợi nhuận cho các Ngân hàng.

- Môi trường văn hóa xã hội:

Tâm lý tiêu dùng của Việt Nam còn nặng nề hướng thích tiết kiệm hơn là chi tiêu. Hơn thế nữa, thu nhập của người Việt Nam thấp, vì vậy họ không nghĩ tới việc vay ngân hàng để hưởng thụ cuộc sống trước khi có đủ tài chính. Chính vì thế, khi có nhu cầu vay tiền thì họ nghĩ đến những người thân trong gia đình. Hơn nữa, những khách hàng có trình độ cao thường đòi hỏi về chất lượng dịch vụ cũng phải cao. Họ luôn muốn đơn giản hóa những thủ tục nhưng lại không muốn cung cấp nhiều thong tin cho cán bộ tín dụng. Điều này gây khó khăn cho công tác thẩm định.

- Môi trường cạnh tranh .

Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, nhất là đối với lĩnh vực CVTD hiện nay. Với xu thế cổ phần hóa hiện nay, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời và hoạt động rất hiệu quả. Các ngân hàng thường xuyên tung ra các sản phẩm mới

đáp ứng được nhu cầu thị trường. So với các NHTM quốc doanh thì khối ngân hàng TMCP có hoạt động CVTD phát triển mạnh và được chú trọng quan tâm hơn. Các ngân hàng như: ACB, Techcombank, VPBank, Sacombank… đều có danh mục sản phẩm CVTD rất đa dạng. Điều này tạo thêm nhiều áp lực cạnh tranh đến với mọi ngân hàng tham gia cho vay tiêu dùng.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Do khách hàng khó chứng minh được thu nhập và khả năng trả nợ của bản thân.

Đối vói CBCNV hưởng lương thì việc xác định thu nhập là dễ dàng, tuy nhiên số lượng CBCNV hưởng lương chiếm tỷ lệ không cao trong toàn xã hội, trong khi rất nhiều người có nhu cầu vay tiêu dùng. Điều này là một điểm hạn chế việc mở rộng các đối tượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan:

- Chính sách tín dụng của ngân hàng;

Ngân hàng còn chưa chú trọng tới lĩnh vực CVTD, mà chỉ tập trung chủ yếu vào cho vay sản xuất, kinh doanh do đó nguồn vốn tập trung cho CVTD không cao, cơ cấu dư nợ còn chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Đối tượng CVTD:

Ngân hàng vẫn còn tập trung quá nhiều vào đối tượng cán bộ, công nhân viên chức, do đó chưa đa dạng hóa được đối tượng khách hàng.

- Chính sách tín dụng và thẩm định khách hàng:

Đối với phòng tín dụng, việc tiếp xúc khách hàng đồng thời diễn ra cùng với hoạt động quản lý, theo dừi tớn dụng của cỏn bộ tớn dụng. Đụi khi, cỏc hoạt động này khụng được tách bạch, phân riêng cho từng bộ phận, do đó không bảo đảm an toàn và khách quan cho các thông tin tín dụng.

- Chính sách Marketing:

Hình thức phương pháp tiếp thị mở rộng thi trường CVTD tại chi nhánh chưa hợp lý: chi nhánh chưa chú trọng tới các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, quan hệ công chúng… để quảng bá hình ảnh cũng như giới thiệu hoạt động CVTD tới đông đảo khách hàng. Các sản phẩm tiêu dùng mới chỉ được quảng cáo tới các khách hàng cũ. Các khách hàng mới muốn biết thông tin chi tiết thì đến trực tiếp chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered (Vietnam) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w