Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 20 - 26)

1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 1.Khái niệm về chất lượng tín dụng

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng là một tiêu chí quan trọng phản ánh sự phát triển vững chắc của mỗi ngân hàng; do đó việc quản lý, đánh giá chất lượng tín dụng là một công việc quan trọng đối với nhà quản lý. Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, trong đó có chỉ tiêu mang tính định lượng có chỉ tiêu mang tính định tính.

Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản dùng để đánh giá chất lượng tín dụng.

1.2.4.1.Chỉ tiêu định tính

Cảm giác an tâm của khách hàng khi đến tham gia giao dịch với ngân hàng;

nếu ngân hàng có bảo vệ, có bãi gửi xe, có nhân viên trông xe không thu lệ phí thì sẽ tạo được một ấn tượng đầu tiên rất tốt đẹp trong lòng khách hàng.

Cách bố trí sắp sếp khu làm việc trong của ngân hàng, trang phục của nhân viên, đặc biệt là thái độ ứng xử lịch sự của cán bộ tín dụng phản ánh phần nào chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Uy tín của ngân hàng cũng góp phần làm nên chất lượng tín dụng của ngân hàng; khách hàng đến giao dịch với ngân hàng đông cũng thể hiện rằng ngân hàng có uy tín, có quy mô lớn, có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng.

Như vậy, dựa vào một số tiêu chí định tính có thể phần nào đánh giá được chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại.

1.2.4.2. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu doanh số cho vay và tổng dư nợ

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tổng khối lượng vốn mà ngân hàng đã cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự tăng trưởng hay suy giảm của doanh số cho vay phản ánh phần nào khả năng mở rộng thị trường của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên cách tính doanh số cho vay lại chỉ dựa trên số vốn cho vay ra mà không quan tâm đến kì hạn khoản vay, do đó với một khoản vốn mà ngân hàng sử dụng vào hoạt động tín dụng có thể được tính lặp lại nhiều lần trong doanh số cho vay. Ví dụ 1/1/2012 ngân hàng cho khách hàng A vay một khoản vay với số vốn vay là 1 tỷ đồng thời gian 6 tháng. Đến 1/6/2012 ngân hàng thu hồi 1 tỷ tiền nợ gốc từ khách hàng A và tiếp tục cho khách hàng B vay với kì hạn tương ứng. Doanh số cho vay sẽ được tính là 2 tỷ đồng đối với trường hợp trên trong năm 2012. Như vậy để có thể loại bỏ được ảnh hưởng nêu trên trong đánh giá tình hình tín dụng, người ta thường xem xét yếu tố tổng dư nợ tín dụng.

Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền vốn mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ thấp, tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ

qua các năm thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng yếu kém, không có khả năng mở rộng thị phần, trình độ tiếp thị sản phẩm của đội ngũ nhân viên tín dụng chưa thực sự cao. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao bởi lẽ ngân hàng còn phải quan tâm đến rủi ro và đánh giá khả năng thu hồi nợ của những khoản tín dụng đó.

Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ; các ngân hàng thương mại thường phân loại dư nợ tín dụng theo một số tiêu chí như kì hạn tín dụng, đối tượng khách hàng, mức độ rủi ro.... Phân tích kết cấu dư nợ sẽ giúp nhà quản lý biết được ngân hàng đang tài trợ vào những lĩnh vực gì của nền kinh tế, với những kì hạn nào, yếu tố rủi ro ra sao để từ đó có những chính sách điều chỉnh cho phù hợp.

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo giữa ngân hàng và khách hàng, đây là điều mà cả hai bên đều không mong muốn.

Một khoản nợ mà người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng thì được xem là một khoản nợ quá hạn. Như vậy các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 đều được xem là nợ quá hạn.

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở một thời điểm nhất định, thường là cuối các kì báo cáo như cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ Nợ quá hạn =

quá hạn Tổng dư nợ

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn nhưng có khả năng mất vốn cao hơn; nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ xấu so với tổng dư nợ

Tỷ lệ Nợ xấu =

Nợ xấu Tổng dư nợ

Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó trả nợ đúng hạn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, giảm tính thanh khoản và giảm lợi nhuận; tức là tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm dùng để đánh giá năng lực tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn Doanh số thu nợ

=

tín dụng Dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng; vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao.

Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một khoản thu nhập cho ngân hàng; nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ

các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay.

Tỷ lệ thu nhập từ Lãi từ hoạt động tín dụng =

hoạt động tín dụng Tổng thu nhập

Ta thấy rằng nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn thấp mà không tăng được thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ quá hạn thấp cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.

Chỉ tiêu các thông số quy định

Ngoài các chỉ tiêu trên thì chất lượng tín dụng còn được đánh giá thông qua việc đảm bảo các quy chế thể lệ tín dụng như cho vay một khách hàng, hệ số an toàn vốn tối thiểu mà Ngân hàng nhà nước quy định.

+ Giới hạn cho vay một khách hàng: để đảm bảo khả năng thanh toán, bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng chỉ được cấp tín dụng cho một khách hàng không quá 15% vốn tự có.

+ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu_CAR (Capital Adequacy Ratio): tỷ lệ này cho biết một đồng vốn tự có bảo vệ được cho bao nhiêu đồng tài sản có rủi ro của ngân hàng thương mại. Nó được tính bằng công thức sau:

Tỷ lệ an toàn Vốn tự có

=

vốn tối thiểu Tài sản có rủi ro qui đổi

+ Dư nợ của 1 khách hàng không quá 10% tổng vốn điều lệ và các quỹ.

Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Dựa vào các chỉ tiêu đó ta có thể nhận định được chất lượng tín dụng ngân hàng cao hay thấp.

Tuy nhiên chất lượng tín dụng còn chịu tác động của các nhân tố khác.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh giá phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình; từ đó, có thể quyết định quy mô đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay, vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Chỉ tiêu này có thể được biểu thị bằng công thức Hiệu suất Tổng dư nợ

=

sử dụng vốn Tổng vốn huy động

Lãi treo

Lãi treo là số tiền lãi được tính trên nợ gốc của các khoản cho vay của ngân hàng nhưng chưa thu hồi được.

Tổng giá trị các khoản lãi treo càng thấp càng chứng tỏ các khoản cho vay của ngân hàng là tốt, trả nợ đầy đủ và đúng hạn, chất lượng tín dụng của ngân hàng cao. Lãi treo càng cao thể hiện các khoản đã cho vay của ngân hàng là không tốt, khả năng trả nợ của khách hàng giảm xuống; phản ánh rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi; từ đó chất lượng tín dụng giảm và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Trên đây là các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng, tuy nhiên để đánh giá một cách chính xác cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Nếu những ảnh hưởng đó chỉ có tính chất tạm thời thì chúng ta có thể loại bỏ khi đánh giá; tuy nhiên nếu chúng có ảnh hưởng lâu dài thì chúng ta nên đưa vào đánh giá.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w