Phân tích chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 40 - 49)

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 1 Thực trạng chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định tính

2.2.2 Phân tích chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu định lượng

Ở phần trên chúng ta đã nắm bắt một cách khái quát về tình hình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của VIB. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh đạt kết quả khá tốt, phản ánh được nỗ lực cố gắng của VIB trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Kết quả kinh doanh cũng phần nào thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng. Để đánh giá chính xác hơn về hoạt động tín dụng cũng như chất lượng tín dụng tại VIB, chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề liên quan đến một số chỉ tiêu định lượng sau đây.

2.2.2.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ và cơ cấu dư nợ

Thời gian gần đây (2010-2012), nền kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng khó khăn: GDP tăng trưởng chậm lại, lạm phát ở mức cao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng....Trong bối cảnh đó, tình hình hoạt động tín dụng nói chung của toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không mấy khả quan. Dưới đây là diễn biến dư nợ tín dụng của VIB trong những năm gần đây:

Bảng 4: Dư nợ tín dụng của VIB ngày 31/12 các năm (2010-2012)

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

11/10 So sánh 12/11 Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền %

Tổng dư nợ 41.73

1 100 43.49

7 100 37.83

1 100 1.776 4,23 -5.666 -13,03 Nợ ngắn hạn 27.22

1

65,2 3

28.84 7

66,3 2

25.92 2

68,5

2 1.626 5,97 -2.925 -10,14 Nợ trung và dài hạn 14.51

0

34,7 7

14.65 0

33,6 8

11.90 9

31,4

8 140 0,96 -2.741 -18,71 Phân theo loại tiền

VND 33.81

5

81,0 3

35.78 5

82,2 7

31.44 1

83,1

1 1.970 5,83 -4.344 -12,14

USD 7.916 18,9

7 7.712 17,7

3 6.390 16,8

9 -204 -2,58 -1.322 -17,15 Nguồn:Báo cáo tài chính của VIB các năm Nhận thấy tổng dư nợ tín dụng của VIB tăng chậm, thậm chí giảm mạnh trong giai đoạn này. Năm 2011 tổng dư nợ tăng chậm ở mức 4,23% so với 2010.

Sang năm 2012, tổng dư nợ đã giảm mạnh, giảm 5,666 tỷ đồng tương ứng với 13,03% so với 2011, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với năm 2010. Điều này phản ánh thực trạng chung của nền kinh tế, khi nền kinh tế rơi vào khó khăn; cơ hội kinh doanh, mở rộng đầu tư trên thị trường là hạn chế, thêm vào là mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng nhìn chung là cao, do đó nhu cầu vay vốn của khách hàng với ngành ngân hàng nói chung và VIB nói riêng đã giảm xuống. Ngoài ra, tổng dư nợ giảm còn do yếu tố chủ quan từ phía VIB. VIB đã chủ động thực hiện chính sách tín dụng thận trọng, chỉ cấp tín dụng với những khách hàng có năng lực tốt, khả năng trả nợ được đảm bảo, do đó dẫn đến dư nợ tín dụng giảm.

Nhìn lại về hoạt động sử dụng vốn đã nêu ở phần trên, chúng ta thấy rằng, VIB đã chủ động tăng tỷ trọng sử dụng vốn vào các kênh đầu tư khác như là tiền gửi và cho vay đối các tổ chức tín dụng khác, tăng đầu tư dài hạn và nắm giữ chứng

khoán. Điều này cho thấy VIB chú trọng hơn vào các kênh đầu tư an toàn trong thời điểm nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn như hiện nay đồng thời giúp VIB quản lý tốt hơn rủi ro thanh khoản của mình.

Khi xem xét cơ cấu dư nợ tín dụng, ta thấy dư nợ ngắn hạn của VIB luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, vượt trội so với dư nợ trung hạn và dài hạn. Năm 2010 dư nợ ngắn hạn là hơn 27 nghìn tỷ đồng, chiếm 65% tổng dư nợ. Điều này là phù hợp với nguồn vốn mà VIB huy động, trong đó vốn huy động ngắn hạn của VIB chiếm tỷ trọng cao. Sang đến năm 2011 và 2012, các khoản nợ ngắn hạn của VIB lần lượt chiếm tỷ trọng là 66,32% và 68,52%. Tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng dần theo từng năm.

Mục đích vẫn là để tương ứng với kỳ hạn huy động vốn, giúp VIB quản lý được rủi ro thanh khoản của mình. Hơn nữa trên lý thuyết, các khoản cho vay ngắn hạn bao giờ cũng có rủi ro thấp hơn so với các khoản vay trung và dài hạn; đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và gặp nhiều khó khăn như giai đoạn hiện nay thì các khoản vay ngắn hạn luôn được ưu tiên trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Về con số dư nợ tuyệt đối thì có sự giảm về dư nợ ở tất cả các kì hạn trong năm 2012. Tổng dư nợ tín dụng giảm hơn 13% thì trong đó dư nợ tín dụng ngắn hạn đóng góp 10%, dư nợ trung và dài hạn là 18,7%. Điều này tương ứng với việc giảm mạnh của tổng dư nợ tín dụng đã nêu ở phần trên.

Xét về cơ cấu dư nợ tín dụng theo đơn vị tiền tệ. Dự nợ tín dụng bằng VND năm 2010 là hơn 33 nghìn tỷ đồng. Năm 2011 con số này tăng thêm gần 2 nghìn tỷ đồng tương ứng với mức tăng 5,83%; sang năm 2012 thì lại có sự suy giảm (- 12,14%) phù hợp với mức giảm chung của tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên xét về tỷ trọng của các khoản cho vay bằng VND trong tổng dư nợ thì lại có sự ổn định. Tỷ trọng dư nợ bằng VND trong 3 năm từ 2010 đến 2012 luôn ở mức ổn định trên 80% tổng dư nợ. Điều này phản ánh thực tế về nhu cầu vay vốn của khách hàng;

nhu cầu vốn bằng VND luôn cao hơn nhiều so với nhu cầu vay vốn bằng USD. Hơn nữa chính sách quản lý ngoại tệ chặt chẽ của nhà nước: chỉ cho vay bằng USD nếu khách hàng đưa ra được nhu cầu hợp lý và chính đáng.

Ngoài ra khi xem xét về cơ cấu dư nợ, chúng ta sẽ xét dư nợ của VIB dưới một số góc độ khác như sau:

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Phân loại dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng của VIB bao gồm ba nhóm đối tượng khách hàng chính: khách hàng bán lẻ bao gồm các khoản cho vay phục vụ cho tiêu dùng cá nhân, kinh tế tư nhân, mục đích du học, đầu tư chứng khoán...; khối khách hàng doanh nghiệp bao gồm các khoản cho vay theo hạn mức tín dụng tài trợ cho vốn lưu động, tài trợ các dự án duy trì và mở rộng sản xuất....

của khách hàng là doanh nghiệp; khối khách hàng doanh nghiệp FDI.

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khác hàng.

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10

So sánh 12/11 Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 41.73

1 100 43.497 100 37.83

1 100 1.776 4,23 -5.666 -13,03 Khách hàng bán lẻ 12.57

4

30,1

3 15.450 35,5 2

14.90 9

39,4

1 2.877 22,8

8 -541 -3,50 Khách hàng doanh nghiệp 29.15

7

69,8

7 27.629 63,5 2

22.24 2

58,7

9 -1.528 -5,24 -5.387 -19,50 Khối doanh nghiệp FDI 0 0 418 0,96 680 1,80 418 --- 262 62,85

Nguồn: Báo cáo quản trị VIB các năm.

Qua bảng số liệu ta thấy, khối khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dư nợ của VIB, luôn ở mức xấp xỉ 60% tổng dư nơ. Tuy nhiên tỷ trọng của khối này lại có xu hướng giảm theo từng năm. Tỷ trọng này trong năm 2010 chiếm gần 70% nhưng sau đó giảm xuống 63% năm 2011 và xuống còn 58%

năm 2012. Nguyên nhân được cho là do nhu cầu vay vốn của khối khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh trong năm 2012 bởi sự khó khăn của nền kinh tế. Về khối khách hàng bán lẻ, mặc dù năm 2012 có sự giảm về số dư nợ do sự giảm chung của

tổng dư nợ nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ của khối này lại tăng. Năm 2011 và 2012, tỷ trọng của khối khách hàng bán lẻ so với tổng dư nợ tín dụng tăng lần lượt là 5% và 4%. Đây là kết quả của chính sách tín dụng do VIB đề ra. VIB luôn quan tâm đến dịch vụ chăm sóc khách hàng và có những ưu đãi tín dụng hợp lý đối với những khoản vay tiêu dùng cá nhân như mua nhà, mua ô tô trả góp, các gói cho vay du học....Về khối khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, đây là nhóm khách hàng mới của VIB. Từ năm 2011 VIB đã hướng tới nhóm khách hàng này. Trong bối cảnh khách hàng doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, thì nhóm khách hàng này là nhóm khách hàng tiềm năng của ngân hàng với năng lực hoạt động và năng lực trả nợ cao. Điều này sẽ được làm rừ hơn trong phần tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu dưới đây. Chính vì nhận định như vậy do đó dư nợ cho vay của VIB đối với nhóm khách hàng này tăng cả về tỷ trọng lẫn số dư nợ.

Cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro

Nhằm phục vụ cho mục đích quản trị tín dụng tốt hơn, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng thường phân loại các khoản tín dụng theo mức độ rủi ro. VIB đã phân loại các khoản tín dụng của mình theo quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ và xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. Theo quyết định đó, các khoản tín của VIB được phân loại thành 5 nhóm nợ như sau:

Bảng 6: Cơ cấu dư nợ theo mức độ rủi ro

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh

11/10 So sánh 12/11 Số

tiền % Số tiền % Số

tiền % Số

tiền % Số

tiền % Tổng dư nợ 41.73

1 100 43.497 100 37.83

1 100 1.776 4,23 -5.666 -13,03 Nhóm 1 33.89

8

81,2

3 35.237 81,0 1

30.51 8

80,6

7 1.339 3,95 -4.719 -13,39 Nhóm 2 4.736 11,3

5 4.793 11,0

2 3.756 9,93 57 1,20 -1.037 -21,64 Nhóm 3 751 1,80 766 1,76 663 1,75 14 1,92 -102 -13,40

Nhóm 4 1.840 4,41 1.879 4,32 1.538 4,07 39 2,10 -341 -18,15 Nhóm 5 505 1,21 822 1,89 1.356 3,58 335 62,8

1 534 64,94 Dư nợ quá

hạn 7.833 18,7

7 8.260 18,9

9 7.313 19,3

3 427 5,45 -947 -11,47 Dư nợ xấu

3.096 7,42 3.467 7,97 3.557 9,40 370 11,9

6 90 2,60

Nguồn: Báo cáo quản trị VIB các năm.

Trong giai đoạn 2010-2012, về con số dư nợ của từng nhóm nợ đều có sự tăng lên trong năm 2011 và giảm đi trong năm 2012 (trừ nợ nhóm 5). Điều này thể hiện đúng diễn biến thay đổi của tổng dư nợ. Các khoản nợ nhóm 1 ( nợ đủ tiêu chuẩn) của VIB luôn chiếm trên 80% tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm xuống qua các năm. Các khoản nợ thuộc các nhóm tiếp theo từ nhóm 2 đến 4 cũng có xu hướng tương tự nhóm 1 có tỷ trọng trong cơ cấu giảm dần qua các năm. Tỷ lệ của các nhóm nợ này dần chuyển sang nợ nhóm 5 của VIB. Nợ nhóm 5 chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 2-3% so với tổng dư nợ nhưng lại có xu hướng tăng theo từng năm. Tỷ lệ nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng rất mạnh trong năm 2011 ( tăng đến 36.3%) và vẫn tiếp tục tăng hơn 7% trong năm 2012 mặc dù tổng dư nợ và dư nợ của các nhóm nợ khác đều giảm. Dấu hiệu này là một dấu hiệu không lạc quan trong hoạt động tín dụng của VIB. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.

2.2.2.2 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu.

Căn cứ vào cách phân loại nợ theo mức độ rủi ro nêu ở trên, ta có thể tính được tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng của VIB. Tỷ lệ nợ quá hạn bằng tổng tỷ lệ của các nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu bằng tổng tỷ lệ nợ của các nhóm nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5. Từ kết quả tính toán được ở bảng 6 nêu trên, ta thấy được tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tại VIB như sau:

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của VIB giai đoạn này hiện đang ở mức khá cao. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức trên 18% và có xu hướng tăng đều. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 và 2011 có sự tăng nhẹ và vẫn dưới mức 8%, tuy nhiên sang năm 2012 lại tăng nhanh chóng lên 9,4%. Sự thay đổi này phù hợp với sự giảm tỷ lệ của

các khoản nợ nhóm 1 và nhóm 2 đã nêu ở phần trên. Nguyên nhân của việc tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tăng lên là sự khó khăn chung của nền kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hoạt động tín dụng kém hiệu quả nói chung. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến khách hàng của VIB kể cả khách hàng doanh nghiệp lẫn khách hàng cá nhân có nguồn thu nhập bị sụt giảm. Cùng với đó là tỷ lệ lạm phát ở mức cao đặc biệt trong năm 2011 dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng giảm xuống. Do đó nhiều khoản cho vay trước đây của VIB đã không thể thu hồi đúng hạn. Những khoản nợ này sẽ được phân loại lại nhóm nợ. Số lượng các khoản nợ phải chuyển lên nhóm nợ cao hơn tăng dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của VIB tăng lên. Hơn nữa tổng dư nợ tín dụng năm 2012 giảm xuống trong khi VIB thu hồi về chủ yếu là các khoản nợ nhóm 1 và nhóm 2 hết thời hạn tín dụng. Các khoản nợ nhóm cao hơn thì lại vẫn còn tồn đọng do đó tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhanh hơn trong năm 2012. Một nguyên nhân khác xuất phát từ phía ngân hàng đó là trình độ của một số cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu. Họ không dự báo được những biến động của nền kinh tế để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trong quá trình phân tích tín dụng. Bên cạnh đó là một số trường hợp làm việc thiếu trách nhiệm đã dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao.

Xét riêng cho năm 2012, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của VIB theo đối tượng khách hàng như sau:

Bảng 7: Cơ cấu nợ quá hạn, nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Dư nợ khối Dư nợ quá

hạn

Nợ quá hạn/tổng dư

nợ (%)

Dư nợ xấu

Tỷ lệ dư nợ xấu/ tổng dư

nợ (%)

Khối KH bán lẻ 14.909 2.002 5,29 1.231 3,25

Khối KH doanh nghiệp 22.242 5.311 14,04 2.326 6,14

Khối FDI 680 0 0 0 0

Tổng 37.831 7.313 19,33 3.557 9,40

Nguồn: Báo cáo quản trị VIB các năm.

Trong ba nhóm đối tượng khách hàng của VIB, đối tượng khách hàng doanh nghiệp có dư nợ khối cao nhất và cũng là nhóm đối tượng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao nhất. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu lần lượt là 19,33% và 9,40% thì khối khách hàng doanh nghiệp đóng góp phần lớn là 14,04% và 6,14%. Phần còn lại là do khối khách hàng bán lẻ tạo nên. Riêng khối khách hàng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì toàn bộ dư nợ được đánh giá xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1) và không có nợ quá hạn và nợ xấu. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp trong nước gặp phải nhiều khó khăn trong tình hình khó khăn của nền kinh tế. Trong khi đó các doanh nghiệp FDI đa số có năng lực quản lý, năng lực cạnh tranh tốt; các dự án chỉ được thực hiện sau khi đã có nghiên cứu kĩ về thị trường và khả năng trả nợ. Do đó khối FDI luôn thực hiện các nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và luôn được xếp loại nợ nhóm 1. Từ năm 2011 VIB đã xem các doanh nghiệp FDI là những khách hàng tiềm năng do đó có chính sách mở rộng tín dụng đối với nhóm khách hàng này. Con số về tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu năm 2012 đã phần nào cho thấy sự đúng đắn trong hướng đi này của VIB.

2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Tình hình sử dụng vốn huy động được vào mục đích cho vay của VIB trong các năm 2010-2012 được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 9: Hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng dư nợ 41.731 43.497 37.831

Tổng huy động vốn 82.126 86.186 90.326

Hiệu suất sử dụng vốn (%) 50,81 50,47 41,88

Nguồn: Báo cáo tài chính VIB các năm.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn dùng để đánh giá tỷ lệ sử dụng vốn huy động vào mục đích cho vay của ngân hàng. Có thể thấy hiệu suất sử dụng vốn của VIB

trong giai đoạn 2010-2012 luôn ở mức thấp, luôn ở mức 50% và thấp hơn. Tổng huy động vốn của VIB có tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình là 4.87%/năm; trong khi đó dư nợ tín dụng lại có sự giảm xuống. Do vậy, hiệu suất sử dụng vốn của VIB trong giai đoạn này có sự đi xuống; đặc biệt trong năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn chỉ đạt mức 41,88% thấp hơn khá nhiều so với hai năm trước đó. Trong giai đoạn này, VIB nhận định rủi ro tín dụng tăng lên do đó VIB đã chủ trương tăng tỷ lệ đầu tư vào các kênh đầu tư khác như gửi tiền và cho vay các tổ chức tín dụng khác, nắm giữ chứng khoán và đầu tư dài hạn. Điều này dẫn đến tỷ lệ vốn dành cho hoạt động tín dụng giảm xuống. Mục đích là nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản, đảm bảo tính an toàn của hệ thống ngân hàng trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn tăng nhanh. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách tích cực hơn, hiệu suất sử dụng vốn hiện tại đang ở mức thấp đồng nghĩa với việc khả năng mở rộng tín dụng trong tương lai của VIB là rất cao khi nền kinh tế thoát khỏi khó khăn.

2.2.2.4. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Thu nhập trình bày ở đây được hiểu là doanh thu, chưa trừ đi những khoản chi phí. Dưới đây là thực trạng thu nhập của VIB trong khoảng thời gian

2010 -2012

Bảng 10: Thu nhập và cơ cấu thu nhập tại VIB

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10

So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % Tổng thu nhập 7.224 100 11.777 100 11.971 100 4.553 60,0

3 194 1,65 Thu lãi cho vay 5.117 70,83 8.653 73,47 8.066 67,38 3.536 69,1

1 -587 -6,78 Thu lãi tiền gửi 1.705 23,60 3.200 27,17 3.457 28,88 1.495 87,6

5 257 8,02 Thu lãi dịch vụ 304 4,21 322 2,73 345 2,88 18 5,92 23 7,14 Thu nhập khác 98 1,36 -398 -3,38 103 0,86 -496 -506 501 -125

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w