Cơ cấu tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 29 - 34)

2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Hiện nay ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam có 1 hội sở chính, 1 sở giao dịch, 158 chi nhánh, phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm có mặt tại 27 tình thành trong cả nước.

Về cơ cấu tổ chức ban lãnh đạo VIB bao gồm Đại hội đồng cổ đông; ban Kiểm soát; Hội đồng quản trị; ban điều hành gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc; 7 khối, 4 ban nghiệp vụ và 1 công ty con trực thuộc.

Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng Quốc tế Việt Nam:

Nguồn: Báo cáo quản trị của VIB

Hình 1. Sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức VIB Hội đồng

quản trị Đại hội đồng

cổ đông Ban

kiểm soát

Tổng giám đốc (Ban điều hành)

Khối nghiệp vụ tổng hợp

Công ty trực thuộc 100% vốn

Khối quản lý rủi ro Khối khách hàng doanh nghiệp

Khối ngân hàng bán lẻ Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối

Quỹ quản lý tín dụng

Ban tài chính

Ban nhân sự Ban KHCL & QLDA Ban marketing và truyền thông Kiểm toán

nội bộ

2.1.2.1. Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban điều hành, Ban Kiểm soát và các Ủy ban.

2.1.2.2. Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

2.1.2.3. Ban điều hành

Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

2.1.2.4.Các khối, ban nghiệp vụ và công ty trực thuộc

Tính đến nay, VIB có: 6 khối, 4 ban và 1 công ty trực thuộc gồm:

2.1.2.4.1. Khối nghiệp vụ tổng hợp

Chức năng quản lý các nghiệp vụ hỗ trợ nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của hệ thống VIB.

Khối nghiệp vụ Tổng hợp bao gồm 7 phòng ban: Pháp chế và tuân thủ, Trung tâm Công nghệ, Trung tâm thanh toán, Trung tâm xử lý giao dịch tập trung, Quản lý chất lượng dịch vụ, Hành chính và phòng Quản lý Bất động sản và xây dựng cơ bản.

2.1.2.4.2. Khối quản lý rủi ro

Chức năng: xây dựng chính sách quản trị rủi ro, chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường.

Khối quản lý rủi ro gồm 3 phòng chính: Phòng quản lý rủi ro tín dụng, Phòng quản lý rủi ro hoạt động, Phòng quản lý rủi ro thị trường.

2.1.2.4.3. Khối khách hàng doanh nghiệp

Chức năng: cung cấp các sản phẩm tài chính cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm chính của Khối Khách hàng doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm huy động và cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, bao thanh toán, tài trợ thương mại… Ngoài ra, Khối cũng cung cấp các dịch vụ với mức phí phù hợp như chi trả lương, quản lý dòng tiền và dịch vụ thu mua ngoại tệ.

Khối Khách hàng doanh nghiệp bao gồm 3 phòng ban chính và các Vùng kinh doanh bao gồm Phòng tiếp thị và phát triển thị trường, Phòng định chế tài chính, Phòng quản lý sản phẩm.

2.1.2.4.4. Khối ngân hàng bán lẻ

Chức năng: cung cấp các sản phẩm huy động, cho vay và các dịnh vụ ngân hàng tới khách hàng là cá nhân thông qua hệ thống mạng lưới và hệ thống công nghệ như ATM, tài khoản e-saving và mobile banking, dịch vụ e-banking....

Khối Ngân hàng Bán lẻ có 5 phòng ban chính và các vùng kinh doanh bao gồm: Phòng tiếp thị và phát triển thị trường, Phòng quản lý quan hệ đối tác, Phòng quản lý sản phẩm, Phòng quản lý mạng lưới, Phòng quản lý các kênh phân phối phi vật lý.

2.1.2.4.5. Khối FDI

Được thành lập năm 2011, khối FDI là khối nghiệp vụ kinh doanh non trẻ nhất của VIB. Khối có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ của VIB đến với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

2.1.2.4.6. Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối

Chức năng: quản lý tài sản nợ có, giao dịch và mua bán bao gồm đầu tư chứng khoán, trái phiếu, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và giao dịch ngoại hối, đồng thời đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của ngân hàng.

Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối bao gồm 3 phòng chính: Phòng thị trường tiền tệ, Phòng ngoại hối, Phòng trái phiếu và đầu tư.

2.1.2.4.7. Khối quản lý tín dụng

Chức năng: Khối Quản lý tín dụng có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng chính sách tín dụng, tái thẩm định và quản lý chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống VIB.

Cơ cấu Khối Quản lý tín dụng bao gồm 5 bộ phận chính: Phòng chế độ tín dụng, Phòng quản lý tài sản đảm bảo, Phòng tái thẩm định, Phòng quản lý giao dịch tín dụng và Trung tâm thu hồi nợ và khai thác tài sản.

2.1.2.4.8. Ban tài chính

Chức năng của Ban Tài chính là quản lý, điều hành và giám sát hệ thống đối với các hoạt động tài chính của VIB.

Ban Tài chính bao gồm 3 bộ phận chính là: Bộ phận kế toán tổng hợp, Bộ phận phân tích tài chính và Bộ phận quản lý chi tiêu nội bộ.

2.1.2.4.9. Ban nhân sự

Chức năng của Ban Nhân sự là quản lý, điều hành và giám sát hệ thống trong hoạt động nhân sự.

Ban Nhân sự bao gồm 3 phòng ban chính là: Phòng tuyển dụng, Phòng đào tạo, Phòng chế độ, chính sách và quan hệ lao động. Đến nay tổng số nhân sự của VIB là hơn 4000 cán bộ nhân viên. Về cơ cấu, độ tuổi, trình độ nhân sự của VIB thay đổi nhiều so với các năm trước đây đặc biệt trình độ đại học và sau đại học của đội ngũ cỏn bộ nhõn viờn tăng lờn rừ rệt. Ngoài ra cỏn bộ của VIB thường xuyờn được đào tạo và bồi dưỡng lại các nghiệp vụ và kiến thức mới.

2.1.2.4.10. Ban kế hoạch chiến lược và quản lý dự án

Chức năng của Ban kế hoạch chiến lược là xây dựng, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển và kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra Ban kế hoạch chiến lược còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích về môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh, làm đầu mối quản lý, theo dừi, đỏnh giỏ hiệu quả triển khai cỏc dự ỏn của VIB.

2.1.2.4.11. Ban Quản lý thương hiệu và truyền thông

Chức năng của Ban Quản lý thương hiệu và truyền thông là quản lý, điều hành, giám sát các hoạt động về quản lý thương hiệu và truyền thông.

Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý thương hiệu và truyền thông bao gồm 3 phòng chính: Phòng quản lý và phát triển thương hiệu, Phòng quản lý quan hệ với nhà đầu tư và Phòng quản lý truyền thông.

2.1.2.4.12. Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB AMC

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản VIB AMC được thành lập theo quyết định số 3181/QĐ NHNN ra ngày 28/12/2009 của Ngân hàng Nhà Nước với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.

VIB AMC hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do VIB làm chủ sở hữu, với mục đích quản lý, khai thác có hiệu quả những tài sản đảm báo của các khoản nợ xấu, tăng cường khả năng phòng ngừa những rủi ro tài chính trong các hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn trong các hoạt động tín dụng của VIB. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về xử lý nợ và quản lý tài sản của VIB, VIBAMC sẽ sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình để phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các Tổ chức tín dụng khác.

2.1.3.Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w