2.1. Giới thiệu về ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
2.1.3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 1. Hoạt động huy động vốn
Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng. Các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất có nhiều biến động. Dưới đây là kết quả của hoạt động huy động vốn của VIB trong những năm gần đây:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của VIB
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số
tiền % Số
tiền % Số
tiền % Số tiền % Số
tiền % Tổng vốn
huy động
82.12
6 100 86.18
6 100 90.32
6 100 4.060 4,94 4.140 4,80 Tiền gửi của
khách hàng
44.90 0
54,6 7
44.14 9
51,2 3
47.10 2
52,1
5 -0.751 -1,67 2.953 6,69 Tiền gửi và vay của các
tổ chức tín dụng khác
22.65 3
27,5 8
28.69 7
33,2 9
29.10 0
32,2
1 6.044 26,6
8 403 1,40 Phát hành giấy tờ có giá 14.57
3
17,7 5
13.34 0
15,4 8
14.12 4
15,6
4 -1.233 -8,46 784 5,88 Phân theo loại tiền
VND 65.72
8
80,0 3
70.04 6
81,2 7
72.63 2
80,4
1 4.318 6,57 2.586 3,69
USD 16.39
8
19,9 7
16.14 0
18,7 3
17.69 4
19,5
9 -258 -1,57 1.553 9,63 (nguồn: Báo cáo tài chính của VIB các năm) Nhận xét: có thể thấy rằng hoạt động huy động vốn của VIB có sự tăng trưởng trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 3 năm từ 2010 – 2012, tốc độ tăng trưởng huy động vốn trung bình là 4.87% / năm. Trong cơ cấu huy động vốn thì nguồn huy động từ tiền gửi khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất : trên 50%
tổng nguồn huy động. Nguồn vốn còn lại được huy động từ phát hành giấy tờ có giá và từ tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng khác.
Về phân huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng, năm 2011 có phần giảm đi đôi chút (-1.67%) so với năm 2010 tuy nhiên sang đến năm 2012 thì con số này lại có sự tăng lên đáng kể (6.69%). Có thể giải thích hiện tượng này bằng 2 nguyên nhân:
+Nguyên nhân khách quan: do tình hình nền kinh tế năm 2012 trở nên khó khăn hơn; các kênh đầu tư khách như chứng khoán, bất động sản trở nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Do đó gửi tiền vào ngân hàng được xem là kênh đầu tư hấp dẫn hơn cả của đa số nhà đầu tư cho dù lãi suất huy động của năm 2012 ( 9-11%) thấp hơn khá nhiều so với năm 2011 ( 13-14%).
+Nguyên nhân chủ quan: Đó là sự phát triển nhanh chóng của VIB trong những năm gần đây với kết quả kinh doanh ấn tượng, mạng lưới hoạt động rộng khắp đã làm tăng uy tín và hình ảnh của VIB đối với khách hàng. Thêm vào đó, năm 2012, VIB cho ra mắt nhiều dịch vụ tiện ích đối với cả khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp như : nộp tiền thuế, nộp tiền điện, internet và mobie banking, các dịch vụ thẻ nhiều ưu đãi. Để khuyến khích khách hàng giao dịch không dùng tiền mặt, VIB đa liên tục giới thiệu các chương trình khuyến khích thanh toán thẻ và giao dịch trực tuyến cho khách hàng như “Khuyến mãi mùa thu”
phối hợp cùng Vietnam Airlines, “Thứ Sáu khuyến mãi với Jetstar Pacific”, “Giảm 10% giá trị hóa đơn” cho khách hàng thực hiện thanh toán cước phí thuê bao di động trả sau Mobifone qua Ngân hàng trực tuyến VIB4U, “Mua Kindle Fire từ eBay Việt Nam” giá ưu đãi qua Ngân hàng trực tuyến VIB4U hay các chương trình khuyến mãi dành cho thẻ VIB Chip MasterCard tại Parkson và Siêu thị điện máy Nguyễn Kim…. Các chương trình này đa thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo khách hàng. Việc làm khiến nhiều khách hàng mới tìm đến VIB tham gia mở tài khoản để có thể thực hiện những dịch vụ tiện ích kể trên.
Hoạt động phát hành giấy tờ có giá cũng có diễn biến gần giống như hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng. Năm 2011 khối lượng tiền huy động được từ phát hành giấy tờ có giá giảm 8,46% so với năm 2010, tuy nhiên sang năm 2012 lại có sự tăng trở lại với mức tăng 5.88%. Hiện tượng này cũng được giải thích bằng 2 nguyên nhân kể trên.
Hoạt động huy động vốn của VIB diễn ra đối với cả nội tệ và ngoại tệ (chủ yếu là USD). Trong đó nguồn vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu:
trên 80% tổng nguồn huy động. Xét về con số tuyệt đối, thì cả hai nguồn huy động
bằng VND và USD đều tăng trong những năm gần đây. Nhưng nếu xét về cơ cấu thì ta có thể thấy cơ cấu về USD lại có sự tăng lên so với VND. Nguyên nhân được cho là việc lãi suất huy động VND trong thời gian qua đã giảm trong khi lãi suất huy động bằng USD vẫn giữ nguyên ở mức 2%. Điều đó là tăng sự hấp dẫn gửi tiền bằng USD của khách hàng.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trong điều kiện nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát, lãi suất ở mức cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.Các doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc tạm ngừng hoạt động.
Không ít trong số đó đã rơi vào tình trạng phá sản. Chính vì vậy công tác phân bổ nguồn vốn vào các kênh đầu tư của các ngân hàng thương mại nói chung và VIB nói riêng gặp khá nhiều khó khăn. Dưới đây là một số con số phản ánh tình hình hoạt động sử dụng vốn của VIB trong những năm gần đây:
Bảng 2: Tình hình hoạt động sử dụng vốn tại VIB
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % Dư nợ cho vay khách hàng 41.731 43.497 37.831 1.776 4,23 -5.666 -13,03 Tiền gửi và cho vay các tổ
chức tín dụng khác 25.307 28.665 32.656 3.358 13,27 3.991 13,92 Đầu tư chứng khoán 18.958 20.452 20.072 1.494 7,88 620 3,03 Góp vốn đầu tư dài hạn khác. 260 282 298 22 8,46 16 5,67 (nguồn: Báo cáo tài chính của VIB các năm) Ngân hàng Quốc Tế (VIB) nhận được thông báo từ Ngân hàng Nhà nước về việc tăng trưởng tín dụng năm 2012. Theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 của VIB là 17%, tương ứng với xếp loại nhóm 1 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Để thực hiện chỉ tiêu này, VIB sẽ xây dựng kế hoạch và kiểm soát tăng trưởng tín dụng năm 2012 không vượt quá mức 17% trong suốt cả năm. Trong đó, VIB sẽ tập trung vào các lĩnh vực được khuyến khích theo chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, nghiêm túc thực
hiện các chính sách tiền tệ và kế hoạch kinh doanh đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2012.
VIB thực hiện nguyên tắc tăng trưởng an toàn, bền vững, các cán bộ làm công tác khách hàng luôn chủ động lựa chọn các khách hàng có năng lực tài chính tốt, ngành kinh doanh thuận lợi không có nhiều biến động để tiếp cận. Kết quả là tăng trưởng tín dụng của VIB trong năm 2011 đã đạt 4,23% nhưng sang năm 2012 con số này lại giảm tới 13%. Mặc dù VIB được Ngân hàng nhà nước cho phép tăng trưởng tín dụng ở nhóm 1 tuy nhiên ngân hàng đã thực hiện chính sách thận trọng cộng thêm với tình hình nền kinh tế khó khăn nên dư nợ cho vay khách hàng năm 2012 giảm đáng kể so với 2011. Chính sách tín dụng của VIB là tập trung vào khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. VIB cũng hướng tới cấp tín dụng cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Bên cạnh sử dụng vốn vào nghiệp vụ chính là tín dụng thì VIB còn sử dụng vốn để gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác, đầu tư chứng khoán và các danh mục đầu tư dài hạn khác. Trong đó lượng vốn dùng để gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác có sự tăng trưởng nhanh nhất trong các kênh đầu tư vốn này (tăng hơn 13% trong năm 2011 và năm 2012). Điều này cho thấy VIB chú trọng hơn vào các kênh đầu tư an toàn trong thời điểm nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn như hiện nay. Việc làm này sẽ giúp VIB quản lý tốt hơn rủi ro thanh khoản của mình.
2.1.3.3 Kết quả kinh doanh
Bảng 3: Tình hình kết quả kinh doanh của VIB:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 11/10 So sánh 12/11 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận sau thuế. 791 639 542 -152 -19,22 -97 -15,18 Tổng tài sản 93.827 96.950 99.927 3.123 3,33 2.977 3,07 Vốn chủ sở hữu 6.593 8.160 9.392 1.567 23,77 1.232 15,10
Nguồn:Báo cáo tài chính của VIB các năm
Kết quả kinh doanh của VIB trong những năm qua đã đạt được những thành tích nhưng chưa đạt được như kì vọng của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị. Cụ thể:
+Về tổng tài sản, tính đến cuối năm 2012 tổng tài sản của VIB ước đạt gần 100 nghìn tỷ đồng. So với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác thì đây là một con số khá ấn tượng. Tuy nhiên về tốc độ tăng của tổng tài sản thì lại ở mức thấp, chỉ là 3% năm 2012.
+Về quy mô vốn chủ sở hữu, vốn chủ sở hữu của VIB tính đến hết năm 2012 là hơn tỷ đồng. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu giảm dần. Năm 2012 chỉ tăng 15.1%
thấp hơn khá nhiều so với mức tăng năm 2011.
+Lợi nhận sau thuế các năm dương nhưng lại tăng trưởng âm. Lợi nhuận sau thuế của VIB giảm dần. Mức giảm của các năm 2011 và 2012 lần lượt là 19% và 15%. Điều này phản ảnh khó khăn chung mà hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang phải đối mặt.
Tình hình kinh doanh không được như kì vọng nêu trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ quan và khách quan như tình hình kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tình hình tài chính eo hẹp của đa số khách hàng, chính sách tiền tệ thắt chặt cộng với việc các chỉ tiêu kinh doanh chưa được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam