1.2. TƯ DUY VÀ TƯ DUY HểA HỌC[6],[8],[19],[33],[34]
1.2.2. Tư duy hóa học và sự phát triển tư duy trong hóa học (rèn luyện các thao tác tư duy trong hóa học ở trường phổ thông)
1.2.2.3. Đánh giá trình độ phát triển của tư duy học sinh
Chất lượng đào tạo được thể hiện chính qua năng lực của người được đào tạo sau khi hoàn thành những chương trình đào tạo. Năng lực này bao gồm bốn thành tố:
1. Khối lượng và trình độ kiến thức đào tạo.
2. Kỹ năng thực hành được đào tạo.
3. Năng lực nhận thức và tư duy được đào tạo.
4. Phẩm chất nhân văn được đào tạo.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, với đối tượng là HS THCS việc đánh giá quá trình học tập của HS thông qua việc đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS bao hàm:
Đánh giá trình độ phát triển năng lực nhận thức, năng lực tư duy, kỹ năng thực hành.
Cơ sở của việc đánh giá đó là đánh giá khả năng nắm vững những cơ sở khoa học một cách tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo của HS.
Đánh giá về kết quả học tập của HS, Bloom đã đưa ra thang bậc về cấp độ của quá trình nhận thức. Gồm 6 cấp độ nhận thức (đi từ mức thấp đến mức cao): biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, cụ thể hóa bằng sơ đồ hình tháp sau:
Đối với thực tế giáo dục Việt Nam, chúng ta chủ yếu chỉ xét 4 cấp độ: Biết, hiểu, vận dụng (kỹ năng), vận dụng sáng tạo (biến hóa).
Căn cứ vào chất lượng của quá trình lĩnh hội và kết quả của nó, có bốn trình độ nắm vững kiến thức, khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo. (Tiêu chí để đánh giá khả năng nắm vững vấn đề là: Hiểu, biết, vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Trình độ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo của HS được phân thành bốn bậc như sau:
Bậc 1. Trình độ biết: Nhận biết, xác định, phân biệt và nhận ra kiến thức tìm hiểu (ghi nhớ các sự kiện).
Biết Hiểu Áp dông Ph©n tÝch Tổng hợp
Đánh giá
Bậc 2. Trình độ hiểu: Tái hiện thông báo về đối tượng theo trí nhớ hay ý nghĩa (tái hiện kiến thức) hoặc có khả năng diễn giải, mô tả tóm tắt kiến thức thu nhận được.
Bậc 3. Trình độ vận dụng (trình độ lĩnh hội vận dụng): Vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống quen thuộc (kiến thức kỹ năng). Nếu thành thạo tự động hóa gọi là kiến thức kỹ xảo.
Bậc 4. Trình độ sáng (trình độ lĩnh hội vận dụng sáng tạo):
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn bằng cách chuyển tải chúng vào những đối tượng và tình huống quen biết nhưng đã bị biến đổi hoặc chưa quen biết.
Đánh giá mức độ của quá trình nhận thức chúng ta nhận thấy ở bậc 1 và bậc 2 thì quá trình tư duy ở đây đạt ở mức độ thấp (năng lực tư duy cụ thể): HS chỉ cần nhận biết, xác định kiến thức, hiểu và có thể tái hiện, mô tả các kiến thức đã thu nhận được. Về mức độ nhận thức có thể xếp bậc 1 và bậc 2 vào một dạng.
Bậc 3 HS phải vận dụng các kiến thức vào các tình huống quen thuộc. Ở bậc này HS phải sử dụng phương pháp tư duy logic: Suy luận có căn cứ dựa trên sự phân tích, so sánh để áp dụng các kiến thức vào các tình huống cụ thể.
Bậc 4 là bậc cao nhất của quá trình lĩnh hội nhận thức kiến thức. Về mặt năng lực tư duy HS phải sử dụng phương pháp tư duy trừu tượng. Trình độ lĩnh hội vận dụng sáng tạo này thường đặc trưng cho HS có khả năng vận dụng một cách linh hoạt, vận dụng kiến thức xử lý các tình huống chưa quen biết, chưa gặp.
Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá chất lượng học tập của HS, đánh giá trình độ phát triển tư duy của HS trong dạy học, người GV nói chung và GV hóa học nói riêng cần phải chú ý tới việc phát triển tư duy cho HS.
Trong các hình thức dạy học thì dạy học trên lớp là hình thức cơ bản nhất ở trường phổ thông. Người giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các kiểu bài lên lớp, cũng như để đánh giá kiến thức của bài học nói chung cũng như đối với từng loại bài học nói riêng - Bài học nghiên cứu tài liệu mới - Bài thực hành để minh chứng kiến thức - Bài hoàn thiện kiến thức, kỹ năng - Bài kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng.
Dựa trên cơ sở của việc phân loại, sắp xếp các câu hỏi và bài tập theo các bậc của quá trình lĩnh hội kiến thức, kĩ năng và trình độ tư duy, căn cứ theo cấu trúc
chương trình sách giáo khoa, chúng ta có thể sắp xếp hệ thống câu hỏi và bài tập theo 4 dạng (kiểu):
Kiểu 1. Trình độ tìm hiểu.
Kiểu 2. Trình độ tái hiện
Kiểu 3. Trình độ kỹ năng (lĩnh hội vận dụng)
Kiểu 4. Trình độ biến hoá (lĩnh hội vận dụng sáng tạo) Về năng lực tư duy có thể chia thành 4 cấp độ:
* Tư duy cụ thể (1): Chỉ có thể suy luận trên cơ sở những thông tin cụ thể này đến thông tin cụ thể khác.
* Tư duy logic (2): Suy luận theo chuỗi có tuần tự, có khoa học và phê phán, nhận xét.
* Tư duy hệ thống (3): Suy luận, tiếp cận một cách hệ thống các thông tin hoặc các vấn đề, nhờ đó cách nhìn bao quát hơn.
* Tư duy trừu tượng (4): Suy luận các vấn đề một cách sáng tạo và ngoài các khuôn khổ đã định sẵn.
Tương ứng có bốn trình độ thao tác (bốn trình độ kĩ năng):
1. Bắt chước theo mẫu: Làm theo đúng mẫu cho trước (quan sát, làm thử, làm đi làm lại).
2. Phát huy sáng kiến: Làm đúng theo mẫu hoặc chỉ dẫn có phát huy sáng kiến, hợp lý hóa thao tác.
3. Đổi mới: Không bị lệ thuộc vào mẫu. Có sự đổi mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
4. Tích hợp hay sáng tạo: Sáng tạo ra quy trình hoàn toàn mới.
Ở mỗi trình độ thao tác trên lại có thể phân làm ba mức:
1. Làm thử theo mẫu.
2. Làm đúng và xuất hiện sự khéo léo thành thạo.
3. Tự động hoá.
Như vậy trong quá trình giảng dạy hoá học, giáo viên muốn rèn luyện, phát triển tư duy của HS cần phải có các biện pháp giảng dạy hợp lý để HS thực sự nắm vững hiểu biết một cách tự giác tích cực, tự lực giành được những hiểu biết đó.
Để giúp HS lĩnh hội kiến thức, kĩ năng về môn hóa học được tốt, người giáo viên không thể không sử dụng các câu hỏi và bài tập để hình thành, khắc sâu, vận dụng, nắm vững kiến thức, kĩ năng qua đó rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy cho HS.
1.3. BÀI TẬP HểA HỌC VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẬN