Bài 35: Tính khối lượng nguyên tố oxi và lưu huỳnh có trong 6,4 gam khí sunfurơ (SO 2 )
3.8. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng học tập của HS các nhóm thực nghiệm cao hơn HS ở các nhóm đối chứng, thể hiện :
- Tỉ lệ % HS yếu kém và trung bình của các nhóm thực nghiệm luôn thấp hơn các nhóm đối chứng.
- Tỉ lệ HS đạt khá, giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở các lớp đối chứng.
- Đồ thị đường lũy tích của các nhóm thực nghiệm luôn nằm về bên phải và phía dưới đồ thị các đường lũy tích của các nhóm đối chứng.
- Điểm trung bình cộng của các nhóm thực nghiệm bao giờ cũng cao hơn các nhóm đối chứng: XTN >XDC
- Hệ số biến thiên V của các nhóm thực nghiệm bao giờ cũng nhỏ hơn các nhóm đối chứng, chứng tỏ mức độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của các nhóm thực nghiệm nhỏ hơn, nghĩa là chất lượng của các nhóm thực nghiệm đồng đều hơn so với các nhóm đối chứng.
- Trong luận văn đã sử dụng phép thử t để kiểm nghiệm cho thấy tTN >tLT, chứng tỏ sự khác nhau giữa XTN và XDC do tác động của phương án thực nghiệm là có ý nghĩa so với mức độ ý nghĩa 0,05.
Nhận xét:
Sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm và xử lí các số liệu thu thập được, cho phép chúng tôi rút ra một số nhận xét sau :
1. HS ở các nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức hơn, biểu hiện ở khả năng tái hiện và vận dụng kiến thức tốt hơn.
2. Tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi ở các nhóm thực nghiệm cao hơn ở các nhóm đối chứng, còn tỉ lệ HS trung bình và yếu kém thì thấp hơn.
3. Đồ thị đường lũy tích của các nhóm thực nghiệm luôn nằm bên phải, phía dưới đồ thị đường lũy tích của các nhóm đối chứng, chứng tỏ kết quả học tập của các nhóm thực nghiệm tốt hơn nhóm đối chứng. Mặt khác, hệ số biến thiên V của các nhóm thực nghiệm nhỏ hơn các nhóm đối chứng, chứng tỏ độ phân tán quanh giá trị trung bình cộng của nhóm thực nghiệm nhỏ hơn, tức là chất lượng nhóm thực nghiệm đồng đều hơn, ổn định hơn nhóm đối chứng.
Như vậy, có thể kết luận chắc chắn rằng : việc sử dụng hợp lý các bài tập hóa học trong quá trình dạy học đã mang lại hiệu quả cao; HS thu nhận kiến thức
chắc chắn, bền vững hơn; phát triển khả năng vận dụng sáng tạo, độc lập, phát triển được năng lực nhận thức và tư duy của HS.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày mục đích, nội dung, phương pháp và kết quả thực nghiệm sư phạm mà chúng tôi đã tiến hành.
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ở hai trường THCS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh với 4 lớp 9 trong một năm học.
Đã tiến hành kiểm tra 3 bài và xử lý kết quả thực nghiệm bằng phương pháp thống kê toán học. Qua đó chúng tôi rút ra một số kết luận sau :
- Học sinh các lớp thực nghiệm nắm vững bài hơn, chất lượng học tập tốt hơn HS các lớp đối chứng thông qua kết quả các bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn, có độ ổn định và tập trung cao hơn.
- Học sinh các lớp thực nghiệm rất tích cực, chủ động tham gia trả lời câu hỏi và làm bài tập. điều đó cho thấy được là các em HS có hứng thú học tập, có tinh thần xây dựng bài.
- Ngoài chức năng chính của BTHH là giúp HS rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức được sử dụng chủ yếu trong khâu ôn tập, luyện tập thì bài tập hóa học còn được dùng trong việc hình thành khái niệm mới, giúp HS tìm tòi, thu nhận kiến thức mới trong một số nội dung của bài học. Với cách sử dụng này làm tăng thêm vai trò và ý nghĩa của BTHH trong dạy học nhất là trong việc đổi mới PPDH hiện nay.
Như vậy có thể khẳng định rằng việc sử dụng hợp lí các BTHH trong quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của HS mang lại hiệu quả cao, góp phần đem đến kiến thức chắc chắn và bền vững cho HS, đồng thời phát triển năng lực nhận thức tư duy tích cực, năng lực hành động cho HS.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết quả cụ thể: Qua quá trình tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu để xây dựng