2.1. NỘI DUNG CẤU TRÚC PHẦN HểA Vễ CƠ (HểA HỌC LỚP 9 THCS) [40],[41],[42]
2.1.1. Mục tiêu dạy học chương trình phần hóa vô cơ hóa học 9 Phần vô cơ hóa học 9 bao gồm các chương
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ.
Chương 2: Kim loại.
Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
2.1.1.1. Về kiến thức
Với chương 1: Các loại hợp chất vô cơ.
1. Kiến thức:
* HS biết được: hợp chất vô cơ được phân thành 4 loại chính là oxit, axit, bazơ và muối.
- Đối với mỗi loại hợp chất vô cơ, HS biết được những TCHH chung của mỗi loại, viết được các PTHH tương ứng.
- Đối với các hợp chất cụ thể, quan trọng của mỗi loại, HS biết chứng minh những tính chất hóa học tiêu biểu cho mỗi loại hợp chất. Ngoài ra còn biết được những tính chất hóa học đặc trưng của chất đó, cũng như những ứng dụng của chất và phương pháp điều chế chất.
*HS hiểu được:
- Những thí nghiệm do HS thực hiện trong các bài học về tính chất chung của mỗi loại hợp chất vô cơ là những thí nghiệm mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
- Những thí nghiệm do HS thực hiện trong bài học về các chất cụ thể, quan trọng thì mang tính chất chứng minh. Riêng những thí nghiệm về tính chất hóa học đặc trưng của chất vẫn mang tính chất nghiên cứu, khám phá.
Chương 2: Kim loại
* HS biết được:
- Những tính chất vật lí chung của kim loại, biết một số ứng dụng có liên quan đến những tính chất đó.
- Tính chất hoá học của kim loại nói chung, tính chất của nhôm, sắt nói riêng.
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại cho biết các kim loại hoạt động mạnh yếu khác nhau và được sắp xếp thành dãy theo chiều hoạt động hoá học giảm dần; ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
* HS hiểu được:
- Thế nào là gang, thép và quy trình sản xuất gang, thép.
- Thế nào là sự ăn mòn kim loại, các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
* Kiến thức:
- Tính chất vật lí của phi kim
- Tính chất của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hidro và với oxi.
- Sơ lược về mức độc hóa học mạnh, yếu của một số phi kim.
2.1.1.2. Về kỹ năng
Với chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
* HS thực hiện được:
- HS biết tiến hành một số thí nghiệm hóa học đơn giản, an toàn và tiết kiệm.
- Biết quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm, biết phân tích, giải thích, kết luận về đối tượng nghiên cứu.
- Biết tiến hành những thí nghiệm để chứng minh cho một tính chất hóa học nào đó.
* HS thực hiện thành thạo: Vận dụng được những kiến thứuc, kĩ năng đã biết, đã hiểu của mình để giải thích một hiện tượng nào đó, một việc làm nào đó trong đời sống và sản xuất.
Với chương 2: Kim loại
* HS thực hiện được:
- Biết thực hiện những thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại.
- Viết được các PTHH chính xảy ra trong quá trình sản xuất gang, thép.
- Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
- Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại.
* HS thực hiện thành thạo:
- Viết được các phương trình hoá học minh họa cho các tính chất hoá học của kim loại.
- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại nhôm, sắt, trong đời sống và sản xuất.
- Biết sử dụng các kiến thức thực tế về gang, thép… để rút ra ứng dụng của gang, thép.
Với chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
* HS thực hiện được:
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích tính chất của các chất.
- Biết phán đoán và so sánh để tìm hiểu tính chất của các chất.
- Lập phương trình hóa học.
- Giải bài tập định tính, định lượng có liên quan đến kiến thức của chương.
* HS thực hiện thành thạo:
- Làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của phi kim.
- Viết một số phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa của phi kim.
- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hóa học.
2.1.1.3. Giáo dục tình cảm, thái độ
* Thói quen: Giáo dục HS tính cẩn thận khi làm thí nghiệm.
* Tính cách: Giáo dục HS lòng yêu thích bộ môn và có niềm tin vào khoa học.
- Thông qua về nội dung TCHH và ứng dụng của các chất đã học, giáo dục cho HS lòng say mê học tập, yêu khoa học, ý thức vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật.
- Có ý thức vận dụng các biện pháp bảo vệ kim loại trong đời sống, trong lao động của cá nhân và cộng đồng xã hội.
- Biết yêu quí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức hoá học để khai thác, gìn giữ và bảo vệ môi trường.