7. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.4. Hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học a. Hoạt động dạy học
- Hoạt động dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh do giáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành cơ sở của thế giới quan khoa học
- Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của học sinh giúp cho học sinh nắm được kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ. Hoạt động dạy có chức năng kép là truyền đạt và điều khiển. Nội dung dạy học theo chương trình qui định, bằng phương pháp nhà trường.
- Hoạt động học là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh các khái niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lí mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy, nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học.
Hoạt động dạy và hoạt động học gắn liền với hoạt động của con người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện ở mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: mục tiêu, nội dung, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.
b. Quản lí hoạt động dạy học
Quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường là quản lí toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của thầy, việc học tập rèn luyện của trò theo chương trình giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu và đường lối giáo dục của Đảng, trong đó, quản lý việc giảng dạy, giáo dục của thầy là tối quan trọng.
Quản lí hoạt động dạy học là quản lí một quá trình xã hội, một quá trình sư phạm đặc thù, nó tồn tại như một hệ thống, bao gồm nhiều thành tố cấu trúc như: mục đích và nhiệm vụ dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, thầy với hoạt động dạy, trò với hoạt động học, kết quả dạy học.
1.2.5. Chất lượng và chất lượng dạy học a. Chất lượng:
Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật chỉ rừ nú là cỏi gỡ, tớnh ổn định tương đối của sự vật phõn biệt nú với các sự vật khác.
Theo tác giả Lê Đức Phúc: “Chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản khẳng định sự tồn tại của một sự vật và phân biệt nó với những sự vật khác”. [22,tr.25].
b. Chất lượng dạy học
Theo tác giả Nguyễn Gia Cốc: “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện và vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của dạy học [8,10]
Chất lượng dạy học ở trường phổ thông được đánh giá chủ yếu dựa trên kết quả về xếp loại văn hoá và đạo đức của học sinh.
1.3. Các nội dung quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT 1.3.1. Quản lí hoạt động dạy của GV
Quản lý hoạt động dạy của GV thực chất là QL việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ GV và của từng GV. GV phổ thông, ngoài nhiệm vụ thực hiện công tác giảng dạy theo phân công, còn có nhiệm vụ thực hiện công tác giáo dục HS (dạy chữ kết hợp, dạy người). Ngoài ra GV còn có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về mọi mặt nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giảng dạy - giáo dục của mình. Trong QL hoạt động dạy học, GV vừa là khách thể QL nhưng cũng vừa là chủ thể QL của quá trình đó, gồm các nội dung:
a. Quản lí việc xây dựng kế hoạch dạy học
Trên cơ sở phân công chuyên môn, ban giám hiệu yêu cầu từng GV xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn một cách chi tiết bao gồm: kế hoạch thực hiện của từng tháng, từng học kì và cả năm học; kế hoạch thực hiện chất lượng giảng dạy; kế hoạch hướng dẫn bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, tham gia thi GV giỏi các cấp, đăng kí các danh hiệu thi đua theo học kì, năm học…Căn cứ vào kế hoạch đã đăng kí của từng GV để đôn đốc,
động viên, tạo điều kiện cho GV hoàn thành nhiệm vụ và đạt được kết quả.
Cuối mỗi kì có tổng kết, đánh giá xếp loại GV theo các tiêu chí qui định, coi việc GV thực hiện tốt kế hoạch dạy học là quan trọng nhất đảm bảo chất lượng công tác
b. Quản lí việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học
Ban giám hiệu quản lí GV thực hiện đủ, đúng mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học và nắm toàn bộ hoạt động dạy của GV, soạn bài, lên lớp, ôn tập kiểm tra, tổ chức tốt các hình thức học tập ngoài lớp học, căn cứ vào phân phối chương trình của bộ môn; sách giáo khoa; hệ thống các văn bản pháp qui hiện hành khác...
Yêu cầu GV xây dựng chương trình dạy học môn học do mình phụ trỏch trong đú chương trỡnh dạy học phải được thể hiện rừ. Ban giỏm hiệu phõn cụng kiểm tra theo dừi nắm tỡnh hỡnh, thực hiện tiến độ chương trỡnh hàng tuần hàng tháng. Sử dụng các biểu bảng, sổ sách như: Sổ báo giảng, sổ đầu bài, sổ dự giờ... để nắm tình hình có liên quan đến việc thực hiện chương trình hàng ngày. Qua thời khoá biểu để điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học của tất cả các môn các lớp sao cho đồng đều cân đối, tránh sự so le, thiếu giờ, thiếu bài, kịp thời xử lý các sự cố hàng ngày ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình dạy học.
c. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên
Ban giám hiệu chỉ đạo sát sao việc soạn bài và chuẩn bị các thiết bị dạy học cần thiết. Yêu cầu các tổ nhóm chuyên môn nghiên cứu kỹ nội dung chương trình môn học được phân công. Trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức của từng tiết học.
Quy định cụ thể việc sử dụng SGK, sách hướng dẫn giảng dạy, sách tham khảo và các trang thiết bị hiện có.
Thường xuyên cùng với tổ trưởng chuyên môn kiểm tra bài soạn của GV để có thông tin về việc thực hiện chương trình, nội dung bài soạn có đáp ứng mức độ yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay Thông qua việc dự giờ trên lớp để đánh giá kết quả việc chuẩn bị bài giảng của giáo viên. Tổ chức rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để cải tiến việc soạn bài, sao cho bài soạn phải thể hiện được là bản thiết kế chi tiết, tỉ mỉ về tiết dạy trên lớp, giúp HS phát huy được sự sáng tạo trong học tập, nắm vững kiến thức bài học.
d. Quản lý nền nếp và quản lý giờ lên lớp của giáo viên
Quản lý việc chấp hành các qui định (điều lệ, nội qui,...) về hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS, đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành có nền nếp, ổn định, mang tính tự giác, có hiệu suất và chất lượng cao. Qui định các nền nếp trong dạy học cần tập trung vào thực hiện nội dung chương trình; thời khoá biểu; chuẩn bị bài soạn; chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học; lên lớp; chấm, trả bài cho HS, đánh giá xếp loại HS, tham gia các sinh hoạt chuyên môn của nhóm, tổ,…cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, tự học, tự bồi dưỡng,…Giờ lên lớp của GV giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. GV cần phải linh hoạt giải quyết các tình huống xảy ra, sao cho hoàn tất các công việc đã được chuẩn bị.
Chỉ đạo cho cán bộ phụ trách chuyên môn xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lý giữa các buổi học trong tuần, giữa các môn tự nhiên và các môn xã hội. Trong công tác chuyên môn, thời khoá biểu có vai trò xây dựng, duy trì nề nếp dạy học, điều khiển hoạt động dạy học trong ngày, trong tuần, tạo nên bầu không khí sư phạm vừa trang nghiêm vừa sôi động của trường.
Phổ biến nội dung cơ bản tiêu chuẩn giờ lên lớp để mọi GV đều nắm được, đó là: hướng dẫn học sinh tư duy, tìm đến kiến thức mới, từ đó nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết, biết
vận dụng sáng tạo. Thông qua bài giảng GV giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, phát triển các năng lực cần thiết cho HS.
e. Quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
Quản lí GV đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của HS, GV đầu tư vào công tác giảng dạy, đảm bảo chất lượng giờ lên lớp, là người tổ chức, điều hành hoạt động của HS. Ban giám hiệu xây dựng các qui định đối với GV thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, có dự giờ rút kinh nghiệm; tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ trên, giúp GV xây dựng được phương pháp dạy học mới, tiên tiến.
Đây là phương pháp được coi là trọng tâm, là nội dung cơ bản, đòi hỏi suốt quá trình hoạt động của người thầy phải phấn đấu để thực hiện.
g. Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV
Hồ sơ, sổ sách của GV có thể nói là giáo cụ trực quan phản ánh một cách khách quan kết quả chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp của họ. Thông qua quản lý hồ sơ, Hiệu trưởng nắm chắc hơn các hoạt động chuyên môn của GV và việc thực hiện các quy chế, nề nếp chuyên môn của GV theo các yêu cầu đã đề ra. Hồ sơ cần có: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, sổ bài soạn, sổ ghi điểm, sổ báo giảng, sổ dự giờ, sổ sáng kiến kinh nghiệm, sổ tự bồi dưỡng chuyên môn, sổ chủ nhiệm...
Để quản lý tốt hồ sơ của GV, Hiệu trưởng cần quy định nội dung và thống nhất các loại mẫu, cách ghi chép từng loại hồ sơ, có kế hoạch kiểm tra đánh giá chất lượng hồ sơ theo từng tổ chuyên môn.
h. Quản lý công tác sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ
Quản lý công tác sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý chuyên môn trong các nhà trường.
Đội ngũ cán bộ QL, GV và nhân viên là lực lượng cốt cán biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục. Ban giám hiệu cần
chú ý tới năng lực GV và chuyên môn, nghiệp vụ của họ mà có kế hoạch phân công giảng dạy, chủ nhiệm lớp,…cho phù hợp
Lập kế hoạch, dành thời gian, kinh phí nhất định trong năm học cũng như cần có kế hoạch chiến lược lâu dài trong công tác sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ như cử đầy đủ, đúng đối tượng GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề thường xuyên do ngành giáo dục tổ chức. Đảm bảo 100% số GV của nhà trường được bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ. Có kế hoạch, động viên GV đi đào tạo để đạt chuẩn và trên chuẩn.
Thường xuyên kiểm tra trình độ chuyên môn của GV, phát hiện những giáo viên có khả năng để bồi dưỡng thành những GV nòng cốt trong các tổ, qua đó biết được mặt mạnh của GV để phát huy, mặt hạn chế để có biện pháp khắc phục. Đối với những GV còn hạn chế trong giảng dạy, Hiệu trưởng cần phân công GV có chuyên môn vững trực tiếp giúp đỡ, tạo thời gian và tài liệu để họ tự học, tự bồi dưỡng.
i. Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Ban giám hiệu quản lí GV thực hiện đúng chế độ kiểm tra, chế độ cho điểm theo quy định; chấm bài và trả bài đúng thời hạn, có nhận xét chung và lời phê cụ thể cho từng bài để HS rút kinh nghiệm; vận dụng đúng tiêu chuẩn cho điểm; báo cáo tình hình kiểm tra theo quy định của nhà trường và lưu trữ kết quả kiểm tra trong sổ điểm để sử dụng trong việc tổng kết, phân loại, đánh giá HS cuối mỗi học kỳ và cuối năm
Hiệu trưởng phân công cho phó hiệu trưởng, thư ký hội đồng, tổ trưởng chuyờn mụn theo dừi và tổng hợp tỡnh hỡnh hàng tuần, hàng thỏng. Hiệu trưởng cũng cần lập ra những mẫu báo cáo thống kê thu thập chính xác số liệu về tình hình thực hiện của GV, đồng thời tự mình xem xét các sổ sách (sổ ghi điểm, sổ đầu bài và một số bài kiểm tra của HS) để nắm tình hình cụ thể. Từ những số liệu và kết quả thu được Hiệu trưởng cần phân tích tình hình GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS để có sự điều chỉnh uốn nắn kịp thời.
1.3.2. Quản lí hoạt động học của HS
QL hoạt động học của HS là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của HS.Trong cùng một lớp, mỗi HS có những năng lực, phẩm chất, hoàn cảnh cũng như mức độ nhận thức khác nhau. Điều đó làm cho trình độ học tập của từng HS cũng khác nhau và đòi hỏi GV phải có những biện pháp giáo dục khác nhau để đạt hiệu quả cao.
a. Giáo dục động cơ, thái độ học tập của HS
Ban giám hiệu căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, cùng với tất cả GV bộ môn, GV chủ nhiệm giáo dục tinh thần, thái độ, động cơ học tập cho HS từ các giờ học trên lớp đến các hoạt động giáo dục khác trong trường và phải được cụ thể hoá trong nội quy học tập, nội dung thi đua để HS rèn luyện thường xuyên thành những thói quen tự giác. Quy định về tinh thần, thái độ học tập (Chăm chỉ, chuyên cần, học bài, làm bài đầy đủ); tham gia các hoạt động khác: học chính trị đầu năm; thông qua các giờ học trên lớp; qua giờ sinh hoạt lớp,…
b. Giáo dục học sinh phương pháp học tập, tự học
Ngoài thời khoá biểu qui định, ban giám hiệu chỉ đạo đội ngũ GV rèn cho HS ý thức tự học, tự rèn luyện, cần hướng dẫn từng phương pháp để HS có thể tự chủ, tự động, tự quản đối với việc học tập
Xây dựng cho HS ý thức tự học, tự rèn luyện để vươn lên đạt kết quả cao, phong cách tự học: học đúng giờ, có kế hoạch, có phương pháp học tập, cú kết quả cụ thể. Yờu cầu GV thường xuyờn theo dừi, kốm cặp HS , thụng qua việc tự học của HS để GV thấy rừ hơn việc giảng dạy trờn lớp.
QL việc lập kế hoạch tự học của HS thông qua GV bộ môn và GVCN, cú sự hướng dẫn theo dừi của GV, từng bước hỡnh thành cỏc kĩ năng tự học cho HS: tự đọc và tóm tắt các tài liệu, sách tham khảo; trao đổi thông tin giữa các nhóm HS làm bài tập về nhà,...Qua đó rút kinh nghiệm tự học, đặc biệt về phương pháp tự học với các gương điển hình về tự học.
c. Quản lí HS thực hiện nền nếp và các hoạt động học tập
Xây dựng các nền nếp trong học tập cho HS, tập trung vào rèn nền nếp lên lớp đúng giờ, đều đặn, nắm vững bài và làm đủ các bài tập qui định, hăng hái, tích cực các hoạt động học tập của tổ, của nhóm, tham gia đầy đủ các công tác ở lớp, ở trường, hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng bài,…Yêu cầu từng tổ, từng lớp kiểm tra các thành viên trong tổ, trong lớp, đánh giá mức độ thực hiện, những tồn tại yếu kém cần phấn đấu khắc phục.
d. Phối hợp với các lực lượng: công đoàn, đoàn thanh niên, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, gia đình, xã hội
Ban giám hiệu cần phối hợp chặt chẽ các lực lượng trên trong mọi mặt của công tác quản lí, giáo dục toàn diện HS. Thông qua các hoạt động của đoàn thanh niên nhà trường, giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, giáo dục truyền thống hiếu học, xác định đúng động cơ, thái độ học tập, phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo, tự quản trong các hoạt động của nhà trường.
Kết hợp với GV chủ nhiệm, GV bộ môn giúp HS tự giác học tập và rèn luyện, giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ trong học tập, từng bước đạt được chuẩn đào tạo.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với hội phụ huynh HS để quản lí HS về nền nếp tự học, sinh hoạt và rèn luyện, thông qua mối quan hệ này, nhà trường có biện pháp giáo dục cho việc học và tu dưỡng của HS, đồng thời giúp phụ huynh HS có hiểu biết, kinh nghiệm tốt hơn trong quản lí giáo dục HS
e. Quản lí việc phân tích, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS Tổ chức các kỳ thi nhằm đánh giá chính xác kết quả học tập của HS để có kế hoạch phụ đạo cho HS yếu kém, phát hiện và bồi dưỡng những HS có khả năng. Từ đó giúp GV điều chỉnh hoạt động dạy của mình và kích thích tính tự giác học tập của HS.
Theo dừi, tỡm hiểu để nắm được những biểu hiện tớch cực và tiờu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như những biến đổi