7. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Các yếu tố tạo nên chất lượng dạy học
Trong hoạt động dạy học có rất nhiều yếu tố tác động để tạo nên chất lượng, mỗi yếu tố có những chức năng riêng biệt nhưng đều liên quan đến nhau và được đưa vào nội dung dạy học trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mục đích, nhiệm vụ và nội dung dạy học. Cần nâng cao chất lượng của từng thành tố mới đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học
- Hoạt động dạy và hoạt động học: Hoạt động dạy và học là hoạt động cộng đồng - hợp tác giữa các chủ thể trong quá trình dạy học. Sự cộng tác của các chủ thể này là: thầy với trò, trò với trò trong nhóm, thầy với nhóm trò…
Sự tương tác cộng đồng - hợp tác giữa dạy và học sẽ là yếu tố duy trì và phát triển chất lượng dạy học, trong đó GV giữ vai trò chủ đạo, còn người học được đặt ở vị trí trung tâm (vai trò tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của HS).
- Mục đích, nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học
Để góp phần thực hiện nội dung giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, nội dung dạy học phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ dạy học. Nội dung dạy học được phản ánh trong kế hoạch, chương trình, sách giáo khoa và các tư liệu dạy học có liên quan. Chương trình, kế hoạch
dạy học là văn bản do nhà nước ban hành, trong đó qui định một cách cụ thể: mục tiêu môn học, phạm vi và hệ thống nội dung môn học; qua các chuyên đề, trình tự giảng dạy, học tập các môn học.
Mục đích qui định nội dung, nội dung qui định phương pháp, 3 thành tố này quan hệ biện chứng với nhau: M → N → P. Mục đích và nhiệm vụ dạy học là nhân tố giữ vị trí hàng đầu trong hoạt động dạy học, nó có chức năng định hướng cho sự vận động và phát triển của từng nhân tố nói riêng, nội dung dạy học bị chi phối bởi mục đích, nhiệm vụ dạy học, đồng thời lại qui định việc lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học.
- Đội ngũ GV: Để nâng cao chất lượng dạy học nhà trường phải xây dựng được đội ngũ GV có tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm với công việc, biết hi sinh vì lợi ích của học sinh. GV có trình độ chuyên môn giỏi kết hợp với nghiệp vụ sư phạm tốt, tổ chức dạy học gợi ra vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề, là người cố vấn cho tất cả mọi hoạt động nối tiếp của HS trong quá trình học tập. Là đội ngũ quyết định chất lượng học tập của HS, có tác động, ảnh hưởng lớn đến chất lượng dạy học
- Cơ sở vật chất thiết bị dạy học: Là yếu tố quan trọng cho việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho khả năng vận dụng và liên hệ thực tế của HS, giúp HS hình thành các kĩ năng, kĩ xảo trong việc học tập, giúp GV thực hiện đổi mới phương pháp, đưa việc dạy và học đến một tầm chất lượng mới. Là bộ phận cấu thành của quá trình sư phạm ở nhà trường mà vị trí của nó trong chuỗi các yếu tố là: Mục tiêu đào tạo - nội dung chương trình - phương pháp
- Nguồn tài chính và môi trường sư phạm: Để hoạt động dạy học có chất lượng đòi hỏi giáo viên phải tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực tạo mọi cơ hội cho học sinh phát huy vai trò của mình trong chiếm lĩnh tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực tư duy. Xây dựng
môi trường sư phạm là một trong những mục tiêu quản lí trường học, thực hiện cơ chế phối hợp trong và ngoài nhà trường trong quản lí lao động của các thành viên trong tập thể
Sử dụng nguồn tài chính hợp lí đảm bảo cho nhà trường có những điều kiện vật chất cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục theo kế hoạch, tạo mọi điều kiện để động viên tinh thần yêu ngành, yêu nghề, nhằm không ngừng cải thiện điều kiện giảng dạy, học tập, sinh hoạt của thầy và trò trong nhà trường.
- Chất lượng đầu vào: Là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng dạy học, do vậy nhà trường cần chỉ đạo chặt chẽ công tác tuyển sinh, từng bước nâng cao dần chất lượng đầu vào cho nhà trường sao cho tuyển chọn được HS vào trường vừa phải đảm bảo yêu cầu đào tạo, vừa phải đảm bảo chất lượng văn hoá của những HS được chọn.
- Phương pháp giảng dạy và học tập: Để dạy cho học sinh cách học có chất lượng và hiệu quả đòi hỏi GV phải đổi mới phương pháp và cách thức giáo dục. Phương pháp giảng dạy và học tập phải phù hợp với đối tượng HS, tạo cho HS suy nghĩ, tìm tòi, kết hợp học tập cá nhân với trao đổi nhóm, giải quyết các tình huống do thầy hoặc trò nêu lên, giúp HS nắm vững kiến thức, thái độ, nhằm mục đích là dạy cho HS cách học, cách tư duy sáng tạo, hình thành năng lực đặt vấn đề, phát triển vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Qui mô phát triển HS: Có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục HS. Nhà trường cần lập kế hoạch phát triển qui mô về số lớp, số HS hàng năm theo chỉ tiêu của ngành. Tuyển sinh đúng đối tượng và đủ về số lượng, đảm bảo sĩ số cho đến hết bậc học, hết khoá học, chuyển học sinh đào tạo tiếp ở các trường, lớp khác, cho HS ra trường phục vụ theo yêu cầu…
- Cơ chế tổ chức quản lí: Cơ chế quản lí lãnh đạo chính thống và chủ yếu mà người hiệu trưởng cần nắm chắc và khai thác mọi tiềm năng của các
tổ chức: Đảng cộng sản, chính quyền, đoàn thể, ba loại hình này có tư cách pháp nhân song song cùng tồn tại và cùng phối hợp với nhau theo cơ chế:
Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lí, đoàn thể đại diện cho tinh thần làm chủ của tập thể.
Xây dựng một cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc quản lí, chỉ đạo, thể chế hoá toàn diện và đồng bộ, quan tâm đến các nội dung trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường như: Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo, tổ chức bộ máy nhà trường, cơ sở vật chất bảo đảm cho hoạt động dạy học.
- Cộng đồng phối hợp: Là yếu tố quan trọng của nội dung xã hội hoá giáo dục, nhà trường phối hợp với cộng đồng trong công tác giáo dục HS để xây dựng môi trường giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.
Huy động mọi lực lượng của cộng đồng chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh
Để đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, cán bộ quản lí phải triển khai các đồng bộ các yếu tố trên cho phù hợp với điều kiện học tập cụ thể, với đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi của người học,… Thực hiện tốt sẽ góp phần đưa nhà trường phổ thông ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của xã hội trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PTDTNT TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát về đặc điểm nhà trường
2.1.1. Sơ lược đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh và những tác động của nó tới chất lượng dạy học của nhà trường
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Nam và phía Đông giáp thủ đô Hà Nội. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,0 km2 với 9 đơn vị hành chính trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Quá trình CNH, HĐH đã tạo cho Vĩnh Phúc những địa thế mới về vị trí địa lý: tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp rất nhanh và trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc. Là tỉnh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và miền núi.
Vùng núi có diện tích tự nhiên hơn 65.300 ha (chiếm 51% tổng diện tích của tỉnh), bao gồm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch (17 xã), huyện Sông Lô (17 xã), huyện Tam Đảo (9 xã) và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Là vùng có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở trường lớp và việc đi lại đến trường của học sinh
Vùng trung du chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có diện tích tư nhiên khoảng 24.900 ha (chiếm 20,2 %) tổng diện tích của tỉnh; vùng đồng bằng có diện tích 32.900 ha (chiếm 26,7% tổng diện tích của tỉnh), đây là vùng có địa hình bằng phẳng, trình độ kinh tế, xã hội khá hơn vùng miền núi, thuận tiện cho việc xây dựng cơ sở trường lớp và đi đến trường.
Với số dân khoảng 1000,8 ngàn người, phần lớn là nông thôn (chiếm 77,6%), dân số đô thị mới chiếm 22,4% tổng dân số của tỉnh, chủ yếu tập
trung ở thành phố (31,0%) và thị xã (26,8%) tổng dân số đô thị. Mật độ dân số cao (824 người/km2, đòi hỏi phải có sự tập trung với mật độ cao các trường học phổ thông các cấp.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên liên tục giảm (tính đến năm 2009 vào khoảng 1,10%), dẫn đến kết quả là làm cho số trẻ mới nhập học mẫu giáo và lớp 1 hàng năm giảm, trước hết là ở cấp tiểu học và sau đó là ở các cấp THCS và THPT.
Trên địa bàn tỉnh có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, còn lại là các dân tộc thiểu số như: Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Dao, Tày, Mường, Ngái, Lào, Hoa, Thái... chiếm 4,28% dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao nhất (3,93% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm tới dưới 0,08%
dân số. Do đó, chính sách đối với đồng bào các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo cần phải được quan tâm hơn. HS của trường là con em của các gia đình dân tộc thiểu số trong tỉnh, trình độ dân trí ở địa phương còn rất thấp, một bộ phận quan niệm không cần cho con em đi học phổ thông, ở nhà giúp cha mẹ việc gia đình, đây cũng là một khó khăn ảnh hưởng tới công tác tuyển sinh và nuôi dạy của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh kể từ năm 2000 luôn đạt được ở mức cao đã tác động đến phát triển giáo dục - đào tạo, đòi hỏi tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, thu hút thêm lao động và tăng năng suất lao động. Để thực hiện những công việc này, phải tăng cường, mở rộng đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.
Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2006 đến năm 2010 là 25,40%. GDP tính theo bình quân đầu người: 10 triệu đồng, cao hơn mức trung bình cả nước tại thời điểm này là 1,65 lần. Xuất khẩu tăng bình quân 19 - 20%/năm trong suốt cả thời kỳ 2001 - 2010, tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là trung tâm khoa học - công nghệ và đào tạo trình độ cao của cả nước. Đổi
mới công nghệ, đi đầu trong tiến trình hiện đại hoá (tốc độ đổi mới công nghiệp tiên tiến đạt khoảng 20 – 25%), đồng thời tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50 - 55% lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 3 trường phổ thông dân tộc nội trú: 1 trường PTDTNT tỉnh, 1 trường THCS DTNT ở huyện Lập Thạch, 1 trường THCS DTNT ở huyện Tam Đảo. Ba trường nằm ở 3 khu vực khác nhau, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo sự liên thông trong mạng lưới các trường tạo thuận lợi cho việc học tập của HS.
Trường PTDTNT tỉnh nằm trên địa bàn phường Đồng Tâm của thành phố Vĩnh Yên. Đây là khu vực nông nghiệp xen lẫn một số nhà máy xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cùng tư nhân. Khu vực này gồm nhiều gia đình thuộc diện thuần nông hoặc vừa làm nông nghiệp vừa buôn bán nhỏ.
Đời sống kinh tế cũng như dân trí của nhân dân không đều, đa số còn thấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy chất lượng học tập của HS sống ở khu vực này còn thấp và không đều, có nhiều HS không những không chăm học mà còn mắc phải những vi phạm kỉ luật ở địa phương, làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục và gây khó khăn cho hoạt động giáo dục của nhà trường Trong những năm gần đây nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trầm trọng, sự sụt giảm của nền kinh tế thế giới đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế - xã hội cả nước và tỉnh Vĩnh Phúc gặp nhiều khó khăn, thử thách dẫn đến trường PTDTNT tỉnh Vĩnh Phúc cũng gặp phải những hạn chế, đặc biệt là trong việc triển khai nhanh tiến độ xây dựng và trang bị cơ sở vật chất phục vụ dạy và học, chất lượng nuôi dưỡng HS nội trú, đời sống của cán bộ GV. HS trong trường thuộc một số dân tộc nên nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác dạy học, nhất là với HS lớp đầu cấp, các em chuyển đến sống trong môi trường mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, lạ thầy, lạ bạn, nhớ nhà,… đó là những tác động không nhỏ tới chất lượng dạy học của nhà trường.
2.1.2. Khái quát đặc điểm nhà trường
Để tạo điều kiện tốt nhất cho một bộ phận trẻ em dân tộc được học hành nhằm tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số và miền núi, trường PTDTNT tỉnh Vĩnh Phúc ra đời và là một loại trường chuyên biệt, tiền thân là trường THPT DTNT cấp 2 - 3 Vĩnh Phúc, trường được đặt tại phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên. HS của trường được nhà nước nuôi dạy, tài trợ hoàn toàn, các em sinh hoạt, ăn ở tại trường 24/24h ngày suốt năm học, chỉ về gia đình trong dịp nghỉ hè và lễ Tết.
Học sinh đến từ các dân tộc thiểu số trong tỉnh ít có điều kiện học tập, (Dân tộc Sán Dìu, Cao Lan, Nùng, Mông), trong đó chủ yếu HS người dân tộc Sán Dìu chiếm 98%, còn lại là dân tộc Cao Lan, Nùng và Mông, tập thể nội trú là ngôi nhà chung của các em, đây là điểm khác nhau cơ bản so với tổ chức nội trú thuộc trường phổ thông bình thường. Mặc dù số lượng GV giỏi, HS giỏi của nhà trường chưa nhiều, chất lượng đầu vào của HS hàng năm chưa cao, song đội ngũ GV và HS nhà trường quyết tâm phấn đấu để đảm bảo chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đặt ra của ngành giáo dục tỉnh. Qui mô số học sinh của trường 5 năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng lớp và học sinh của trường trong 5 năm (2005 ÷ 2010) Tổng
số HS
Khối THCS Khối THPT Số lớp Số HS Số lớp Số HS
2005 - 2006 13 469 4 91 9 378
2006 - 2007 13 465 4 89 9 376
2007 - 2008 13 457 4 92 9 365
2008 - 2009 13 477 4 98 9 379
2009 - 2010 11 383 0 0 11 383
Trong các năm qua nhà trường đã thực hiện kế hoạch của tỉnh giao về chỉ tiêu số lớp và số HS. Về công tác tuyển sinh, trường thực hiện đúng hướng dẫn của UBND tỉnh và Sở giáo dục và đào tạo, tuyển sinh đúng đối tượng, đúng số lượng, đảm bảo sự phát triển kế hoạch theo định hướng của ngành.
Giáo viên nhà trường đủ tiêu chuẩn theo yêu cầu của Luật giáo dục, đảm bảo phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn, yêu ngành, yêu nghề, yêu quý HS, có uy tín với trường, với phụ huynh và HS, có ý thức về vị trí và nhiệm vụ của mình, tự giác chấp hành nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.
2.2. Thực trạng chất lượng dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở