7. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và quản lí hoạt động dạy học
Qua khảo sát về thực trạng chất lượng dạy học và QL hoạt động dạy và học ở nhà trường chúng tôi nhận thấy những mặt ưu điểm và hạn chế của nhà trường như sau :
2.3.1. Những ưu điểm:
Chất lượng dạy học được phản ánh qua kết quả rèn luyện đạo đức và kết quả xếp loại văn hoá của HS ở từng năm có tiến bộ hơn, HS dần đi vào kỉ cương nền nếp của nhà trường, thực hiện nghiêm túc nội qui đối với HS nội trú, đa số HS ngoan, phần lớn có ý thức trong rèn luyện và học tập tại trường, rất nhiều HS đã cố gắng vươn lên để đạt được kết quả
GV giảng dạy nhiệt tình, đều mong muốn giúp các em HS dân tộc nâng cao hiểu biết và học vấn, xây dựng được nền nếp làm việc nghiêm túc, 100% GV có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, đã được nhà trường tạo điều kiện cho đi tập huấn thay sách giáo khoa mới, 95% GV được tham dự các lớp sinh hoạt chính trị và bồi dưỡng nghiệp vụ hè do Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. Ban giám hiệu thường xuyên quan tâm tạo điều kiện cho GV đi học thạc sĩ, nghiên cứu sinh hàng năm
2.3.2. Những hạn chế:
Phụ huynh HS ở các trường THCS DTNT huyện hầu như ít có điều kiện quan tâm chăm lo tới việc học của con, dẫn đến chất lượng học tập của HS còn thấp, phần lớn HS thi vào THPT điểm tuyển sinh đầu vào dưới trung bình.
Số lượng giáo viên nữ trong trường đông, kinh nghiệm chưa nhiều là một trở ngại, do phụ nữ thường phải đảm nhiệm nhiều chức năng trong gia đình nên thường có tâm lí an phận, ngại phấn đấu và nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ, sức sáng tạo, nhạy bén, chí tiến thủ trong chuyên môn không cao. Giáo viên nữ, trẻ và đang trong độ tuổi sinh con nên có những hạn chế về thời gian, công việc, đặc biệt là kinh nghiệm dạy chuyên đề, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, tổ chức ôn thi đại học, cao đẳng.
QL việc đổi mới phương pháp dạy học trong GV nhằm phát huy tính tích cực của HS gặp nhiều khó khăn, GV chưa phát huy hết năng lực của mình trong vấn đề đổi mới, dễ nản trước sự thụ động, tiếp thu chậm của HS, quá trình dạy đôi khi áp đặt, bắt buộc, không khai thác thêm hoặc đặt vấn đề giúp HS tự khai thác kiến thức, dẫn đến chất lượng dạy học còn chưa đạt yêu cầu của nhà trường nội trú với đặc thù quản lí học sinh học tập cả 3 buổi trong ngày.
Vẫn còn một số GV chưa thực sự nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, còn có hiện tượng do sơ xuất nên đã phạm lỗi về chuyên môn, một số chưa thật sự nhiệt tình trong việc giúp đỡ HS. Số GV trẻ của trường kinh nghiệm và năng lực giảng dạy còn hạn chế, chưa tích cực tự bồi dưỡng để vươn lên trong chuyên môn, chưa thực sự quan tâm đến việc phụ đạo HS yếu, cấu trúc bài giảng còn mang tính rập khuôn máy móc, thiếu linh hoạt do đó số đông HS ít hứng thú với bài giảng.
Việc hướng dẫn tổ chức cho HS học tập của GV bộ môn còn bất cập, bộc lộ những mặt thiếu sót từ khâu điều tra trình độ và tìm hiểu đặc điểm tâm lí HS dân tộc cho đến việc xây dựng kế hoạch giúp HS về phương pháp học tập ở lớp, tự học buổi tối và biện pháp khắc phục HS yếu kém.
Mức độ nghiên cứu để nắm vững chương trình trước khi lên lớp của GV còn hạn chế. Vẫn còn hiện tượng GV dàn trải kiến thức trong việc xây dựng kế hoạch bộ môn của từng chương. Chất lượng soạn bài chưa cao, khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học chưa được GV quan tâm đầu tư đúng mức cho tiết dạy, nên hiện tượng dạy ”chay” khá phổ biến. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tích cực của HS còn chậm
Giờ lên lớp GV còn ít sử dụng đồ dùng dạy học, thực hiện chưa nghiêm túc các giờ thực hành theo qui định của chương trình, phong trào làm đồ dùng dạy học chưa sôi nổi và thường xuyên, liên tục trong tập thể GV nhà trường. BGH chưa đặt ra được các tiêu chí để đánh giá quá trình dạy học sát hợp với đặc điểm có tính chất đặc thù của trường.
Cán bộ QL nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp QL nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, chưa mang được tính hiệu quả cao, dẫn đến chất lượng dạy và học của nhà trường chưa đạt được mục tiêu đề ra, đó là:
- Đội ngũ GV chưa cố gắng tích cực trong công tác giảng dạy tại trường do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan
- Học sinh còn tư tưởng ỷ lại là HS dân tộc được nhà nước ưu tiên, chiếu cố nên chưa thực sự cố gắng trong học tập
- Nhà trường đã được đầu tư CSVC, TBDH song chất lượng các CSVC chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học của trường.
- HS trong ở khu nội trú vẫn còn một số hạn chế nhất định: chưa có ý thức tự giác trong các giờ tự học, vẫn phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc của GV và ban quản lí nội trú
- Nhà trường chưa có biện pháp động viên, khích lệ GV, HS kịp thời để tạo động lực trong dạy và học
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên
QL hoạt động của tổ chuyên môn còn nặng về quản lí hành chính như kớ duyệt giỏo ỏn, theo dừi ngày cụng của GV. Hạn chế lớn nhất của tổ chuyên môn là chưa tổ chức đều các chuyên đề thuộc về chuyên môn như:
nội dung chương trình, kiến thức trong từng bài học hoặc phương pháp giảng dạy, ngoài ra vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của GV còn chưa được tốt.
Ngoài ngân sách do nhà nước cấp trên đầu HS còn thấp, trường không có một nguồn thu đáng kể nào khác. Do đó việc cải thiện đời sống cho cán bộ, GV, công nhân viên và HS gặp nhiều khó khăn.
CSVC của trường còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học như các TBDH, tài liệu tham khảo của trường hiện nay còn nghèo, chưa thực sự hấp dẫn người đọc. Tình trạng xuống cấp nghiêm trọng của CSVC, nghèo nàn về trang TBDH đang là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của nhà trường
Đội ngũ GV nhà trường đạt chuẩn đào tạo, nhưng một bộ phận còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, hiểu biết về phong tục tập quán, đặc điểm tâm, sinh lý của HS dân tộc thiểu số hạn chế. Việc bồi dưỡng GV phần lớn chỉ được thực hiện vào dịp nghỉ hè mà không được thực hiện thường xuyên liên tục nên hiệu quả rất thấp.
BGH hiệu chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt trong đổi mới phương pháp dạy học; QL các mặt chưa thường xuyên ; Kiểm tra đánh giá còn hình thức
HS xa gia đình đến trường sống tập thể nên có nhiều vấn đề hoàn toàn mới lạ với các em nên khó khăn cho việc lĩnh hội tri thức; sinh hoạt, vui chơi. HS đều ở nơi có điều kiện kinh tế khó khăn được thi tuyển vào trường PTDTNT nên mặt bằng kiến thức lệch nhau khá nhiều.
Trên cơ sở lí luận đã nghiên cứu ở chương 1, phân tích thực trạng ở chương 2, chúng tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDTNT tỉnh Vĩnh Phúc cần tập trung ưu tiên giải quyết một số vấn đề trong QL nhằm nâng cao chất lượng dạy học, các vấn đề đó sẽ được chúng
tụi nghiờn cứu chỉ rừ thụng qua cỏc biện phỏp đề xuất ở chương 3.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PTDTNT TỈNH VĨNH PHÚC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Xuất phát từ cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng dạy học và công tác quản lí các hoạt động dạy học của nhà trường, chúng tôi chỉ ra những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDTNT tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Các biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường