CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ONELINK
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Onelink Việt Nam
2.2.2. Thực trạng các công cụ cạnh tranh của công ty TNHH Onelink Việt Nam
Dựa vào kết quả điều tra trong phiếu điều tra trắc nghiệm (Mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm và tổng hợp kết quả điều tra được đính kèm phụ lục 2 và 3) kết hợp với xử lý số liệu qua excel, ta có bảng đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh qua các công cụ cạnh tranh của Onelink và đối thủ cạnh tranh được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.5 Bảng đánh giá mức độ quan trọng và trọng số đánh giá các công cụ cạnh tranh của công ty TNHH Onelink Việt Nam và đối thủ cạnh tranh
Các công cụ cạnh tranh
Độ quan trọng
Công ty TNHH Onelink Việt Nam
Công ty Cổ phần quảng cáo cổng
Việt Nam (Adsplus)
Công ty Cổ Phần Quảng Cáo Thông
Minh CleverAds
Điểm xếp loại
Tổng điểm quan trọng
Điể m xếp loại
Tổng điểm quan trọng
Điể m xếp loại
Tổng điểm quan
trọng
Chất lượng sản phẩm 0,3 4 1.2 3.8 1.14 3.5 1.05
Giá cả 0,4 3.5 1.4 4 1.6 3.7 1.48
Kênh phân phối 0,2 3 0.6 3.7 0.74 4 0.8
Truyền thông quảng
cáo 0,04 2 0.08 4.5 0.18 3.5 0.14
Chăm sóc khách hàng 0,06 3.5 0.21 4 0.24 4 0.24
Tổng: 1 3.49 3.9 3.71
( Nguồn:Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm ) Từ kết quả tổng hợp trên ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2 So sánh các công cụ cạnh tranh của Công ty TNHH Onelink Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh
( Nguồn:Tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm ) Căn cứ vào tổng điểm quan trọng ở bảng 2.5 thì Công ty TNHH Onelink Việt Nam ( 3.49) yếu hơn so với 2 đối thủ Adsplus( 3.9), cao hơn CleverAds( 3.71). Công ty TNHH Onelink Việt Nam phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để nâng cao các công cụ cạnh tranh, từ đó năng lực cạnh tranh của công ty mình.
Dựa vào kết quả phiếu điều tra trắc nghiệm thể hiện ở bảng 2.5 và biểu đồ 2.2 ta có thể xếp loại các doanh nghiệp theo các công cụ cạnh tranh như sau:
2.2.2.1. Cạnh tranh qua giá cả
Không giống như những sản phẩm vật chất thông thường, định giá bán ra có đầy đủ các yếu tố hữu hình để căn cứ. Đối với sản phẩm dịch vụ kinh doanh mà công ty đang kinh doanh, ngoài những yếu tố vật chất cấu tạo nên sản phẩm, để định giá còn rất nhiều yếu tố vô hình không thể định lượng được. Công ty thực hiện chiến lược định giá thông qua bộ từ khóa tìm kiếm mà khách hàng cung cấp cho công ty để báo giá.
Ngoài ra, chính sách định giá còn tùy thuộc vào loại hình cách thức cung ứng dịch vụ mà khách hàng lựa chọn. Và chính sách giá cũng phụ thuộc vào chính sách giá của Google.
Tư vấn khách hàng Thương lượng hợp đồng Thực hiện hợp đồng Gia hạn/Hủy hợp đồng
Dựa vào biểu đồ 2.2 và bảng 2.5, ta thấy chính sách giá của Công ty TNHH Onelink Việt Nam có điểm đánh giá là 3.5 điểm thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh là Công ty TNHH Adsplus là 4 điểm và Công ty CleverAds là 3.7 điểm. Sở dĩ điều này là do chính sách giá của công ty đã tạo ra một sự cứng nhắc thiếu linh hoạt, thậm chí có thể dẫn đến bỏ lỡ cơ hội kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh.
2.2.2.2. Sản phẩm
Từ bảng 2.5 và biểu đồ 2.2, ta thấy chất lượng sản phẩm được Onelink đánh giá là công cụ cạnh tranh quan trọng đứng thứ 2 trong những công cụ cạnh tranh, chiếm tới 30%, và mức điểm là 4, cao hơn so với 2 đối thủ cạnh tranh lần lượt Adsplus với mức điểm là 3.8, công ty CleverAds với mức điểm là 3.5 điểm.
Chiến lược sản phẩm được công ty đặc biệt quan tâm. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong phạm vi khả năng có thể, Onelink đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Công ty cung cấp các sản phẩm dịch vụ quảng cáo trực tuyến như qaunrg cáo Google adwords, quảng cáo facebook, quảng cáo di động, thiết kế website,.. nhưng nguồn thu chính hiện nay của công ty là ở sản phẩm dịch vụ quảng cáo Google adwords.
Quy trình kinh doanh của dịch vụ quảng cáo của Onelink gồm 4 bước chính:
Hình 2.3 Quy trình kinh doanh của công ty TNHH Onelink Việt Nam
Nguồn: Phòng kinh doanh Vì đây là sản phẩm dịch vụ, nên chất lượng sản phẩm sẽ được thể hiện qua sự đánh giá của khách hàng thông qua quá trình cung ứng dịch vụ, thực hiện hợp đồng.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ số lượng khách hàng hủy hợp đồng gia hạn ngày càng nhiều. Công ty cần phải nhanh chóng tìm ra những nguyên nhân và giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng này.
2.2.2.3. Kênh phân phối
Xuất phát từ đặc tính sản phẩm dịch vụ khác với các sản phẩm thông thường, việc tổ chức và hoạt động của kênh phân phối khác biệt hẳn so với kênh phân phối hàng hóa. Hiện nay, công ty chủ yếu thực hiện kênh phân phối trực tiếp. Hệ thống phân phối của công ty rộng khắp từ Bắc đến Nam, cung cấp dịch vụ quảng cáo hầu hết khắp các tỉnh và trụ sở đặt tại Hà Nội là thế mạnh của công ty.
Tuy nhiên, với việc chưa thực sự quan tâm đến marketing nên chiến lược phân phối của công ty còn thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh cụ thể chỉ đạt mức điểm 3, Công ty Adsplus đạt mức điểm 3.7 và Công ty CleverAds là 4.
2.2.2.4. Truyền thông quảng cáo
Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy mức điểm truyền thông quảng cáo của Onelink rất thấp so với đối thủ cạnh tranh cụ thể chỉ đạt 2 điểm, công ty Adsplus đạt mức điểm 4.5 và công ty CleverAds là 3.5 điểm.
Công tác truyền thông quảng cáo chưa được công ty chú trọng, quan tâm. Hoạt động marketing còn yếu, nên lượng khách hàng biết đến công ty dẫn ít, dẫn tới gây ra khó khăn cho công tác tìm kiếm đơn hàng của nhân viên cũng như là giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2.5. Chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Ở Onelink, công tác chăm sóc khách hàng đã được chú trọng quan tâm. Thể hiện qua bảng 2.5, mức điểm cho chăm sóc khách hàng của Onelink là 3.5 điểm, thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh là Công ty Adsplus và CleverAds đều có mức điểm là 4.
Có kết quả này sở dĩ là do tuy công ty đã chú trọng vào công tác chăm sóc khách hàng, nhưng cụng ty chưa cú đội ngũ chăm súc khỏch hàng chuyờn nghiệp, rừ ràng nhiệm vụ giữa bộ phận chăm sóc khách hàng và các nhân viên ở các bộ phận khác. Vì tính chất đặc thù khác biệt của sản phẩm dịch vụ quảng cáo nên việc chăm sóc khách hàng của công ty còn gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như Nhân viên kinh doanh thì không am hiểu về kỹ thuật, khó tư vấn cho khách hàng khi khách hàng có những thắc mắc về kĩ thuật, lúc này lại phải nhờ đến sự chăm sóc khách hàng từ nhân viên kỹ thuật.
2.2.3. Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty