Hiện tại Thiên Quang vẫn chỉ là 1 doanh nghiệp tầm trung trên thị trường,chưa ảnh hưởng đến miếng bánh thị phần ngành thép.Nhiều năm qua doanh nghiệp chỉ phát triển vừa vừa,chưa có quyết sách nào đột phá để trở thành doanh nghiệp lớn.Nhiều quyết sách do kiến thức chủ quan của lãnh đạo doanh nghiệp khiến nhiều lần doanh nghiệp chịu rủi ro.Thêm nữa là doanh nghiệp đa số chờ môi trường ngành ảnh hưởng đến doanh nghiệp chứ chưa nắm bắt được thông tin,cơ hội để ảnh hưởng ngược lại hoặc đứng vững trước biến đổi của thị trường ngành.
• Về phía khách hàng
Do khách hàng có nhiều thông tin và nhiều sự lựa chọn hơn nên khách hàng ngày càng trở nên khó tính và gây áp lực đối với công ty hơn.
Do sự cạnh tranh khốc liệt nên quyền lực từ khách hàng ngày càng mạnh hơn,khách hàng có nhiều lựa chọn và thông tin hơn,vậy nên để giữ được một khách hàng rất khó khăn,để tìm được khách hàng mới càng khó khăn hơn nữa.
Hiện tại doanh nghiệp đa số là phục vụ các khách hàng tổ chức cỡ vừa,phân khúc thị trường các khách hàng tổ chức cỡ lớn doanh nghiệp chưa thâm nhập vào được.Đây là một điểm yếu của doanh nghiệp,cho thấy công tác tổ chức và chăm sóc khách hàng cũng như tìm kiếm thị trường của doanh nghiệp chưa tốt.Dù Thiên Quang rất muốn gia nhập phân khúc này sâu hơn,có nhiều khách hàng tổ chức doanh nghiệp lớn đặt hàng tuy nhiên giá thành của Thiên Quang chưa đủ cạnh tranh,khâu marketing còn yếu.
Với các khách hàng cá nhân và đại lý là khâu yếu nhất của doanh nghiệp,do đặc điểm khách hàng cá nhân chọn mua thường chú ý đến giá sản phẩm và thương hiệu,nên thép và inox Thiên Quang cạnh tranh khá kém,không được ưa chuộng nhiều.
• Về phía nhà cung ứng
- Nhà cung ứng nguyên liệu, sản phẩm
Trong cơ cấu sản phẩm thì nguyên liệu phôi thép,thép cán nóng từ thị trường nước ngoài chiếm tỷ trọng khá lớn nên lượng sản phẩm nhập khẩu khá lớn. Tuy hàng rào thuế quan hiện tại khá thông thoáng nhưng thủ tục nhập khẩu lại khá rườm rà, rắc rối nên có thể làm tốc độ nhập khẩu giảm, không giao hàng đúng thời gian.
• Về phía đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của công ty là rất nhiều, mà họ lại có lợi thế hơn về quy mô, sức manh tài chính,thương hiệu, lâu năm hơn, dây chuyền và độ đa dạng sản phẩm…Đó chính là khó khăn rất lớn trong công tác quản trị của công ty để cạnh tranh với các đổi thủ.
• Về phía các cơ quan nhà nước
Công ty vẫn khá thụ động khi trông chờ vào sự bảo vệ của Nhà nước đối với công ty trong nước nên làm mất đi nhiều cơ hội kinh doanh.
Công ty vẫn khá lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc tuân thủ các điều khoản của các cơ quan hữu quan.
-Doanh nghiệp chưa chủ động tấn công tìm hiểu thị trường nước ngoài,các đơn hàng nước ngoài thường do phía công ty nước ngoài đánh tiếng và thăm dò từ
trước.Như vậy là do doanh nghiệp chưa chú trọng thị trường nước ngoài khiến doanh số thị trường nước ngoài chưa cao.
b. Nguyên nhân
- Năng lực cạnh tranh của công ty còn khá hạn chế, khó có thể cạnh tranh với công ty có sức mạnh tài chính lớn hay các tập đoàn lớn mạnh của nước ngoài.
-Năng lực của nhà máy của doanh nghiệp chưa đáp ứng được những đơn hàng lớn,hoạt động vẫn kém hiệu quả,năng suất chưa đủ cao nên giá thành chỉ ở tầm trung,chưa cạnh tranh như của Hòa Phát hay Vnsteel(với mỗi loại sắt thép giá của Hòa Phát luôn thấp hơn của Thiên Quang đến 5000-6000/kg,Vnsteel thì thấp hơn Thiên Quang 2000-3000/kg)
-Sản lượng của doanh nghiệp chưa đạt mức tối đa,năng suất không cao bằng nhiều doanh nghiệp mạnh,do vậy giá thành sản phẩm chưa đủ cạnh tranh.
-Phòng marketing và ngân sách giành cho marketing và thương hiệu chưa được chú trọng,thực tế ban lãnh đạo cho rằng chi phí marjeting quá lớn,lợi nhuận không nhiều,do đó chưa chú trọng.
- Công ty còn nắm bắt thị trường chưa nhanh chóng, không theo kịp những biến động của thị trường, hơn nữa công ty còn chưa có đội ngũ chuyên sâu phân tích thị
trường nên xáy ra khá nhiều rủi ro
- Bộ máy tổ chức chưa hoàn thiện, gây ra những khó khăn trong công tác quản lý nguồn lực nên khó đảm trách được các nhiệm vụ.
- Công ty chưa thục sự có chính sách nhân sự tốt để thu hút và giữ chân người tài nên có một số nhân sự bị mua chuộc bởi các đối thủ cạnh tranh.
-Tầm nhìn của lãnh đạo vẫn còn bị hạn chế,chưa dám bứt phá ra khỏi vùng an toàn để có thể dấn sâu vào các thị trường mới mẻ,tiềm năng.Điển hình như việc doanh nghiệp đã đáp ứng khá tốt phân khúc KH tổ chức nhỏ và vừa,tuy nhiên lãnh đạo doanh nghiệp chưa thể đưa doanh nghiệp ra tiếp cận với nhiều phân khúc khách hàng khác như khách hàng tổ chức lớn hay đi sâu vào kênh phân phối tạo ra kênh phân phối tới tay các khách hàng cá nhân.
-Phòng kinh doanh của doanh nghiệp vẫn kiêm nhiệm thị trường trong nước và quốc tế dẫn đến chuyên môn chức năng chưa đạt hiệu quả cao(tuy là có ưu điểm là không mất nhiều chi phí)
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN QUANG DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NGÀNH
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐÔNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP