1.8.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Dự án bắt đầu tại Nhổn với Depot nằm trên đường Văn Cao tại khu vực đã được san nền. Cao độ mặt đất tại khu vực này, thay đổi hơn kém 6,5 m.
Bình đồ cho thấy địa hình khá bằng phẳng trong phần đất còn lại đang được xem xét của Dự án (khu vực ngoài Depot). Cao độ mặt bằng thay đổi không nhiều. Cao độ địa hình cao nhất là tại nút giao Cầu Giấy tại đường phía trên khu vực tường chắn phía trước công viên Thủ Lệ. Ngoài khu vực này, địa hình là bằng phẳng.
Loại trừ khu vực từ Kim Mã đến Cát Linh, dự án nhìn chung chạy trên các đường đã được quy hoạch hoặc đường hiện tại. Sau khi rời khỏi khu vực Depot, tuyến đi trên dải phân cách của đường quốc lộ 32 đã được quy hoạch, vượt qua đường vành đai 3 tại cầu vượt Mai Dịch, và tiếp tục đi dọc giữa đường Xuân Thủy và Cầu Giấy, rồi đi dọc bên trái đường tại Hồ Thủ Lệ sau khi vượt cầu vượt đường vanh đai 2. Tuyến hạ ngầm bên dưới khu vực ngã tư Daewoo trước khi đến Đại sứ quán Thụy Điển tại đường Kim Mã. Từ đại sứ quán Thụy Điển đến đường Cát Linh, dự án đi dưới khu vực các toà nhà dày đặc giữa đoạn Núi Trúc và Kim Mã cho tới ngã tư trước khách sạn Horizon và tiếp tục đi ngầm bên dưới giữa phố đến Ga Hà Nội và cuối cùng kết thúc tại điểm bắt đầu phố Trần Hưng Đạo.
1.8.2. Điều kiện địa chất chung của Hà Nội
Hà Nội nằm trên vùng châu thổ rộng lớn của Sông Hồng. Sông Hồng là một đơn vị địa mạo trải rộng đến 15.000 km2. Địa hình của khu vực này khá bằng phẳng, nhưng những dãy núi có độ cao trung bình lại nằm ở phía Đông và phía Bắc để bao quanh vùng châu thổ.
Biên thứ ba, phân định ranh giới phần nổi lên của vùng châu thổ là Biển Đông.
Như được quan sát thấy tại các khu vực châu thổ khác trên thế giới, các lớp trầm tích lấp đầy chịu sự phân tách theo thành phần hạt phụ thuộc vào vị trí của nó trong vùng châu thổ. Lớp trầm tích lâu đời nhất có vị trí gần núi và chúng chủ yếu được hình thành bởi lớp trầm tích cát, sỏi. Ngược lại, chất liệu sét là chiếm ưu thế tại các lớp trầm tích trẻ và gần với cỏc trầm tớch biển. Sự phõn bổ này được thể hiện rừ ràng tại khu vực của dự ỏn.
Tại khu vực trầm tích của châu thổ thường thấy sự thay đổi theo chiều ngang do sự khác nhau về năng lượng trầm lắng. Trình tự phân tầng điển hình được hình thành bởi các tầng cát xen kẽ với các lớp đất sét pha. Phần địa tầng cát được tạo thành từ sự trầm lắng với năng lượng ở mức trung bình/cao liên quan đến cấu tạo châu thổ trước đó, trong khi đó thì các lớp trầm tích pha sét lại được tạo thành từ trầm tích. Trình tự sắp xếp địa tầng điển hình này đã được quan sát thấy trong thời gian khảo sát trong những năm gần đây trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, sự phân tầng sẽ là như sau:
− Lớp đất phủ nhân tạo với độ dày và các đặc tính cơ học rất không đồng nhất. Các khảo sát cho thấy độ dày của lớp này thay đổi từ 1 m đến 6 m;
− Tầng sét pha và lẫn bột nhìn chung có các thông số cơ học yếu. Những tầng này được quan sát ở độ sâu 10m đến 25m. Độ dày của những tầng này là rất quan
trọng trong khu vực Kim Mã (độ dày nằm trong khoảng từ 20m đến 25m). Hơn nửa những tầng này có thể có hàm lượng hữu cơ lớn;
− Các lớp cát pha có thể bao gồm cả một số thành phần hạt mịn như sét và đất bột.
Độ sâu của đỉnh lớp cát nằm trong khoảng từ 10m đến 25m và độ sâu của đáy lớp cát nằm trong khoảng từ 30m đến 45m. Độ chặt của những tầng cát này ở mức trung bình;
− Các tầng sỏi cuội rất chặt (giá trị xuyên tiêu chuẩn Nspt > 50). Đỉnh của tầng sỏi cuội nằm trong độ sâu từ khoảng 30m đến 45 [2].
1.8.3. Điều kiện thủy văn
Một chế độ nước ngầm không liên tục được quan sát thấy trong các thấu kính cát của lớp địa tầng phía trên. Một chế độ nước ngầm thứ hai tồn tại phần lớn trong lớp cát và lớp sỏi cuội sâu nhất. Tầng chứa nước ngầm này có áp lực ở độ sâu từ 10m đến 15m và đạt mức cân bằng tại gần mặt đất. Nó được kết nối trực tiếp với Sông Hồng và do vậy lưu chuyển thường xuyên.
Mực nước ngầm bị ảnh hưởng bởi hoạt động bơm hút trên diện rộng trong đất nền của Hà Nội [2].
1.8.4. Tình trạng khảo cổ học trên đoạn tuyến
Trên đoạn tuyến đi qua, có một số các điểm khảo cổ cần lưu ý như sau:
1. Toàn bộ tuyến đường tàu điện đoạn Nhổn - ga Hà Nội có thể chia thành hai khu vực có mức độ quan trọng khác nhau về mặt di sản văn hoá xưa của Thăng Long - Hà Nội.
+ Đoạn Nhổn - trước ga Cầu Giấy là khu vực ngoài của kinh thành Thăng Long.
+ Đoạn từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội là khu vực nằm trong kinh thành Thăng Long.
2. Đối với đoạn Nhổn - trước ga Cầu Giấy là đoạn không đi qua các di tích trên mặt đất, và cũng chưa phát hiện các di tích khảo cổ học nẳm trên tuyến này.
3. Đoạn đường ga Cầu Giấy – ga Hà Nội được khẳng định là nằm trong khu vực kinh thành Thăng Long trong đó có những đoạn còn nằm trong Hoàng Thành Thăng Long theo với các vị trí cụ thể như sau:
+ Ga Cầu Giấy: nằm ở khu vực giáp nhau giữa vòng kinh thành và vòng Hoàng thành thời Lê, khu vực này trước đây đã tìm thấy nhiều gạch, ngói của thời Lý - Trần - Lê
+ Ga Kim Mó: nằm gần khu Giảng Vừ, và cú nhiều gạch và ngúi từ thời Lý - Trần - Lê được tìm thấy ở đây.
+ Ga Cát Linh: Nằm gần trung tâm Hoàng thành Thăng Long và nơi đây cũng đã phát hiện được nhiều dấu vết gạch, ngói ở đây.
+ Ga Văn Miếu: nằm ở phía nam Hoàng thành và gần sát khu vực Văn Miếu - Quốc Tử Giám cũng có các di tích.
+ Ga Metro Hà Nội: gần ga Hà Nội về phía Nam của thành Thăng Long Từ những kết luận và dự đoán khi học trên đây, Viện Khảo Cổ Học và Ban Quản lý di tích và danh thắng Hà Nội thống nhất kiến nghị:
1. Khu vực làm Depot là một phần thổ canh xã Minh Khai, Xã Tây Tựu, khu ruộng trũng, vườn chuối... đã được giải phóng mặt bằng và san lấp với diện tích lớn.
Những khu vực làm ga nổi đoạn đi trên cao do nằm đúng trục tim đường và mở rộng sang hai bên đều không ảnh hưởng đến các di tích lịch sử và văn hoá trên mặt đất như: đền, đình, chùa... do vậy, trong phạm vi tuyến đi trên cao về cơ bản không vi phạm đến những di tích đang hiện hữu trên mặt đất.
Tuy nhiên, khu vực làm Depot với diện tích rộng, ở những dạng địa hình khác nhau, nên cần tiến hành đào thám sát với những hố có diện tích nhỏ nhằm kiểm tra các di tích khảo cổ học với diện tích khoảng 200m2.
2. Đối với khu vực ngầm, các ga ngầm nằm trong phạm vi kinh thành và Hoàng Thành Thăng Long. Vì vậy, cần phải khai quật để nghiên cứu và phát hiện dấu tích tầng văn hoá khảo cổ học theo đúng quy định của Luật Di sản Văn Hoá. Tại mỗi ga với diện tích khoảng 4.275m2 (170 m x 25 m) cần ít nhất 4 hố khai quật thăm dò, mỗi hố có diện tích khoảng 50 m2.Diện tích như vậy sẽ đủ kiểm tra sự xuất lộ của di tích, di vật.
Như vậy, tổng diện tích khai quật thăm dò tại mỗi ga là 200m2.Tổng diện tích khai quật tại 5 ga là 1000m2.
Sau khi tiến hành khai quật thăm dò, nếu ở vị trí nào có di tích và di vật, Viện Khảo Cổ Học và Ban quản lý di tích và danh lam thắng cảnh của Hà Nội sẽ phối hợp với chủ đầu tư lập phương án khai quật tổng thể để di dời những di tích và di vật đến Bảo tàng Hà Nội.
Khu vực không có các di vật và di tích sẽ lập biên bản bàn giao mặt bằng để thi công xây dựng [2].