Kích thước và hình dạng ga của hai phương án đề xuất 1. Phương án hầm ống đơn

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức thi công hầm nối hai ga cát LINH văn MIẾU (Trang 116 - 120)

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ CƠ SỞ

3. Phạm vi áp dụng của các loại TBM trên

2.2. SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG ÁN MẶT CẮT NGANG HẦM

2.2.7. Kích thước và hình dạng ga của hai phương án đề xuất 1. Phương án hầm ống đơn

Vị trí đặt hầm được xác định phải đảm bảo chiều dày lớp đất tối thiểu bên trên nóc hầm nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro và ảnh hưởng đến các công trình bên trên. Chiều sâu đặt hầm hợp lý được xác định là hầm đặt sâu cách mặt đất một khoảng tính đến tim hầm là từ 1,5D ÷ 3D, với D là đường kính hầm. Căn cứ vào địa chất nơi tuyến đi qua em chọn hầm đặt tại độ sâu tim là -17 m, nằm ở độ sâu 23,5 m so với mặt đất, gồm 2 hướng tuyến cùng chạy chung trong một đường hầm. Vị trí đặt hầm được thể hiện chi tiết trong bản vẽ bình đồ và trắc dọc tuyến.

-21,65 m -17,0 m -12,35 m

+6,5 m

Hình 1.26: Mặt cắt ngang tuyến

Khổ giới hạn là 2 khổ giới hạn 1435 dùng cho tàu điện ngầm, lồng vào nhau cách nhau 3400 mm.

Thông số kết cấu:

- Đường kính trong: 8,6m;

- Đường kính ngoài: 9,3m;

- Chiều dày lớp vỏ hầm: 0,35m;

- Chiều dày lớp bêtông thứ cấp: 0,05m.

Ga bố trí là ga ke dạng hai bên, hành khách đi từ mặt đất sẽ theo hệ thống thang máy hoặc cầu thang bộ để xuống thẳng sân chờ nhà ga.

+6.37

-11.5

-18.16 -16.36

Hình 1.27: Mặt cắt ngang ga 2.2.7.2. Phương án hầm đôi

Với phương án hầm đôi, sẽ gồm 2 tuyến hầm chạy độc lập trong hai hầm riêng biệt. Hai ống hầm có thể chạy song song với nhau và cách nhau một khoảng giữa hai tim hầm là 2D ÷ 3D, với D là đường kính hầm (tương ứng từ 12,6m ÷ 18,9m), hoặc hai ống hầm có thể đi trên dưới, với chiều cao tối thiểu giữa trục của hai hầm đi trên dưới là 2D (tương ứng ≥ 12,6m).

Chiều dày lớp đất tối thiểu bên trên nóc hầm được xác định là 1,5D ÷ 3D (≥ 10m).

Để xác định được phương án phù hợp ta xét đến các yếu tố liên quan đến việc lựa chọn phương án mặt cắt này nơi khu vực tuyến đi qua.

Qua khảo sát khu vực nơi tuyến đi qua em nhận thấy:

- Khu vực tuyến tồn tại rất nhiều khu nhà ở, khu hành chính văn phòng với mật độ dày đặc. Nơi đây có nhiều tòa nhà cao tầng và nhiều tòa nhà có tầng hầm.Theo khảo sát ở khu vực Cát Linh cho thấy: số tầng cao là 17 tầng và số tầng hầm là 3, phạm vi ảnh hưởng của móng theo chiều sâu lớn nhất là khoảng 40 ÷ 50m.

- Dựa vào chiều sâu ảnh hưởng của móng, kết hợp với chiều sâu đặt hầm phải thỏa mãn lớp đất tối thiểu bên trên nên hướng tuyến được xác định là phải bám theo bên dưới lòng đường giao thông nơi tuyến đi qua, không nên để tuyến đi qua bên dưới khu vực nhà ở bên trên.

- Bề rộng lòng đường giao thông khu vực Cát Linh là rất chật hẹp (bề rộng đường là ≈ 15m). Do vậy nếu bố trí hai hướng tuyến chạy song song thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu nêu trên, tuyến sẽ phải đi vào bên dưới khu vực các tòa nhà và bị ảnh hưởng bởi móng của các tòa nhà cao tầng.

Vì vậy phương án phù hợp hơn của phương án hầm đôi được chọn là mặt cắt tuyến gồm hai hầm chạy trên và dưới.

Từ các so sánh đa tiêu chí trên khía cạnh kỹ thuật trên đây, phương án hầm ống đôi được đề xuất lựa chọn do có nhiều ưu điểm linh hoạt và khắc phục được đa số các hạn chế về ảnh hưởng đến các công trình bên trên, tiến độ ngắn hơn.

Đoạn tuyến lựa chọn thi công là đoạn nối ga Cát Linh và ga Văn Miếu, theo hướng tuyến trắc dọc đã chọn là Giải pháp 1 nên trong đoạn hầm nối hai ga này sẽ là đoạn có hai hầm chạy song song nhau ở hai cao độ.

-23,0 m -10,0 m

+6,5 m

Hình 1.28: Mặt cắt ngang tuyến

Cao độ hầm bên trên là -10m, độ sâu tim là 17,5m so với mặt đất, cao độ hầm bên dưới là -23m, độ sâu tim so với mặt đất là 29,5m. Khoảng cách giữa hai trục tim hầm theo phương đứng là 13m.

Khổ giới hạn là khổ giới hạn 1435 dùng cho tàu điện ngầm Thông số kết cấu:

- Đường kính trong: 5,7m;

- Đường kính ngoài: 6,3m;

- Chiều dày lớp vỏ hầm: 0,30m;

- Chiều dày lớp bêtông thứ cấp: 0,05m.

Ga bố trí là ga ke dạng bến, hành khách đi từ mặt đất sẽ theo hệ thống thang máy hoặc cầu thang bộ để xuống thẳng sân chờ nhà ga. Ga cũng được bố trí gồm hai ống hầm trên và dưới, ga gồm nhiều tầng cho hành khách lên xuống hầm bên trên và hầm bên dưới

+6.38

-22.27 -9.97

Hình 1.29: Mặt cắt ngang ga

Một phần của tài liệu Thiết kế và tổ chức thi công hầm nối hai ga cát LINH văn MIẾU (Trang 116 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(240 trang)
w