Khoản 4: Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà tổ
III. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Tuyên Quang
Rủi ro tín dụng là vấn đề được các ngân hàng đặc biệt quan tâm vì nó luôn tiềm ẩn trong hầu hết các khoản tín dụng. Trên thực tế ngân hàng đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế nhưng do nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan nên rủi ro tín dụng vẫn luôn phát sinh gây nên những thiệt hại đối với ngân hàng.
Tín dụng mang nội dung ứng trước cho người vay vì vậy rủi ro tín dụng là một thuộc tính vốn có của tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể được biểu hiện trực tiếp là vốn vay ra không thu hồi đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn hoặc cũng có thể được
biểu hiện dưới dạng rủi ro tiềm ẩn khi ngân hàng đầu tư quá tập trung vào một hoặc một số lĩnh vực nào đó.
Thước đo được sử dụng phổ biến nhất để đo lường rủ ro tín dụng chính là tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn. Theo quy định 493/ 2005 QĐ - NHNN ta đưa ra định nghĩa của nợ quá hạn, nợ xấu.
Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn.
Nợ xấu là bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.
1.Tình hình nợ quá hạn:
Bảng 2.7: Cơ cấu nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Tuyên Quang Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu 2008 2009
Chênh lệch (+,-)
Tỷ lệ (%)
Nhóm 1 1.367.273 1.335.103 -32.170 -2%
Nhóm 2 232.419 270.859 +38.440 17%
Nhóm 3 6.562 5.651 -911 -14%
Nhóm 4 8.307 5.653 -2.654 -32%
Nhóm 5 5.897 7.096 +1.199 20%
Tổng cộng 1.620. 458 1.624 .362 3 .904
Nợ quá hạn tại chi nhánh diễn ra phức tạp và không ngừng biến động về các loại NQH.
NQH cần chú ý (< 90 ngày) có mức gia tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng NQH. Cụ thể, dư nợ nhóm 2 năm 2009 là: 270.859 triệu đồng, tăng 17% so với kế hoạch.
Có sự gia tăng về NQH như vậy là do ảnh hưởng của môi trường kinh tế – xã hội những năm gần đây đã gây khó khăn cho khách hàng vay vốn hoạt động
ngân hàng giảm gây thiệt hại cho ngân hàng. Mặt khác do chi nhánh áp dụng chương trình mới, chương trình IPCAS. Theo chương trình này thì khi đến hạn trả nợ gốc, lãi mà khách hàng không đến trả đúng hạn thì chương trình này sẽ tự chuyển nợ sang nhóm mới. Thực tế ở chi nhánh một số khách hàng đến trả nợ chậm đã bị chuyển sang NQH. Vì vậy mà ta thấy NQH cần chú ý chiếm tỷ trọng lớn.
Các khoản NQH dưới tiêu chuẩn, NQH nghi ngờ, NQH có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng NHQ và tạm ở mức chấp nhận được.
Nợ quá hạn theo nguyên nhân:
Nợ quá hạn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ta hãy xét NQH theo nguyên nhân.
NQH tại chi nhánh chủ yếu là do khách quan với các nguyên nhân chính là:
sản xuất kinh doanh thua lỗ, do cơ chế và do một số nguyên nhân khác: do thiên tai, bệnh dịch.
Hoạt động khinh doanh thua lỗ xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khác nhau: do khách hàng vay vốn hoạch định không tốt kế hoạch sản xuất tiêu thụ, chưa làm tốt công tác khai thác, tìm hiểu thị trường trước khi tung sản phẩm ra thị trường trong khi đó thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi, hoặc có sản phẩm khác thay thế nên sản phẩm của doanh nghiệp không còn được ưa chuộng như trước nữa. Đặc biệt các doanh nghiệp xây dựng cơ bản có quan hệ tín dụng với chi nhánh trong thời gian qua đã gặp phải rất nhiều khó khăn không chỉ là giá vật liệu xây dựng tăng mà bên cạnh đó là việc các doanh nghiệp này gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng gây chậm tiến độ thi công công trình...
Xuất phát từ nguyên nhân do cơ chế thì NQH có xu hướng biến động theo chiều hướng giảm xuống. Cơ chế thị trường, sự thay đổi của các chính sách của chính phủ cộng với sự thiếu hoàn thiện và sự chồng chéo của các bộ luật đã gây ảnh hưởng to lớn đến hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn.
Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác như thiên tai, những điều kiện của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước đã tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp làm ăn có tính chất thời vụ, phụ thuộc thiên nhiên. Năm 2007 NQH xuất phát từ nguyên nhân này
chiếm 20% tổng dư NQH, sang đến năm 2008 và năm 2009 con số này tương ứng chiếm 10% tổng NQH năm 2008 và 11% năm 2009. Có thể nói rằng trong 2 năm 2008 và 2009 nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, các đại dịch... vấn đề này nằm ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh nói riêng và của ngành ngân hàng nói chung.
2..Tình hình nợ xấu
Bảng 2.8: Nợ xấu theo thời gian
Đơn vị: triệu đồng Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009
1.Tổng nợ xấu 926 18.285 18.400
2.Tỷ trọng nợ xấu/ tổng dư nợ
0,09% 1,43% 1,13%
Trong đó: Năm 2009: Nợ nhóm 3: 5,651 tỷ đồng Nợ nhóm 4: 5,653 tỷ đồng Nợ nhóm 5:7,096 tỷ đồng
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu do thiên tai, dịch bệnh, rét đậm rét hại và kinh doanh thua lỗ. Có sự gia tăng về nợ xấu như vậy là do ảnh hưởng của môi trường kinh tế – xã hội đã gây khó khăn cho khách hàng vay vốn làm hoạt động kinh doanh không hiệu quả, gây thua lỗ, ứ đọng hàng hóa nên doanh số trả nợ ngân hàng giảm gây thiệt hại cho ngân hàng.
3. Trích lập dự phòng, xử lý rủi ro và thu hồi nợ đã xử lý rủi ro:
-Trích lập DPRRTD đến 31/12/2009 đạt 22,9 tỷ đồng, đạt 99,7%. Kế hoạch.
-Thu hôì nợ xấu đạt 19,7 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2008 là 4,6 tỷ đồng.
-Quỹ DPRR đến 31/12/2009 là: 20.243 triệu đồng.
Trong đó: Dự phòng chung: 4.549 triệu đồng Dự phòng cụ thể: 15.694 triệu đồng
-Thu nợ sau xử lý rủi ro: 26.428 triệu đồng, đạt 95% kế hoạch.
IV. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHN0 & PTNT Tuyên Quang