Khoản 4: Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà tổ
IV. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHN 0 & PTNT Tuyên Quang 1.Một số kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín
dụng:
Với nỗ lực của mình chi nhánh đã đạt được một số thành công nhất định trong việc giải quyết NQH. Trong những năm thực hiên chỉ đạo của Tổng giám đốc trong việc thu hồi nợ xấu, chi nhánh đã đề ra những biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh thu hồi nợ xấu cho từng phòng trên cơ sở đó giao cho từng cán bộ tín dụng nên đã thu dược một số khoản nợ được đánh giá là khó thu. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn tích cực tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ, khả năng xử lý công việc độc lập cho các cán bộ tín dụng.
Để thuận tiện trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng chi nhánh đã tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo hình thức sở hữu, theo loại hình doanh nghiệp... để có những biện pháp quản lý khoản vay hiệu quả và hợp lý.
Thêm vào đó là là sự chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam trong công tác tín dụng, việc nâng cao chất lượng tăng trưởng đi đôi với kiểm soát chặt chẽ vốn vay.
Chi nhánh đã đưa ra định hướng cụ thể nhằm minh bạch khoản vay, nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý của chi nhánh.
2.Các biện pháp NHNo & PTNT Tuyên Quang đã thực hiện nhằm ngăn ngừa và xử lý rủi ro tín dụng:
Tuy mức nợ xấu, NQH của chi nhánh ở mức chấp nhận được nhưng nó đang có xu hướng tăng lên qua các năm, thời gian gần đây chi nhánh đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa các hoạt động tín dụng để giảm bớt NQH, nợ xấu mới đồng thời cũng nỗ lực hết sức trong việc xử lý nợ tồn đọng.
a.Các biện pháp của chi nhánh trong việc hạn chế nợ quá hạn mới:
* Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng:
Để hạn chế NQH mới, cán bộ tín dụng của chi nhánh luôn tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng, xem xét, thẩm định các phương án, dự án vay vốn một cách cẩn thận rồi mới quyết định cho vay. Sau khi đã giải ngân cho khách hàng lại giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của khách hàng để tránh tình trạng khách hàng sử
cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết trước để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. Nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn thì xuống tận nơi đôn đốc khách hàng.
* Tìm hiểu kỹ khách hàng trước khi cho vay:
Khách hàng là đối tượng chính gây ra rủi ro cho ngân hàng vì thế để tránh rủi ro tín dụng thì trước tiên quyết định cho vay chi nhánh phải xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn, cân nhắc kỹ càng trên nhiều phương diện cụ thể:
Khách hàng là ai? Khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào? Khách hàng là mới hay là khách hàng truyền thống của ngân hàng? Tình hình tài chính của khách hàng, khả năng quản lý, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của khách hàng như thế nào?... Để từ đó xác định được mức độ rủi ro thực tế và tiềm ẩn của khách hàng.
Khi thiết lập quan hệ với khách hàng để tránh rủi ro có thể xảy ra, Chi nhánh đã xem xét khách hàng có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp lý hay không để tránh tình trạng bị lừa đảo để chiếm dụng vốn của ngân hàng mà ngân hàng lại không thể khiếu kiện được. Chẳng hạn, đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh thì chi nhánh luôn xem xét người đại diện vay vốn có đủ tư cách đại diện trước pháp luật hay không? Đối với các cá nhân vay vốn ngân hàng luôn xem xét cá nhân đó có đủ năng lực hành vi hay không rồi mới quyết định cho vay.
* Thực hiện bảo đảm tín dụng:
Để đảm bảo tính an toàn trong kinh doanh thì NHNo & PTNT Tuyên Quang đã sử dụng công cụ là hình thức thế chấp tài sản. Việc yêu cầu khàch hàng vay vốn phải gửi đến ngân hàng các giấy tờ về tài sản thế chấp khi vay vốn làm giảm bớt phần nào rủi ro cho chi nhánh. Chi nhánh ngân hàng đã nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo tín dụng đã ban hành. Ngoài ra khai thác và mở rộng thêm các điều kiện đảm bảo tín dụng khác như: bảo lãnh bằng bên thứ ba, bảo đảm bằng chính tài sản mà khách hàng vay tiền của ngân hàng để mua...
Khi khách hàng thế chấp tài sản tại ngân hàng thì tài sản thế chấp được chi nhánh đăng ký giao dịch bảo đảm. Thường xuyên có những thông tin giữa các tổ chức tớn dụng về tài sản của khỏch hàng, cú cỏn bộ thường xuyờn theo dừi, kiểm tra tài sản để tránh tình trạng bị mất mát tài sản. Tuy nhiên NHNo & PTNT Tuyên Quang cũng không quá coi trọng về tài sản thế chấp, vì trong những năm qua tài
sản thế chấp đã chứng tỏ nó không phải là vật đảm bảo cho khoản tín dụng chắc chắn nhất mà sự đảm bảo chắc chắn nhất cho khoản tín dụng của ngân hàng chính là sự tuân thủ nghiêm ngặt quy trình tín dụng.
Hiện nay ở Việt Nam, các tài sản thế chấp cho ngân hàng chủ yếu là đất, nhà... Nhưng bản thân doanh nghiệp đem tài sản đi thế chấp lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp, hợp lệ. Tình hình này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tín dụng của chi nhánh, đặc biệt khi tài sản thế chấp bị phát mại. Vì không nắm trong tay quyền sở hữu hợp pháp nên ngân hàng rất bị động trong việc quyết định xử lý tài sản thế chấp để hoàn lại vốn vay.
Việc định giá tài sản thế chấp cũng là một vấn đề còn nhiều khúc mắc cần giải quyết. Việc định giá chính xác chỉ có thể thực hiện được khi có sự hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin về thị trường và giá cả bất động sản đầy đủ. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghề kinh doanh bất động sản hiện nay chưa hình thành một cách hợp pháp, vấn đề định giá tài sản thế chấp còn mang tính áp đặt dưới sự chỉ đạo của ban vật giá chính phủ, UBND tỉnh, thành phố và kinh nghiệm đánh giá của từng NHTM. Trong khi đó việc mua bán tài sản thế chấp bằng phát mại, đấu giá lại là hình thức mua bán theo giá thị trường. Do vậy, việc định giá tài sản thế chấp mang nặng tính hình thức. Để định giá giá trị tài sản trong những điều kiện không thuận lợi như trên, chi nhánh phải cẩn trọng trong việc đưa ra quyết định về giá trị của tài sản thế chấp của khách hàng để từ đó xác định được mức cho vay phù hợp.
* Lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro:
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp cho các khoản nợ khó đòi. Đánh giá phân loại nợ được chi nhánh thực hiện thường xuyên từng quý.
* Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ:
Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra xem việc chấp hành các quy trình, quy phạm nghiệp vụ kinh doanh của phòng tín dụng có tuân theo hành lang pháp lý hay không. Việc kiểm tra, kiểm soát được tiến hành thường xuyên theo định kỳ, do đó đã hạn chế tối đa việc không tuân thủ các quy trình, quy định của cán bộ tín dụng.
*Thường xuyờn giỏm sỏt, theo dừi quỏ trỡnh vay vốn: trước, trong và sau khi vay: nhằm theo dừi sử dụng vốn vay cú đỳng mục đớch hay khụng, tỡnh hỡnh hoạt động kinh doanh của khách hàng có phát triển hay không...
b.Các nỗ lực của NHNo & PTNT Tuyên Quang trong việc xử lý nợ tồn đọng.
Thứ nhất, đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm thì có các giải pháp sau:
Đối với nợ có tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản tòa án giao cho chi nhánh thì chi nhánh đã tự động xử lý theo các hình thức: tự bán công khai trên thị trường, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trường hợp bán tài sản thấp hơn giá trị nợ tồn đọng thì phần chênh lệch xử lý từ nguồn dự phòng của chi nhánh.
Đối với loại nợ có tài sản bảo đảm vay thuộc những vụ án đã được tòa án phán quyết nhưng chưa giao cho chi nhánh thì ngân hàng đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho chi nhánh để xử lý.
Đối với nợ có tài sản đảm bảo chưa bán được thì chi nhánh cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, đi góp vốn liên doanh...
Thứ hai, nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu. Chi nhánh phân loại nợ báo cáo lên NHNo & PTNT Việt Nam để gửi lên NHNN trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xóa nợ.
Thứ ba, nợ tồn đọng không có tài sản đảm bảo nhưng con nợ đang tồn tại và đang hoạt động thì có một số biện pháp như sau:
-Bán nợ để thu hồi vốn, hoặc chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này.
-Cơ cấu lại nợ, ngân hàng giãn nợ, miễn giảm lãi suất...
3.Tồn tại ở chi nhánh và nguyên nhân.
a.Những tồn tại ở chi nhánh:
Mặc dù những năm hoạt động chi nhánh đã thu được những kết quả đáng mừng như: lợi nhuận luôn tăng trưởng qua các năm, tổng vốn huy động và tổng dư nợ qua các năm đều tăng trưởng bền vững. Chi nhánh ngày càng chiếm được nhiều niềm tin trong lòng người dân địa phương. Song bên cạnh những mặt đạt được trên còn một số tồn tại sau:
Cùng với sự tăng lên của dư nợ thì nợ quá hạn cũng tăng lên. Tuy con số này là không lớn so với quy định nhưng có xu hướng tăng lên nên chi nhánh cần chú ý.
Một số cán bộ tín dụng ở một số chi nhánh trực thuộc khi đăng ký hồ sơ thiếu chính xác dẫn đến mất nhiều thời gian cho việc tìm sai như: sai về đăng ký TSBĐ cũng như giải chấp TSĐB, đăng ký mục đích vay vốn chưa chi tiết đến đối tượng vay, việc điều chỉnh sai sót chưa đúng quy trình...
b.Nguyên nhân:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên ở chi nhánh bao gồm nguyên nhân chủ quan( do trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng…), nguyên nhân khách quan(do dịch bệnh, thiên tai, do lạm phát…). Sau đây là những nguyên nhân cơ bản.
*Nguyên nhân do khách hàng vay vốn:
Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là một trong những nguyên nhân chính và cổ điển nhất. Các đối tượng khách hàng của chi nhánh bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh, các công ty cổ phần, công ty TNHH, và các cá nhân, các hộ vay tiêu dùng. Bất kỳ một biến cố, một rủi ro nào xảy đến với các đối tượng khách hàng này cũng đều khiến ngân hàng có thể gặp phải rủi ro hoặc những hành vi cố ý lừa đảo của khách hàng này cũng khiến ngân hàng phải hứng chịu rủi ro. Ta có thể đưa ra những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thường xuyên nhất từ phía khách hàng như sau:
Khách hàng là các công ty cổ phần, công ty TNHH:
-Các ông chủ của các doanh nghiệp này thường không có trình độ về quản lý, kinh doanh, họ chỉ có chút vốn ban đầu để thành lập công ty TNHH hoặc hùn vốn lại thành lập công ty cổ phần nên họ hầu như không có chút kiến thức nào về mặt hàng mà mình sản xuất, kinh doanh. Vì thế, khi họ vay vốn của ngân hàng để
sản xuất kinh doanh thường không sử dụng hiệu quả đồng vốn, kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả nợ ngân hàng.
-Do doanh nghiệp thiếu thông tin kinh tế về tài chính trong nước khi đó không nắm bắt được các thông tin thị trường khu vực và các vùng lân cận như là:
nhu cầu thị trường, về đối tác, về tình hình cạnh tranh... vì thế mà các quyết định kinh doanh thường sai lầm đầu tư vào những lĩnh vực gần như đã bão hòa, đây là nguyên nhân thường gặp nhất.
-Do doanh nghiệp đã sản xuất kinh doanh một mặt hàng truyền thống mà đặc điểm của mặt hàng này là nguyên vật liệu nhập về nếu không sản xuất mặt hàng đó thì không thể sản xuất mặt hàng phụ khác nên khi mặt hàng này bị ứ đọng, không tiêu thụ được thì doanh nghiệp sẽ bị rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ, không có tiền trả nợ ngân hàng
-Do doanh nghiệp cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích. Đây là hành vi lừa đảo phổ biến của các doanh nghiệp tư nhân mà các cán bộ tín dụng khó lường trước được. Họ thường trình lên ngân hàng các phương án, dự án kinh doanh có tính khả thi cao để xin vay vốn. Các cán bộ tín dụng xem xét thấy đầy đủ mọi điều kiện và quyết định cho vay nhưng đến khi vay được vốn họ lại không sử dụng vào phương án, dự án kinh doanh mà sử dụng vào các mục đích khác.
Khách hàng là các hộ sản xuất, kinh doanh:
-Đối tượng khách hàng này chủ yếu vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt, số còn lại vay vốn để buôn bán nhỏ ngoài chợ. Với các hộ vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt thường họ là những người nông dân chỉ biết chăn nuôi trồng trọt theo kinh nghiệm của bản thân, không mang tính khoa học kỹ thuật. Vì thế khi vay vốn ngân hàng để chăn nuôi, trồng trọt với quy mô lớn thì họ rất dễ gặp phải rủi ro nếu có biến cố xảy đến với vật nuôi cây trồng của họ. Khiến người dân làm ăn thua lỗ hoặc mất hầu như toàn bộ vốn dẫn đến không có nguồn vốn trả nợ ngân hàng, đẩy ngân hàng vào tình trạng rủi ro tín dụng.
-Các hộ buôn bán kinh doanh, do không nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng nên mua ồ ạt hàng hóa về mà không tiêu thụ được, vốn ứ đọng nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
-Một nguyên nhân nữa là do các hộ sản xuất kinh doanh cố tình lừa đảo ngân hàng. Lập phương án giả để vay vốn ngân hàng, nhưng khi vay được vốn lại sử dụng cho các mục đích khác.
Khách hàng là cá nhân, hộ vay tiêu dùng:
Nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng từ đối tượng khách hàng này là do các cá nhân, hộ này không lên được một kế hoạch thu nhập, chi tiêu chính xác. Điều này có nghĩa là khi họ gửi đến ngân hàng một kế hoạch chi tiêu để xin ngân hàng cấp một khoản tín dụng thì họ đã không lường trước được những biến cố có thể xảy đến với họ, chẳng hạn bị giảm lương do công ty làm ăn không hiệu quả, bị sa thải... Ngoài ra còn có nguyên nhân rủi ro bất ngờ xẩy đến với người vay vốn như ốm đau, tai nạn...
Trên đây là những nguyên nhân riêng gây nên rủi ro tín dụng cho ngân hàng của từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra còn có nguyên nhân chung là rủi ro đạo đức: các khách hàng cố tình trây ỳ không trả nợ cho ngân hàng.
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
-Do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, số NHTM ngày càng tăng làm cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Để lôi kéo khách hàng, ngân hàng có thể cho vay với lãi suất thấp, điều kiện vay nới lỏng, lựa chọn các dự án chưa thật tốt...
đây chính là một trong các nguyên nhân khiến ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng.
-Việc thực hiện thế chấp chưa tốt. Tình trạng cho vay có tài sản thế chấp có giá trị nhỏ hơn khoản vay rất nhiều tiềm ẩn rủi ro rất lớn khi khách hàng có khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, tài sản dùng làm thế chấp thường là đất đai, nhà xưởng, nhà ở... mà thị trường bất động sản ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Tuyên Quang nói riêng lại không ổn định gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc thẩm định, đánh giá chính xác được giá trị của tài sản thế chấp.
-Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế nhất là đối với các cán bộ tín dụng ít tuổi, thiếu kinh nghiệm nghề nghiệp. Trình độ tin học chưa đồng đều, gây khó khăn trong công việc.
* Nguyên nhân rủi ro do môi trường sản xuất kinh doanh.