Khoản 4: Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà tổ
III. Một số kiến nghị
Vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM nói chung và của NHNo &
PTNT Tuyên Quang nói riêng hiện đang được coi là nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên cũng là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp, không thể giải quyết một sớm một chiều. Để giải quyết vấn đề này, các NHTM không ngừng phải xây dựng một hệ thống các giải pháp đúng đắn mà còn phải triển khai thực hiện một cách liên tục, bền bỉ và có hiệu quả. Nó đòi hỏi không chỉ những nỗ lực của từng ngân hàng mà còn có sự chỉ đạo phối hợp đồng bộ của nhiều cấp, nhiều ngành có liên quan.
Để góp phần thực hiện tốt những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Tuyên Quang em xin đề xuất kiến nghị một số vấn đề sau:
1.Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, giúp các NHTM mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, đề nghị Chính phủ:
Một là: Tạo một môi trường chính trị – xã hội ổn định. Thực tế từ các nước trên thế giới cho thấy rằng khi tình hình kinh tế chính trị bất ổn sẽ rất dễ dẫn đến những khủng hoảng về kinh tế, kéo theo sự bất ổn về tình hình tài chính tiền tệ.
Với thực tế như vậy, đã cho thấy tầm quan trọng của nhà nước trong việc thiết lập một môi trường chính trị – xã hội ổn định, không có những biến động gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Từ đó giúp cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng tránh được những cú sốc do những biến động bất ngờ từ môi trường kinh doanh, từ đó tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Hai là: Cần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam, có như vậy mới đủ sức bước vào “ sân chơi” chung khi hội nhập. Để làm được điều này, theo em cần phải thực hiện quyết liệt hơn nữa đề án tái cơ cấu hệ thống NHTM của chính phủ, cụ thể: tăng vốn điều lệ cho các NHTM; nâng cao chất lượng tài sản có và tăng khả năng an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là đối với các NHTM nhà nước; tăng cường hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; nâng cao khả năng quản lý, điều hành ngân hàng...
Ngoài ra, Chính phủ nên cho phép các ngân hàng đủ điều kiện, đặc biệt các NHTM nhà nước, phát triển theo định hướng thành tập đoàn tài chính để tạo điều kiện cho các ngân hàng cạnh tranh thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng mở cửa và năng động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sử dụng giải pháp cổ phần hóa các NHTM nhà nước nhằm đạt được hai mục tiêu quan trọng:
tăng vốn để đạt tới các chuẩn mực quốc tế và tạo dựng một cơ chế quản lý, văn hóa kinh doanh ngân hàng hiện đại phù hợp với xu thế của thời đại.
Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần giảm thiểu sự can thiệp trong hoạt động ngân hàng, kết hợp nâng cao tính tự chủ của ngân hàng thông qua một số biện
-Hạn chế các khoản cho vay theo chỉ định
-Nâng cao tính tự chủ về công tác nhân sự cho các NHTM Việt Nam -Nâng cao tính tự chủ về tài chính cho các NHTM Việt Nam.
Ba là: Cần thành lập AMC- công ty mua bán nợ tồn đọng cấp quốc gia để xử lý những món nợ lớn mà từng công ty AMC của ngân hàng không giải quyết được.
Bốn là: Các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử các vụ án liên quan đến hoạt động ngân hàng.
2.Kiến nghị với NHNN:
Quyết định 493/2005QĐ-NHNN và 18/2007QĐ-NHNN đã bộc lộ một số nhược điểm cơ bản cần chỉnh sửa như sau: Chưa phân loại nợ, trích lập dự phòng đầy đủ với các khoản mục tài sản có có phát sinh rủi ro tín dụng, cụ thể: Các loại tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, các chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn, các loại công cụ chuyển nhượng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ quy định tại quyết định 493 mới chung chung không cụ thể do đó các tổ chức tín dụng khi xây dựng gặp nhiều khó khăn, mức độ hoàn thành và chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa tốt.
Vì vậy cần xây dựng thông tư nhằm mục đích khắc phục hạn chế của quyết định 493, thống nhất phương pháp, nội dung quản lí chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng trên cơ sở đánh giả khả năng trả nợ của khách hàng. Cần tiếp thu và áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất của các nước phù hợp với điều kiện Việt Nam, phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu của từng tổ chức tín dụng và của cả hệ thống tổ chức tín dụng để có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp.
Một là: NHNN cần có quy đinh cụ thể, biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Các NHTM Việt Nam cũng như NHTM nước ngoài đều phải tuân theo một cơ chế hoạt động thống nhất của NHNN, không được nới lỏng các điều kiện tín dụng để cạnh tranh, giành giật khách hàng gây rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
Hai là: Hệ thống văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng hiện nay còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chồng chéo gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM. Vì vậy, NHNN cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ
thống văn bản này để đảm bảo sự an toàn, ổn định trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Ba là: Trung tâm tín dụng CIC của NHNN cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác.
Trung tâm CIC cần phải kết hợp chặt chẽ hơn nữa với các NHTM để khai thác triệt để nguồn thông tin về khách hàng. Như vậy, các NHTM mới có thể đủ thông tin để quyết định cho vay.
Bốn là: NHNN cần tăng cường hơn nữa việc kiểm soát các NHTM thông qua các hình thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Từ đó cảnh báo các NHTM đối với các lĩnh vực rủi ro cao. Cần có quy định buộc các ngân hàng phải thực hiện hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ để tiện cho việc quản lý của NHNN.
3.Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam:
*Sự cạnh tranh về thị phần khách hàng lẫn nhau trong nội bộ sẽ dẫn tới càng làm tăng chi phí, làm giảm uy tín và ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài chính của toàn ngành nên đề nghị NHNo Việt Nam có biện pháp chỉ đạo cụ thể về chính sách lãi suất
* Đề nghị NHNo Việt nam nên tập trung làm đầu mối trong việc đi vay của các TCTD, không nên để các chi nhánh đi vay như hiện nay.
* Tiến hành quản lý rủi ro toàn diện.
NHNo Việt Nam nên thực hiện quản lý rủi ro một cách hệ thống để có thể nhận thức được tất cả các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải từ đó có được những biện pháp phòng ngừa tối ưu nhất.
Để quản lý rủi ro hệ thống đòi hỏi một hệ thống kiểm tra kiểm soátt sâu sát tất cả hoạt động của ngân hàng cũng như chính sách tài chính của ngân hàng.
Trước tiên, ngân hàng nên cân nhắc tất cả những rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá... Sau đó với chiến lược kinh doanh hiện thời, ngân hàng tiến hành xếp hạng rủi ro theo mức độ tác động và khả năng xảy ra.
* Nâng cao công tác kiểm soát nội bộ theo định hướng rủi ro NHNo cần chú trọng 2 vấn đề sau:
-Công tác lập kế hoạch kiểm soát phải được xây dựng trên cơ sở phân tích rủi ro các mảng hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cần xác định những hoạt động kinh doanh nào có chứa đựng nhiều rủi ro để xác định trong tầm kiểm soát.
-Thực hiện kiểm soát: ngân hàng cần tiến hành kiểm soát và quản lý rủi ro trên cơ sở gồm 4 bước:
+ Bước 1: Xác định rủi ro.
+ Bước 2: Định hướng rủi ro.
+ Bước 3: Điều tiết rủi ro.
+ Bước 4: Giám sát rủi ro.
* Tổ chức và cơ cấu lại cơ quan quản lý rủi ro của ngân hàng.
* Nâng cao trình độ quản lý tại mỗi chi nhánh.
4.Kiến nghị với NHNo & PTNT Tuyên Quang:
Chi nhánh tiếp tục mở rộng tín dụng theo phương châm: “An toàn, hiệu quả, bền vững”. Thực hiện chủ trương điều hành tăng trưởng tín dụng theo nguyên tắc có tăng nguồn vốn mới được tăng trưởng tín dụng tương ứng theo tỷ lệ kế hoạch được giao. Hướng đầu tư năm 2010 tập trung chủ yếu vào các dự án có hiệu quả của hộ sản xuất kinh doanh và các DNNVV, cho vay thu mua lúa gạo, hàng nông sản, các dự án phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp –dịch vụ-nông lâm nghiệp. Giữ vững cơ cấu dư nợ cho vay nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70% trên tổng dư nợ.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng. Thực hiện phân loại khách hàng theo tiêu chí của NHNo & PTNT Việt Nam. Thẩm định món vay phải đồng thời chú trọng đến tính hiệu quả, khả thi của dự án và tài sản đảm bảo tiền vay.
Kiên quyết từ chối các dự án thiếu hiệu quả và mức độ rủi ro cao.
Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.