Giới thiệu về của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Lào – Việt

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thuật thương liên doanh lào việt (Trang 35 - 39)

Ngân hàng liên doanh Lào - Việt (LVB) được thành lập theo quyết định của Chính phủ 2 Nước giao cho 2 ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của Lào và Việt Nam, là Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL) và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV), góp vốn thành lập. Hội sở chính LVB được khai trương hoạt động ngày 22/06/1999 tại số 05 đại lộ Lane Xang - Thủ đô Viêng Chăn - CHDCND Lào. Sau gần 3 năm khai trương hoạt động, LVB đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong việc góp phần phát triển kinh tế xã hội, ổn định tài chính tiền tệ CHDCND Lào, tăng cường mối quan hệ kinh tế, thanh toán, thương mại Lào -Việt Nam. Hoạt động của LVB đã tạo được niềm tin trong các doanh nghiệp khách hàng và. được Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước 2 Nước đánh giá cao. Thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, LVB đã mở rộng mạng lưới chi nhánh để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Đến nay đã có thêm 2 chi nhánh tại Hà Nội và tỉnh Champasak được khai trương hoạt động và hoàn thành khai trương chi nhánh thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục khai thác chi nhanh thứ 4 tại tỉnh Savanhnakhet. Ngân hàng liên doanh Lào - Việt sẽ là cầu nối cho quan hệ thanh toán, kinh tế, thương mại đầu tư giữa 2 nước Lào - Việt.

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, LVB đã mở rộng mạng lưới chi nhánh để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Đến nay đã có thêm 2 chi nhánh tại Hà nội và tỉnh Champasak được khai trương hoạt động và đang chuẩn bị khai trương chi nhánh thứ 3 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngân hàng liên doanh Lào - Việt sẽ là cầu nối cho quan hệ thanh toán, kinh tế, thương mại đầu tư giữa 2 nước Lào - Việt.

Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt (Lao-Viet Bank) ra đời là kết quả của cả một quá trình hợp tác toàn diện và thân thiện giữa hai nước Việt Nam và Lào. Hàng loạt các mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị đã diễn ra trước đó tạo nền móng cơ sở cho sứ mệnh của LVB. Ngày 05/09/1962 hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đánh dấu giai đoạn mới, khẳng định sự gắn bó vận mệnh của hai dân tộc anh em. Ngày 18/07/1977, tại Viêng Chăn, Thủ tướng Chính

phủ CHDCND Lào Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Phạm Văn Đồng đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào, mở trang mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Một trong những nét nổi bật của quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt – Lào, Là hai nước từng bước hội nhập khu vực và quốc tế thành công. Hai bên phối hợp chặt chẽ với Vương quốc Campuchia triển khai các cam kết thực hiện Tuyên bố Viêng Chăn và Thỏa thuận giữa ba Thủ tướng Việt Nam - Lào - Campuchia tại TP Đà Lạt tháng 12/2006 về Tam giác phát triển, cùng các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông xúc tiến các dự án Hành Lang Kinh tế Đông - Tây, hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), hợp tác kinh tế chiến lược ba dòng sông (ACMECS), hợp tác sông Hằng - sông Mê Kông, ASEAN, Đông Á… Sự tham gia tích cực, hiệu quả của Việt Nam và Lào vào các tiến trình hợp tác khu vực, đa phương được dư luận ca ngợi, đánh giá cao, nâng cao vị thế và uy tín của hai dân tộc trên trường quốc tế. Trong số những mốc lịch sử quan trọng trong quan hệ hai nước, việc thành lập ngân hàng Liên doanh Lào - Việt là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới, thân thiện, cụ thể trong quan hệ kinh tế hai nước, tăng cường hơn nữa nền tảng cho sự hợp tác chính trị, xã hội giữa hai Đảng, hai dân tộc. Trước sự chứng kiến của các vị lãnh đạo cao cấp của hai Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, ngày 22/06/1999 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL) đã ký kết thoả thuận hợp tác thành lập Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt Tên đầy đủ: Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt Tên tiếng Anh: Lao-Viet Bank Tên Viết tắt: LVB Địa chỉ:

44 Lanexang, Vientaine Lao PDR.

2.1.1 Chức năng nhiệm vụ

- Là Ngân hàng được trang bị công nghệ tiên tiến hiện đại ở Lào, quy trình giao dịch khách hàng một cửa với phương châm hoạt động: Thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn.

- Là Ngân hàng làm đại lý giải ngân các nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi của Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế dành cho Lào.

- Là Ngân hàng có nhiều dịch vụ hiện đại như chuyển tiền, thanh toán quốc tế, đại lý thanh toán thẻ VISA, séc du lịch... đi Việt Nam và các nước trên thế giới nhanh chóng thuận tiện, chi phí thấp nhất.

- Là Ngân hàng đạt tổng tài sản có tăng gấp 3 lần sau hơn 2 năm đi vào hoạt động, hoạt động tuân thủ pháp luật, an toàn, hiệu quả, theo kịp các chuẩn mực của

ngân hàng khu vực và quốc tế, kết quả kinh doanh có lãi liên tục tăng cao qua các năm.

- Là Ngân hàng có các tổ chức cơ sở liên tục các năm giữ vững danh hiệu trong sạch vững mạnh.

- Là thành viên của các tổ chức:

 Hiệp hội Ngân hàng Lào.

 Tổ chức thanh toán quốc tế SWIFT.

 Quỹ bảo hiểm tiền gửi Lào.

- Là Ngân hàng đầu tiên ở Lào nhập hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT và mở trang Web trên mạng Internet, thông tin tư vấn đầu tư và giới thiệu cơ hội đầu tư cho khách hàng vào Lào.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nội bộ

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của hệ thống.

Nguồn: Lao Viet Bank major informations.

2.1.2.2 Các bộ phận phòng ban của cơ cấu tổ chức

Theo sơ đồ cơ cấu nội bộ của LVB đã thể hiện cho chúng ta thấy được việc phân chia nhiêm vụ, ủy quyền và trách nhiệm giữa các bộ phận trong hệ thống nội

bộ, trong đó ban Giám Đốc có vai trò quan trọng trong việc điều hành các bộ phận các trong hệ thống, đối tượng quản lý trực tiếp của ban Giám Đốc là Uỷ Ban Tín Dụng, Ban Quản Trị và Uỷ Ban Tài Sản. Từ đấy ba phòng ban sẽ trực tiếp quản lý và các bộ trực thuộc của mình qua việc ủy quyền và giám sát trong mỗi giai đoạn.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua, mặc dù áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng rất cao nhưng LVB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của toàn ngành trong hai lĩnh vực huy động vốn và cho vay tổ chức kinh tế và dân cư ở Lào. So với tăng trưởng và thực hiện kế hoạch huy động vốn năm 2010, Tổng nguồn vốn huy động toàn hệ thống đạt trên 290 triệu USD quy đổi tăng 22% so với năm 2009. Trong đó tiền gửi của TCKT&DC đạt gần 179 triệu USD chiếm 62%

tổng vốn huy động, bằng 105% kế hoạch và tăng 31% so với năm 2009.

Tất cả các đơn vị đều hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn TCKT&DC được giao với mức độ thấp nhất là hoàn thành 101% của Chi nhánh TP.HCM, đạt mức 40,23 triệu USD; chi nhánh Hà Nội vượt 3% kế hoạch, đạt 33.8 triệu USD; Hội sở chính vượt 3%, vượt 87.7 triệu USD; chi nhánh Champasack vượt 33% đạt 13.6 triệu USD và chi nhánh Savan đạt 3.65 triệu USD tăng 22% so với kế hoạch.

Với chất lượng của nguồn vốn Bên cạnh những kết quả chung đạt được, cần phải lưu ý về tỷ lệ tiền gửi của dân cư, có tính ổn định hiện vẫn ở mức thấp. Tiền gửi dân cư hết 31/12/2010 đạt gần 84 triệu USD, mới chỉ chiếm gần 47% tổng vốn TCKT&DC, tăng không đáng kể so với năm 2009. Tỷ lệ này cần phải được nâng cao trong năm tới để đảm bảo ổn định lâu dài và đảm bảo khả năng thanh khoản của LVB, đặc biệt là tại khu vực thị trường Lào.

- Một vấn đề cần được lưu ý khác là huy động vốn tại thời điểm cuối năm cao hơn mọi thời điểm trong năm. Điều này cho thấy các đơn vị vẫn còn tập trung nhiều vào việc chạy theo kế hoạch trong khi thực chất nguồn vốn huy động bình quân trong năm ở mức thấp hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, thị phần của LVB hiện nay vẫn còn thấp so với mô hình toàn ngành và đạt mức trung bình khá trong nhóm thị trường Lào. Nếu so với các NHTMCP khác đang dẫn đầu thị trường hiện nay đối với thị trường Lào là Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL), NHTMCP Sài Gòn Thường Tín (Sacombank), NHTMCP Kỹ Thương Phongsavanh, NHTM Indochina, ngân hàng ST Bank. Do vậy cho nên vị trí xếp hạng của LVB đã bị thay đổi ở thị trường Việt Nam bị giảm đi còn ở thị trường Lào thì có xu hướng tăng lên.

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thuật thương liên doanh lào việt (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w