Tác động của các yếu tố môi trường vi mô a. Môi trường cạnh tranh của ngành

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thuật thương liên doanh lào việt (Trang 52 - 60)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương liên doanh Lào – Việt

2.3.1.2 Tác động của các yếu tố môi trường vi mô a. Môi trường cạnh tranh của ngành

Hiện nay ngành ngân hàng trong thời gian 5 năm trở lại đây có sự biến đổi về nhiều góc độ và nhiều khía cạnh ngay cả chiều sâu và chiều rộng, hiện nay ngân hàng ở lào gồm có 28 ngân hàng, từ đó ngân hàng nhà nước gồm 07 và ngân hàng tư nhân gồm 21 ngân hàng lẫn chi nhánh, thị phần ngân hàng nhà nước gồm hơn 73% ngân hàng tư nhân gồm 27%.

Từ đó ngành ngân hàng hiện nay đã có sự cạnh tranh gay gắt và từ đấy các ngân hàng muốn cạnh tranh trên thị trường thì phải đưa ra những chiến lược Marketing để thu hút khách hàng để tồn tại và phát triển thị trường. theo nghiên cứu ngành ngân hàng xét theo tâm lý của khách hàng thì cho thấy ngân hàng nhà nước

là loại ngân hàng mà được sự ưa chuộng của khách hàng là phần lớn do các yếu tố dưới đây:

 Ngân hàng Nhà nước là thay mặt cho thành phần quản lý tiền tệ mà chủ sở hữu chính là Nhà nước, cho nên gây tác động vê tâm lý của khách hàng nhất định, thể hiện qua sự yên tâm đối với khách hàng mang tính chất nhà nước.

 Ngân hàng Nhà nước có quy mô vốn điều lệ và vốn lưu động lớn hơn “tiềm lực về tài chính lớn hơn” cho nên sẽ tác động trực tiếp và giám tiếp đến năng lực cạnh tranh của loại ngân hàng này.

 Ngân hàng Nhà nước có nhiều hệ thống phân phối hơn loại ngân hàng tư nhân, Như ngân hàng BCEL, LDB, NH PTNN các loại ngân hàng này có nhiều kênh phân phối rộng hơn các loại ngân hàng tư nhân, dẫn đến thuận tiện trong việc chuyển tiền và giao lưu vê thủ tục giữa ngân hàng và ngân hàng. Lý do mà ngân hàng tư nhân có ít kênh phân phối hơn là ngân hàng Nhà nước chính là do lợi nhuận hoặc hiệu quả của việc đầu tư, thường ngân hàng tư nhân sẽ tập trung đầu tư vào trung tâm kinh tế của các tỉnh mà có việc giao dịch về nền kinh tế lớn, tính theo số lượng, quy mô, khả năng sản xuất kinh doanh, điều kiệu môi trường kinh tế. nếu ngân hàng tư nhân mà không chúng trọng trong đầu tư mà có tình trạng đầu tư dàn trải thì đó sẽ làm cho ngân hàng thiếu tính linh hoạt mà tất nhiên ngân hàng tư nhân sẽ không bao giờ làm điều đấy.

Mặc dù ngân hàng Nhà nước có khả năng trong việc cạnh tranh hơn NHTN như cũng có hạn chế nếu so với một số NHTN, NHNN khác.

 Ngân hàng Nhà nước không linh hoạt về quyền định và chiến lược Marketing một cách cập nhật và nhanh chóng như NHTN, cho nên về dịch vụ tiền gửi NHTN có mức lãi suất cao, có nhiều quà tặng, có nhiều phần thưởng hơn NHNN. Đồng thời NHTN mỗi quỹ ngân hàng tư nhân sẽ có cuộc họp bàn về chiến lược Marketing trong cả găn hạn và dài hạn nến so với NHNN thì việc làm ấy sẽ phải diễn ra trong vòng một năm để đưa ra chính sách phù hợp với điều kiện mới.

 Về mặt kênh phân phối mặc dù loại NHNN có tiềm lực trong phạm vi quốc gia, nhưng mà xét theo góc độ quốc tế thì NHNN có thể hạn chế nếu mà so với NHTN, NHNN có trình độ quốc tế, cả về tiềm lực về mặt tài chính, nhân sự, công nghệ, kờnh phõn phối, điều đấy thể hiện một khoảng cỏch rừ rệt giữa NHNN và NHTN. Điều mà NHNN tiếp thu hiện nay là việc liên kết với NHTN, NHNN để hạn chế khoảng khác biệt của 2 lĩnh vực ngân hàng, mà đôi bên đều hưởng lợi.

 Về dịch vụ loại NHNN có tốc độ phục vụ khách hàng chậm hơn so với loại NHTN, lý do là việc lương thưởng của loại NHNN và NHTN có sự khác biệt nhau về chính sách nhân sự, thường chế độ của NHNN tuân theo mức độ thâm niên làm

việc, yếu tố chính trị….còn đối với NHTN thì tính theo khả năng làm việc của mỗi nhân viên là chính, lương thưởng tuân theo lợi nhuận mà hàng năm ngân hàng thu được. Từ đấy giúp cho chúng ta hiểu sơ qua về hai loại hình ngân hàng một cách chung nhất trên thị trường Lào hiện nay.

b. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế.

Ngân hàng cũng không nằm ngoại lệ của quy luật tự nhiên về thế giới vật chất, đều có sự biến đổi, thay thế của phạm trù hiện vật mà tồn tại trong phạm vi khách quan. Mối đe dọa của sản phẩm thay thế của ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng nói riêng, là những loại dịch vụ cầm đồ. Hiện nay dịch vụ này đã có sự phát triển so song với với dịch vụ ngân hàng. Lý do dịch vụ này phát triển và ngày càng tăng quy mô và tính ảnh hưởng của nó là bởi vì dịch vụ này thuận tiện về không gian và thời gian so với dịch ngân hàng thông thường.

Thuận tiện về mặt không gian của dịch vụ này:

Do không phải tài sản nào cũng làm thế chấp với ngân hàng được, nhưng đối với dịch vụ cầm đồ thì điều đó trở nên dễ dàng hơn, trong việc thay tại sản hiện có thành tiền để sử dụng tùy mục tiêu sử dụng của mỗi cá nhân mà không cần phải báo cho chủ cho vay biết. Việc thay tài sản hiện có của khách hàng hiện nay cũng có nhiều ngân hàng cho sự quan tâm và đưa ra dịch vụ cầm ô tô với tốc độ giải ngân trong vòng một ngày. Dịch vụ này được sự quan tâm của nhiều khách hàng mà vốn của người ta bị đọng trong sản vật có thể thay đổi thành thế chấp và đổi thành tiên.

Mặc dụ có sự thích nghi trong điều kiện mới hiện nay của một số ngân hàng, nhưng ngân hàng không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện, với sự đa dạng của nhu cầu và sự đa dạng của vật thế chấp. Cho nên dịch vụ cần đồ là đáp án trong khe thị trường này.

Thuận tiện về mặt thời gian.

Việc giao dịch của dịch vụ cầm đồ xẩy ra trong khoảng thời gian gắn, khác với dịch vụ ngân hàng mà phải cần rất nhiều thời gian trong việc nghiên cứu, đánh giá, kiểm tra và giải ngân. Điều này thích nghi với bối cạnh của khách hàng mà cần sử dụng vốn một cách nhanh chóng và kịp thời. So với dịch vụ của ngân hàng thì điều đấy còn phải được trả qua nhiều khâu và mất nhiều thời gian hơn. Thường mỗi hợp đồng phải cần ít nhất 1 tuần trong việc làm đơn, đánh giá thế chấp chon đến giải ngân. Dẫn đến việc không tiện và không phù hợp với nhu cầu khách hàng.

c. Mối đe dọa đối thủ cạnh tranh.

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, việc xâm nhập của các tổ chức mạnh nước ngoài trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, các tổ chức nước ngoài nói chung tổ

chức ngân hàng nói riêng, thì cũng đều có việc tấn công đến thị trường mới mà sở khai đầy tiềm năng hơn. Với tình hình kinh tế khó khăn của Châu Mỹ và Châu Âu hiện nay dẫn đến nguồn vốn của các nhà đầu tư chuyển dịch sang thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Việc xâm nhập không chỉ lĩnh vực ngân hàng mà còn nhiều lĩnh vực khác có tộc độ mạnh cả về số lượng lẫn quy mô. Điều này tác động ảnh hưởng trực tiếp đến khía cạnh ngânh hàng trong nước, ngày càng khó khăn hơn về khả năng trong việc đối phó với các ngân hàng lớn đang có mặt ở trên thị trường.

d. Môi trường khách hàng và người cung cấp.

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, khách hàng có sức mặc cả hơn bao giờ hết từ khi khai sinh cơ chế thị trường đến hiện nay. Sức mặc cả ở đây nếu so với lĩnh vực ngân hàng thì việc khách hàng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mà khách hàng thấy bản thân thu được lợi nhiều hơn so với nhà cung cấp dịch vụ khác. Dưới đây là yếu tố mà khách hàng hàng thường lấy làm cơ sở để đánh giá nhà cung cấp dịch vụ:

Hình ảnh, thương hiệu: đây là yếu tố cơ bản mà khách hàng sẽ nghĩ đến đầu tiên khi mà lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, thương hiệu có ý nghĩa trực tiếp lẫn dẫn tiếp đến tâm lý của khách hàng, một thương hiệu có thể gắn kết với từng nhóm loại khách hàng nhất định. Ví dụ: Ngân hàng Liên Doanh Lao – Việt thương hiệu của ngân hàng thì chủ yếu gắn kết với nhóm khách hàng có giao lưu kinh doanh giữa Lào và Việt Nam, giữa sự đoàn kết giữa hai nước. từ đấy thể hiện nhu cầu của mỗi nhóm khách hàng lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ phù hợp với điều kiện, bối cảnh của mình, sao cho thỏa mãn nhu cầu đấy của khách hàng.

Sản phẩm và dịch vụ: mỗi ngân hàng đều tập trung cung cấp dịch vụ, chức năng nhiệm vụ cơ bản là tính dụng bao gồm việc bảo lãnh mua thiết bị trả chậm, vay vốn nước ngoài, thực hiện hợp đồng, đối ứng, tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn. Huy động vốn: tiết kiệm thông thường, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang. Dịch vụ: bao gồm các hoạt động thành toán quốc tế như mở LC “ nhập và xuất LC” nhờ thu thu đến, thu đi, nhờ thu séc, chuyển tiền triết khấu. Dịch vụ khác: thu đổi ngoại tê, tiền mặt, dịch vụ ngân quỹ tiền mặt, chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thu chi hộ, trả lương tự động …Tất cả là yếu tố về sản phẩm và dịch vụ của mà khách hàng có yêu cầu trong việc giao dịch. Ngân hàng nào có khả năng chuyên vào những dịch vụ nào thì sẽ được khách hàng ưu tiên và hút khách được nhiều hơn. Đối với dịch vụ của ngân hàng LVB thì gồm các dịch vụ nêu trên mà dịch vụ chủ chốt là cho vay tín dụng và thanh toán quốc tế, đây là dịch vụ mà ngân hàng LVB chuyên và được sự quan tâm, sử dụng của giới khách trong và ngoài nước.

Công nghệ: Vai trò của công nghệ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung cấp dịch vụ của ngân hàng, công nghệ không chỉ giúp cho quá trình giao dịch trở nên thuận tiện và gắn đi, nó còn tác động đến chất chất lượng của dịch vụ thể hiện thông qua: việc nắm bắt, sao chép thông tin của mỗi khách hàng một cách đầy đủ, tạo sự thuận tiền về mặt không gian va thời gian trong việc giao dịch, giảm bớt sự giao dịch trực tiếp với sở giao dịch, tiết kiệm nguồn lực về nhiều mặt cho cả ngân hàng và khách hàng, tăng hiệu quả hoạt dộng kinh doanh của ngân hàng cũng như lấy được sự hài lòng của khách hàng.

Nhân viên: yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong những ngành dịch vụ, ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. nhân viên là mặt mũi của ngân hàng, một nhân viên tốt phải có thái độ niềm nở, thân thiện, nhiệt tình, vui vẻ với khách hàng. Khách hàng sẽ căng thẳng hoặc thỏa mãn khi mà tiếp xúc với nhân viện để tra đổi thông tin giữa hai bên trong hoạt động giao dịch, một nhân viên phải gồm các yếu tố như:

- Phải nắm được chuyên môn vì đó không chỉ thể hiện tính chuyên môn của ngân hàng, mà còn ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng.

- Phải có tính thân thiện và nhiệt tình.

- Phải có ngôn ngữ dễ hiểu: nhiều khi có tình trạng hiểu nhầm trong việc giao dịch, đặc biệt là về con số, nhân viên phải hạn chế từ ngữ chuyên môn và trong khi giao dịch với khách hàng là phải giải thích cho khách hàng một cách kỹ lưỡng để hạn chế những vấn đề sai sót có thể xảy ra. “đặc biệt là đối với khách hàng nước ngoài”.

- Ngoại hình: đối với ngoại hình của nhân viện có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tầm trạng của khách hàng, nhân viên phải ăn mặc động phục mà ngân hàng chuyển bị cho hoặc theo quy định của ngân hàng đặt ra, kiểu tóc, mùi người phải giữ trạng thái lịch sự và đặc biệt phải cử mùi “ không gây bất cứ khó chịu nào cho khách hàng, khi mà tiếp xúc với khách hàng khi ở gần

2.3.2 Yếu tố môi trường bên trong 2.3.2.1 Năng lực tài chính

a. Quy mô vốn và cơ cấu vốn

Là liên doanh ngân hàng của 2 Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu của mỗi nước:

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) - Ngân hàng Ngoại thương Lào (BCEL)

Ngân hàng LVB với vốn đăng ký là 15 triệu USD với hiện nay ngân hàng LVB đã có tổng tài sản hơn 232 triệu USD. Trong đó huy động vốn từ tổ chức và

các cá nhân đại chúng được hơn 207 triệu USD và các khoản vay tín dụng hơn 130 triệu USD, với nợ xấu từ 14% từ trước hiện nay là chỉ còn 4,7%. Theo kế hoạch của các thanh viên góp vốn trước ngày 30/10/2011 các bên sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ cho LVB lên 37,5 triệu USD trong đó vốn góp của BIDV là 24,375 triệu USD, việc góp vốn do ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL) đã ký biên bản điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ của Ngân hàng Liên Doanh Lào – Việt (LVB).

Theo đó, tỷ lệ góp vốn của các bên trong Liên Doanh tại LVB được quy định như sau: BIDV sẽ góp vốn 65%, BCEL góp vốn 35%. Việc góp vốn sẽ tiến hành 2 đợt.

Đợt 1: trước 30/10/2010 các bên sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ cho LVB lên 37.5 triệu USD. Cụ thể, vốn góp của BIDV là 24.375 triệu USD và của BCEL là 13.125 triệu USD. Mục đích của đợt tăng vốn này là nhằm tăng năng lực tài chính, đảm bảo mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Chính phủ Lào và Việt Nam.

Đợt thứ 2: sẽ diễn ra vào năm 2012, các bên tiếp tục tăng vốn điều lệ cho LVB lên tối thiểu là 65 triệu USD để tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh của LVB, tập trung tăng quy mô, mở rộng hoạt động tại thị trường Lào.

Việc điều chỉnh cơ cấu, tỷ lệ góp vốn tại LVB được thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Lào về tỷ lệ góp vốn của các bên trong liên doanh. Đây là những động thái tích cực của BIDV và BCEL nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của LVB trong thời gian tới.

b. Khả năng thanh khoản

LVB có khả năng thanh khoản tương đối tốt do có sự hỗ trợ từ ngân hàng BIDV và BCEL trong việc phân tích các chỉ số nợ xấu chỉ ở mức là 4,7% cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng LVB có khả năng trong việc xử lý các khoản vốn từ việc đi vay và cho vay. Điều đấy giúp cho LVB có khả năng thanh khoản tốt trong việc giải ngân với các đối tượng liên quan.

c. Mức sinh lợi

Theo sự so sánh và đánh giá tình trạng hoạt động của LVB trong thời gian 2006 – 2010 thì chúng ta thấy được là Toàn hệ thống đã triển khai tốt công tác quyết toán, đảm bảo đúng tiến độ và an toàn tài sản cho ngân hàng, thực hiện việc gửi và nộp báo cáo theo đúng qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Trung ương Lào và hai Ngân hàng mẹ. Đồng thời phổ biến, triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Ngân hàng TW hai nước (như chế độ thu chi tài chính, chế độ báo cáo thống kê…).

Thực hiện kiểm toán, quyết toán thuế giai đoạn năm năm 2009 và chuyển lợi nhuận kịp thời về cho hai Ngân hàng mẹ.

Về công tác điện toán: Tiếp tục vận hành ổn định các chương trình Smartbank, ATM; phối hợp với Tổ công tác của BIDV tiến hành khảo sát và tiếp tục thực hiện các công việc liên quan đến chuyển đổi corebanking của toàn hệ thống LVB. Hiện tại LVB đã phối hợp xong các bước cơ bản như triển khai ban hành các văn bản pháp lý, văn bản chỉ đạo và chấp thuận của 2 ngân hàng đối tác, thành lập ban triển khai và ban quản lý dự án, triển khai xong công tác khảo sát đánh giá thực trạng của LVB, hiện tại Ban công nghệ và trung tâm công nghệ của BIDV đang hỗ trợ LVB về việc lập dự án và thông báo mời thầu thực hiện dự án.

Đơn vị tính : 1000USD

stt Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1 2 3 4 5 6 7

8

9

10

11

Tổng tài sản

Nguồn vốn từ huy động Đầu tư

Dư nợ tín dụng Tổng doanh thu Tổng chi phí

Tổng số dự phòng rủi ro trích (kho)

Lợi nhuận trước thuế (chưa trích DPRR) Lợi nhuận trước (trích DPRR)

Tỷ lệ lợi nhuận (tạm tính) /TTS (ROA)

Tỷ lệ lợi nhuận (tạm tính)/VTC (ROE)

Tổng số cán bộ

118,572 100,153

15,002

160,184 141,624 46,883 87,113 13,596 11,821 4,135

2,954

2,027

0,96%

10,27%

186

267,638 251,364 80,335 119,501

21,765 21,111 4,693

1,309

654

0,10%

1,73%

207

252,469 237,665 25,534 178,481

22,618 19,904 4,501

4,319

2,714

0,92%

14,03%

276

318,110 311,341

228,455 29,629

4,281

291 Bảng 2.3: Bảng số liệu chính

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 – 2010 d. Kết quả hoạt động của LVB

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thuật thương liên doanh lào việt (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w