3.1.1 Dự báo về môi trường
Trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay, việc thích nghi với môi trường kinh doanh là không kém xa lạ và nó trở thành tính quen thuộc hơn so với các tổ chức kinh tế sống trên môi trường kinh doanh toàn cầu hiện nay, với năm 2010 sản xuất công nghiệp còn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá cả, nguyên liệu đầu vào lại tăng cao. Hàng hóa lưu thông trên thị trường không ngừng chân leo thang giá, đông thời sức mua cũng có xu hướng tăng nhưng còn thấp so với giá hàng hóa, hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Với vai trò như là hệ tuần hoàn của nền kinh tế, ngành ngân hàng đang và sẽ có những thay đổi lớn trong môi trường hoạt động kinh doanh do tác động của hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Dựa trên chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020, các cam kết với các tổ chức và quốc gia, môi trường kinh doanh sẽ có những thay đổi sau:
3.1.1.1 Nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng
Nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng ngày càng có sự tăng lên do xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ về tình hình chính trị - xã hội ổn định dẫn đến tạo tâm lý yên tâm trong việc hoạt động sản xuất và tiêu thụ dẫn đến việc giao dịch trao đổi thương mại cả trong và ngoài nước cho nên với tính chất của ngân hàng là trung gian giữa người cung ứng vốn và tổ chức có cầu về vốn, cho nên đi cùng với việc tham gia tổ chức thương mại thế giới sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có sự phát triển. thúc đẩy chủ nghĩa tiêu dùng cho có sự mở rộng và phát triển hoạt động thương mại điện tử tăng thúc đẩy doanh nghiệp và người dân sử dungj dịch vụ ngân hàng nhiều hơn.
3.1.1.2 Sự đa dạng về nhu cầu của khách hàng.
Nhu cầu khách hàng hiện nay sẽ có sự đa dạng hơn bao giờ hết ngay cả chiều sâu và chiều rộng về mặt cho vay hay đi vay khách hàng sẽ đồi hỏi chất lượng dịch vụ tốt hơn, giá cả rẻ hơn, thuận lợi trọng việc tiếp cận và thời gian trong hoạt động giao dịch ngày càng ngắn đi, muốn đạt được sự thỏa mãn như vậy các doanh nghiệp cần phải coi trọng vấn đề công nghệ hóa hơn sao cho giảm tối đa chi phí và tăng
cương tối đa tiều chuẩn để đưa ra những sản phẩm có chất lượng và đáp ứng nhu cầu kip thời.
3.1.1.3 Hoạt động thu hút các yếu tố nguồn lực bên trong ngân hàng diễn ra gay gắt hơn.
Để cạnh tranh trong môi trường ngân hàng hiện nay thường các tổ chức ngân hàng hàng năm đều có xu hướng tăng vốn tự có và phát triển công nghệ mới, đồng thời thu hút các nhân tài chất xám để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các NHTM trong nước đồng loạt thực hiện chiến lược tăng vốn tự có và phát triển công nghệ.
- Các NHTM thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu mở rộng kinh doanh.
- Các NHNN sẽ thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao sang làm việc vì đây là một trong những giải pháp xâm nhập thị trường tốt nhất đối với các ngân hàng nước ngoài.
3.1.1.4 Các ngân hàng có cơ hội gia tăng nguồn lực bên trong.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn sẽ tạo điều kiện:
- Thụ hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực ngân hàng.
- Nâng cao trình độ công nghệ. Giải pháp nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách về công nghệ đối với các NHTM Lào hiện nay là thực hiện những bước “đột phá”
về nền công nghệ so với trước đây. Qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra cơ hội cho các NHTM thực hiện giải pháp này.
- Nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực. Đi kèm với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng quốc tế hóa nền giáo dục trong nước. Công nhân Lào có cơ hội được học hỏi các kiến thức, kỹ năng quản lý hiện đại tại các trường đại học danh tiếng trên thế giới hoặc thông qua các trường tại Việt Nam, có chương trình liên kết đào tạo quốc tế hoặc thông qua các đối tác nước ngoài.
3.1.1.5 Môi trường kinh doanh trở nên bình đẳng hơn cho các ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc tuân thủ các cam kết trong các hiệp định song phương, đa phương được ký kết giữa Lào và các nước ASEAN, Hoa Kỳ hay các nước là thành viên của tổ chức thương mại thế giới đã buộc hệ thống
pháp luật nước ta phải được điều chỉnh theo hướng dỡ bỏ dần việc bảo hộ cho các NHTM trong nước.
3.1.1.6 Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ tăng cao hơn
Theo lộ trình cam kết, các ngân hàng nước ngoài sẽ được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở nước Lào và được cung cấp hầu hết các dịch vụ ngân hàng như các NHTM trong nước. Như vậy, trong thời gian sắp tới, áp lực cạnh tranh đối với LVB không chỉ xuất phát từ nhóm NHTMCP và NHTM NN mà còn xuất phát từ nhóm NHNN sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh ở nước ta.
3.1.2 Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Lào – Việt
3.1.2.1 Tăng cường vai trò của ngân hàng Lào – Việt trong hoạt động giao lưu thương mại giữa Lào và Việt
Lào và Việt Nam có mối quan hệ rất đặc biệt về nhiều lĩnh vực, quản hệ Lào – Việt Nam đã gắn với tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt. Ngân hàng LVB thể hiện là 1 trong những sản phẩm mà hai chính phủ quan tâm và đánh giá cao tầm quan trọng của việc gắn bó này. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa Lào – Việt Nam ngày càng đạt được sự phát triển khả quan với tốc độ giao dịch hai chiều mức tăng trưởng bình quân là 27% trong giai đoạn 2006 – 2008, đặc biệt là trong năm 2006 tổng kinh ngạch xuất khẩu giữa Lào – Việt Nam chỉ đạt 161 triệu USD thì đến năm 2008 con số này là 417 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2006, năm 2009 mặc dù có sự suy giảm kinh tế nhưng thương mại hàng hóa song phương giữa Lào - Việt Nam vẫn đạt 417,8 Triệu USD và trong quý 1/2010 là đã lên 96 triệu USD rồi tăng 16,8% so với cùng kỳ.
Nhìn nhận được cơ hội LVB sẽ tập trung cung cấp những dịch vụ mà có sự phù hợp giữa hai bên, góp phần tạo điều kiện trong việc giao dịch giữa Lào – Việt Nam ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn.
3.2.2.2 Mục tiêu chung
a. Tăng cường vị thế của ngân hàng Lào – Việt
Đến năm 2015 trở thành ngân hàng hàng đầu tại Lào về chất lượng sản phẩm – dịch vụ, công nghệ, chất lượng nhân sự và tăng thị phần. Không ngừng nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động thông qua việc đa dạng hóa sở hữu – cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp, đảm bảo quyền chi phối của 2 ngân hàng mẹ BIDV và BCEL, đến năm 2020 trở thành một trong số các tổ chức tài chính hàng đầu tại Lào, thực hiện kinh doanh đa dạng trong ngành tài chính
b. Mục tiêu đối với lĩnh vực kinh doanh ngân hàng
Năm 2010 là những năm hội tụ đầy đủ các điều kiện để triển khai kinh doanh dịch vụ ngân hàng đầu tư, đón đầu cơ hội trở thành thành viên sáng lập thị trường chứng khoán Lào. Đến năm 2015 trở thành một trong số các ngân hàng hàng đầu tại Lào, cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking) cho các khách hàng tổ chức hoặc cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán. Củng cố vững chắc đưa LVB có sức cạnh tranh hàng đầu tại Lào trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng vào năm 2015, có đầy đủ sức mạnh và điều kiện là trụ cột trong mô hình theo hướng kinh doánh đa năng tổng hợp.
c. Mục tiêu đối với tài chính ngân hàng
Ngay khi Lào hình thành thị trường chứng khoán, LVB ngay lập tức trở thành thành viên chủ chốt của thị trường chứng khoán Lào đứng trong ngũ 3 thành viên đứng đầu thị trường.
Các hoạt động đầu tư tài chính khác phát triển mạnh, vững chắc đảm bảo vị thế số 1 LVB tại Lào tính đến thời điểm 2020.
d. Phát triển hệ thống các giá trị mới.
LVB tập trung xõy dựng và hỡnh thành giỏ trị cốt lừi với 3 trục căn bản:
Khách hàng là trung tâm, là mục tiêu hoạt động kinh doanh:
Hệ thống sản phẩm dịch vụ, hệ thống nhân sự và quản lý, hệ thống công nghệ được định hướng tới khách hàng hướng tới đáp ứng tốt nhất nhu cầu phân khúc thị trường mục tiêu để đạt được các mục tiêu kinh doanh đặt ra, yêu cầu chính trị được giao phó.
Quản trị rủi ro là nền tảng của quản trị điều hành toàn hệ thống:
Các quyết sách về kinh doanh sẽ dựa trên sự phân tích, đánh giá chặt chẽ, tập trung, bao quát mọi nhân tố rủi ro nhằm đảm bảo giá trị tối đa cho khách hàng, giá trị tối ưu cho bản thân LVB.
Nhân sự và công nghệ là nhân tố quyết định sự thành công của LVB:
Lợi ích cán bộ nhân viên được coi trọng, đảm bảo đời sống vật chất và giá trị nhân sự khác, tạo cơ sở tạo dựng sự gắn bó, cống hiến của hệ thống nhân sự.
Công nghệ là nhân tố quyết định trong việc đạt được các ưu thế kinh doanh với tư cách là nền tảng căn bản cho phát triển các nhân tố trung tâm của hoạt động kinh doanh bao gồm: hệ thống thông tin quản lý, phát triển sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, hệ thống phân phối sản phẩm và dịch vụ, phương tiện thực hiện các hoạt động Marketing
Đầu tư cho hệ thống nhân sự và công nghệ là ưu tiên hàng đầu trong chinh sách đầu tư phát triển của LVB giai đoạn này.