Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô a. Môi trường chính trị và pháp luật

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thuật thương liên doanh lào việt (Trang 46 - 52)

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương liên doanh Lào – Việt

2.3.1.1 Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô a. Môi trường chính trị và pháp luật

Khái niệm rủi ro của môi trường chính trị là rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối diện do những biến động trong thành phần chính phủ, các sự kiện chính trị, những thay đổi trong luật lệ, chính sách của chính phủ, khả năng chuyển đổi của đồng nộ tệ, chiến tranh, bạo loạn…Loại rủi ro này trở chiếm phần lớn trong các loại rủi ro mà nhà đầu tư gặp phải khi đầu tư vào các nước đáng phát triển.

Trong một đất nước, môi trường chính trị có thể là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Chính sách của một tổng thống mới có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng lên các tổ chức (cắt giảm các ngân sách địa phương, ban hành các chính sách, quy định mới về xử lý chất thải độc hại…) Trên địa phương diện quốc tế, môi trường chính trị còn phức tạp hơn. Không phải tất cả các quốc gia đều dân chủ trong cách điều hành, nhiều nơi có thái độ và chính sách rất khác nhau về kinh doanh. Tài sản nước ngoài có thể bị nước chủ nhà tịch thu hoặc chính sách thuế thay đổi liên tục. Môi trường chính trị cũng có thể có tác động tích cực thông qua các chính sách tài chính và tiền tệ, việc thực thi pháp luật, giáo dục cộng đồng…các chính sách của nhà nước có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngầnh, phát triển kinh tế, thuê, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng …

Ví dụ:

- Hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài

- Sắc thuế mới gây thiệt hại cho nhà đầu tư - Quốc hữu hóa

- Những cam kết ưu đãi trước đây đối với các nhà đầu tư bị xóa bỏ

Một số rủi ro từ môi trường chính trị thường gặp.

- Rủi ro liên quan tới tịch thu tài sản và nội địa hóa: trong đó tịch thu tài sản là chuyển giao sở hữu tài sàn từ sở hữu tư nhân sang tay nhà nước, nhà nước không có bất cứ sự bồi thường nào đối với chủ tài sản. Nội địa hóa: nhà nước áp dụng một số quy định yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài dần từng bước chuyển giao tài sản và quyền quản lý cho người trong nước, đôi khi bị bắt nâng tỷ lệ xuất khẩu lên quá cao sẽ phá vỡ kế hoạch phân phối sản phẩm quốc tế của công ty hoặc khi bị bắt buộc nâng tỷ lệ nội địa hóa ở khâu cung cấp nguyên liệu và nhân công, nếu những yếu tố đầu vào không đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định tất yếu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra…Quy định tỷ lệ nội địa hóa làm biện pháp thuộc nhóm “hộp đỏ” là biện pháp cấm sử dụng vì vi phạm cam kết của WTO.

- Quốc hữu hóa và sung công: Trong đó sung công tài sản là hình thức chuyển quyền sở hữu tài sản từ công ty đầu tư sang quyền sở hữu nhà nước. Sung công diễn ra dưới hình thức quốc hữu hóa và chuyển tài sản của công ty sang tay nhà nước. Trong hình thức này nhà nước sẽ đền bù cho công ty tư nhân, nhưng mức đệ đền bù thường kéo dài và đề không đến bù không thỏa đáng. Quốc hữu hóa thường gây cho nhà đầu tư tư nhân thiệt hại lớn. Quốc gia nào lạm dụng chính sách quốc hữu hóa sẹ bị các nhà đầu tư nước ngoài ngằn ngại, thậm chí tẩy chay không đến đầu tư.

- Rủi ro do môi trường chính trị: Là do nhà nước can thiệp sâu vào quá trình hoạt động của tổ chức, để quản lý một nhà nước, mỗi quốc gia đều có những chính sách pháp luật cho riêng mình sao cho phù hợp, đó là những điều cần thiết những bởi lẻ nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào hoạt động của tổ chức thì sẽ dẫn tới những rủi ro, gây những rủi ro cho đầu tư. Ví dụ những quy định về tổ cấp giấy phép kinh doanh, nếu quá chặt chẽ sẽ khó khăn, một mặt làm cho nhà kinh doanh ngằn ngại , dễ có thể phát sinh những tệ nạn tham nhũng, hối lộ hoặc những quy định về cấp hạn ngạch sản xuất, xuất nhập khẩu. giấy phép xuất nhập khẩu…nếu quá nhiều, quá phức tạp lại hay thay đổi thì sẽ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

- Rủi ro về chuyển giao: sẽ có xảy ra khi thực hiện chuyển giao quỹ lợi nhuận

…từ nước này sang nước khác.

- Rủi ro thuế: Đó là sự thay đổi chính sách thuế làm thay đổi khoản thu nhập cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác

- Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài….

- Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng đến hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư.

- Lãi suất: Khi chính phủ đưa ra các chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi.

- Độc quyền: Sự độc quyền trong kinh doanh của nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư cho các bộ phận khác trong xã hội. Thường dẫn đến sự kém hiệu quả của đầu tư.

- Giấy phép/ Độc quyền: Sự tài trợ hoặc bảo trợ cho một ngành nào đó quyền phát triển …

- Kiệm soát ngoại hối/tiền tệ: không có khả năng chuyển đổi.

- Môi trường, sức khỏe và an toàn: Những quy định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể làm hạn chế nhiều đầu tư.

Môi trường chính trị là một trong những môi trường quan trọng trong hoạt động đầu tư của bất cứ mọi loại tổ chức nào mà tồn tại trong một xã hội nhất định.

Môi trường chính trị là môi trường tạo luật lệ, phạm vi pháp ý, nhiệm vụ và lợi ích mà mọi tố chức lấy đó làm nền tảng để làm cơ sở tuân thủ và thực hiện. môi trường chính trị không không chỉ giới hạn với những lý do trên mà môi trường chính trị

còn làm yếu tố quan trọng để thu hút những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, yếu tố chính trị đóng còn đóng vai trò là niềm tin của nền kinh tế thuộc mỗi quốc gia.

b. Môi trường kinh tế.

Khái niệm: Môi trường kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Trong môi trường kinh tế chúng ta chủ yếu tập trung xem xét mô hình của nó bao gồm các yếu tố như: sự tăng trưởng kinh tế, các chính sách kinh tế, chu kỳ kinh doanh và khuynh hướng toàn cầu hóa kinh doanh hiện nay.Ý nghĩa của môi trường kinh tế là những yếu tố kinh tế có ảnh hưởng đến họ, nó bao gồm những chính sách , hệ thống và bản chất của một nền kinh tế, chu kỳ thương mại, nguồn lực kinh tế, mức độ thu nhập, phân phối thu nhập và tài sản. Kinh tế môi trường là rất năng động và phúc tạp trong tự nhiên. Nó không vẫn như cũ. Nó vẫn không ngừng thay đổi theo thời gian với những thay đổi trong một nền kinh tế như thay đổi trong chính phủ, chính sách, tình hình chính trị.

Tăng trưởng kinh tế.

Ngày nay theo phương pháp tiếp cận hiện đại, tăng trưởng kinh tế được coi là việc mở rộng sản lượng tiềm năng của một quốc gia trong một giai đoạn nhất định. Nói cách khác, tăng trưởng kinh tế là việc mở rộng tiềm năng kinh tế để sản xuất ra nhiều sản phẩm dịch vụ hơn phục vụ cho tiêu dùng trực tiếp và tái sản xuất mở rộng. Đồng thời, hiệu quả của sự tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng 3 tiêu thức:

1. Mức gia tăng sản lượng theo đầu người và mức tăng mức sống của các cá nhân đến hình trong dân cư.

2. Mức gia tăng năng suất lao động xã hội cao và ổn định.

3. Sự tăng trưởng kinh tế hiện tại không để lại những nguy cơ trong tương lai cho nền kinh tế.

Các yếu tố môi trường kinh tế gồm:

1. Điều kiện kinh tế.

2. Kinh tế hệ thống.

3. Chính sách kinh tế.

4. Môi trường kinh tế quốc tế.

5. Pháp luật kinh tế.

Rủi ro từ môi trường kinh tế.

Rủi ro kinh tế trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế thế giới. mặc dù trong mỗi nước môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, nhưng ảnh hưởng môi trường kinh tế chung của thế giới đến từng nước là rất lớn.

Mặc dù hoạt động của một chính phủ (đặc biệt là chính phủ của các siêu cường quốc) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới nhưng họ cũng không thể

kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới rộng lớn này và từ đó rất nhiều rủi ro, bất ổn trong môi trường kinh tế.

Mọi hiện tượng diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát…đều ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp trong đầu tư thường những yếu tố xảy ra những rủi ro, bất ổn.

Thông thường cá doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.

Rủi ro kinh tế thường thể hiện trên các yếu tố sau:

- Khi kinh tế phát triển không ổn định, suy thoái kinh tế, xảy ra khủng hoảng kinh tế (kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng) sẽ làm doanh thu của doanh nghiệp giảm đi.

- Thâm hụt ngân sách chính phủ rất dễ gây nên sự mất ổn định kinh tế vĩ mô.

- Kiểm soát giá cả, trần lãi suất, giới hạn thương mại.

- Mất khả năng thanh toán do tỷ lệ nựo ngắn hạn quá lớn so với dự trữ ngoại tệ.

- Tỷ lệ nợ nước ngoài quá lơn so với GDP.

- Tỷ lệ thâm hụt cán cân thanh toán tài sản vãng lai quá lớn so với GDP

- Trách nhiệm của chính phủ đối với việc duy trì và nâng cao mức sống trong nước thông qua các chỉ tiêu lợi ích công cộng và các chính sách.

Để thấy rừ hơn sự tỏc động mụi trường kinh tế như thế nào tới sự đầu tư ta cú ví dụ sau: trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quản cáo kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.

c. Môi trường khoa học công nghệ.

Khái niệm: Ngày nay, có lẽ công nghệ là nhân tố có sự thay đổi năng động nhất các yếu tố môi trường kinh doanh. Sự thay đổi này đem lại những thách thức và nguy cơ đối với các doanh nghiệp. Nhiều người cho rằng đây là “sự phá hủy của sáng tạo”, nhờ “phá hủy” này là những sản phẩm mới nó luôn thay thế cho sản phẩm cũ, những công nghệ hiện đại tiên tiến hơn thay chỗ cho thay chỗ cho công nghệ lỗi thời. Tự đông hóa và điện toán hóa, truyền thông không gian và sợi toán học, kỹ thuật siêu dẫn và mạng lưới chuyển ngân điện tử…đã làm tăng năng lực của con người lên rất nhiều lần. Đến ngày hôm nay làn sóng về công nghệ tác động mạnh mẽ đến lối sống của con người tạo nên ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh ngay cả quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất cho đến phương thức sản xuất của con người ngày nay cũng có sự biến đổi một cách nhanh chóng, ngay cả về chất

và lượng. So với thị trường là thì trình độ phát triển công nghệ thông tin còn thấp.

Số lượng máy điện thoại và thuê bao internet thấp với mật độ 8/100 người dân năm 2010. Ngoài ra, chất lượng và tốc độ đường truyền viễn thông vẫn còn thấp.

Công nghiệp phần mềm phát triển chậm với tốc đọ 6% / năm. Hiện nay, nước Lào chủ yếu tập trung vào phát triển công nghiệp phần cứng.

Lực lương nhân sự cho công nghệ thông tin còn mỏng manh, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng chuyên sâu và trình độ ngoại ngữ. Hiện nay cả nước Lào chỉ có không tới 1000 chuyên viên tin học, trong đó có khoảng 150 chuyên viên làm việc trong công nghệ phần mền. Kiến thức trong lĩnh vực thương mại điện tử và ngân hàng của đội ngũ chuyên viên trên tương đối yếu.

LVB đang tập trung tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên nền tảng công nghệ hiên đại tiên tiến. Trình độ công nghệ thông tin của cả nước ở mức độ thấp, đã ảnh hưởng mạnh đến khả năng tiếp cận và triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại từ nước ngoài.

Một dấu hiệu lạc quan về khả năng nâng cao trình độ ngành công nghệ thông tin: ngành được Chính phủ đặc biệt quan tâm và xác định là một trong ngành chiến lược trong tương lai. Hàng loạt các chính sách ưu đãi về vốn, thuế và đào tạo nguồn nhân lực đã được ban hành.

d. Môi trường văn hóa – xã hội.

Khái niệm

Mỗi tổ chức kinh doanh đều hoạt động trong một môi trường văn hóa – xã hội nhất định và giữa doanh nghiệp với môi trường xã hội có những mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Xã hội cung cấp những nguồn lực mà doanh nghiệp cần và tiêu thụ những hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Các giá trị chung của xã hội, các tập tục truyền thống, lối sống của nhâ dân, các hệ tư tưởng tôn giáo và cơ cấu dân số, thu nhập của dân chúng đều có những tác động nhiều mặt đến các hoạt động của các tổ chức kinh doanh.

Trên phương diên kinh doanh có thể thấy xã hội là bức tranh phối cảnh của hai khuynh hướng trái ngược nhauu, đó là cuốc đấu tranh liên tục giữa các tác lực của tính ổn định với các tác lực của sự thay đổi. Bức tranh xã hội được thể hiện trên những khía cạnh sau:

- Tất cả mọi xã hội đều tiềm ẩn cả đặc tính ổn định và sự thay đổi.

- Xã hội là hệ thống rất năng động

- Trong mỗi xã hội đều có những nhóm quyền lợi, những nhóm hình thành dựa trên sự nhất trí về các giá trị văn hóa chung nào đó.

- Quá trình thay đổi trong xã hội diễn ra liên tục.

Môi trường văn hóa – xã hội của Lào.

Môi trường văn hóa xã hội nhân dân Lào hiện nay thường còn có thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch. Cung ứng bằng tiền mặt ở các nước phát triển chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng doanh số thanh toán chung trong khi con số này ở nước Lào là 23%.

Cơ cấu dân số trẻ với độ tuổi lao động chiếm khoảng 54% tổng dân số 26%

dân số có độ tuổi dưới 35. Điều này tạo thuận lợi cho sự phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Trình độ học vấn không ngừng được nâng cao. Nước ta đã hoàn thành phổ cập hóa giáo dục tiểu học. Trình độ người tiêu dùng nâng cao sẽ hỗ trợ nhiều trong việc tiếp cận, sử dụng và khai thác mọi tiện ích của dịch vụ ngân hàng.

Rủi ro nhân khẩu học.

Môi trường nhân khẩu chính là những đặc điểm dân số như: tuổi, giới tính, trình độ (tỷ lệ mù chữ/biết chữ), khu vực địa lý, cấu trúc gia đình. Nó tác động tới nhu cầu, mức cung trong thị trường và Chính sách nhân sự. Nếu các nhà đầu tư không quan tâm tới môi trường này thì cũng dễ gặp rủi ro. Ví dụ: các nhà đầu tư muốn đầu tư vào sản xuất áo khoác dành cho mua đông nếu nhà đầu tư chỉ tập chung đầu tư sản xuất vào thị trường ở khu vực TPHCM thì khả năng rủi ro cao vì TPHCM là khu vực có thới tiết nóng hầu như quanh năm. Do vậy khi đầu tư thì nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ về khu vực địa lý để đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp.

Việc phân bổ dân cư tập trung ở những thành phố lớn. LVB không thể đủ tiềm lực tài chính để mở rộng mạng lưới chi nhánh đến khắp nơi trên cả nước. Việc tập trung một bộ phận dân cư ở những thành phố lớn sẽ tiết kiệm được chi phí mở rộng chi nhánh, nâng cao hiệu quả của các chính sách marketing.

Nhìn chung, môi trường văn hóa xã hội hiện n ay đang tác động theo chiều hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh của LVB.

2.3.1.2 Tác động của các yếu tố môi trường vi mô

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thuật thương liên doanh lào việt (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w