Mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách VLĐ riêng và việc quản lý VLĐ sẽ mang lại những đặc điểm khác nhau. Thông qua thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, Công ty có thể làm thay đổi chính sách VLĐ một cách đáng kể.
Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ (TSNH) và mô hình quản lý Nợ ngắn hạn của DN có thể tạo ra 3 chính sách quản lý VLĐ trong DN: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa.
Hình 1.1. Các chính sách quản lý vốn lưu động Cấp tiến
Thận trọng Dung hòa TSLĐ NVNH TSLĐ NVNH TSLĐ NVNH
TSCĐ NVDH TSCĐ TSCĐ NVDH
NVDH
(Nguồn:[2 ,tr54] )
Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến. DN đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cả TSLĐ và một phần TSCĐ.
6
Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến có những đặc điểm sau:
- Chi phí hoạt động thấp hơn, doanh thu cao hơn. Việc duy trì TSLĐ ở mức thấp tương ứng với đó là mức HTK, phải thu khách hàng và tiền ở mức tối thiểu giúp DN giảm được chi phí quản lý, chi phí lưu kho. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngắn hạn thường có chi phí sử dụng thấp hơn nguồn vốn dài hạn, dẫn đến thu nhập nhận được tăng lên.
- Thời gian vòng quay tiền ngắn: do phải thu khách hàng và HTK giảm nên vòng quay của chúng tăng và thời gian quay vòng giảm từ đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh và rút ngắn thời gian vòng quay tiền.
- Chiến lược mang tính rủi ro cao nên thu nhập yêu cầu cao. DN gặp rủi ro trong thanh toán (chưa kịp thu hồi vốn để hoàn trả khi đến hạn), mất doanh thu do việc dự trữ HTK thấp không đủ cung cấp … Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên thu nhập yêu cầu cao.
Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là sự kết hợp mô mình quản lý tài sản thận trọng và nợ thận trọng. Chính sách này sẽ có mức TSLĐ và nợ dài hạn ở mức cao.
- Chi phí hoạt đông cao, doanh thu thấp hơn so với trường hợp quản lý cấp tiến.
DN phải gánh chịu các khoản chi phí lớn như: chi phí lãi vay, chi phí lưu kho do HTK ở mức cao, chi phí phát sinh khi chính sách tín dụng được nới rộng, chi phí cơ hội vì lưu trữ lượng tiền mặt lớn. Chi phí tăng cao dẫn đến thu nhập của DN giảm.
- Thời gian vòng quay tiền kéo dài do DN có thể sử dụng nguồn VLĐ này để đầu tư cho các hoạt động SXKD có thời gian hoàn vốn dài.
- Chính sách này sẽ giúp DN giảm bớt các rủi ro như biến động thị trường tăng giá thành phẩm do HTK dự trữ ở mức cao, khả năng thanh toán đảm bảo do duy trì TSLĐ ở mức tối đa. Tuy nhiên thu nhập không cao do phải chịu chi phí lớn làm EBIT giảm.
Chính sách quản lý VLĐ dung hòa cân bằng rủi ro của chính sách cấp tiến và chính sách thận trọng. Dựa trên cơ sở của nguyên tắc phù hợp (Matching Principle).
Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn đề tài trợ cho TSDH và nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ (TSNH). Mục đích của phương pháp này là cân bằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ, kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc quản lý tài sản cấp tiến với nợ thận trọng. Tuy nhiên trên thực tế để đạt được trạng thái tương thích không hề đơn giản do vấp phải các vấn đề như sự tương thích luồng tiền hay khoảng thời gian, do
vậy chính sách này chỉ cố gắng tiến tới trạng thái dung hòa rủi ro và tạo ra mức thu nhập trung bình nhằm hạn chế nhược điểm của 2 phương pháp trên.
1.2.2. Quản lý vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền của DN gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng. Việc quản lý vốn bằng tiền là vấn đề hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính DN. Quản lý VLĐ bằng tiền để giảm thiểu rủi ro khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền.
7
Bất kỳ DN nào khi lưu giữ vốn bằng tiền cũng nhằm 3 mục đích chính:
- Thực hiện mục đích giao dịch: DN lưu giữ vốn bằng tiến để thanh toán, trả lương cho công nhân, nộp thuế, trả cổ tức,…
- Thực hiện mục đích đầu cơ: DN dự trữ một lượng vốn bằng tiền để sẵn sàng thực hiện các cơ hội kinh doanh khi tỷ suất lợi nhuận cao.
- Thực hiện mục đích phòng bị: trong hoạt động kinh doanh của DN, vốn bằng tiền vận động không theo một quy luật nhất định nào cả. Do đó, DN cần phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu tiền mặt bất ngờ.
Dự trữ vốn bằng tiền là điều tất yếu mà DN phải làm để đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh hàng ngày cũng như đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh doanh trong từng giai đoạn.
Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp DN đảm bảo khả năng thanh toán, hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng, giữ uy tín với khách hàng và nhà cung cấp. Do đó DN cần dự trữ tiền mặt ở mức tối ưu. Để xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý, DN có thể sử dụng nhiều phương pháp như: mô hình Baumol, mô hình Mille – Orr…
Mô hình Baumol
Sử dụng mô hình Baumol để xác định lượng tiền mặt tối ưu cần dự trữ trong DN là bao nhiêu, thông qua việc xác định chi phí giao dịch và chi phí cơ hội cho việc giữ tiền. Với các giả định sau: Nhu cầu về tiền trong DN ổn định, không có dự trữ tiền mặt cho mục đích an toàn, DN có hai hình thức dự trữ là tiền mặt và chứng khoán khả thị, không có rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Mô hình này xác định mức tiền mặt mà tại đó, tổng chi phí là nhỏ nhất. Tổng chi phí (TC) bao gồm chi phí giao dịch và chi phí cơ hội.
Chi phí giao dịch (TrC) là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi từ tài sản đầu tư thành tiền. Công thức:
Trong đó: T : Tổng nhu cầu về tiền trong năm C : Quy mô một lần bán chứng khoán
F : Chi phí cố định của một lần bán chứng khoán
Chi phí cơ hội (OC) là chi phí mất đi do giữ tiền mặt khiến cho tiền mặt không dùng để đầu tư sinh lời. Công thức:
Trong đó: C/2 : Mức dự trữ tiền mặt trung bình K : Lãi suất đầu tư chứng khoán
8
Đồ thị 1.1. Đồ thị mức dự trữ tiền và chi phí cơ hội Tiền mặt
đầu kỳ (C) C/2 Tiền mặt cuối kỳ (C) Thời gian 1→Bán CK←2
Vậy, tổng chi phí( TC):
Tổng chi phí là một hàm của C. Để tổng chi phí là nhỏ nhất thì đạo hàm cấp một của TC phải bằng 0 và mức dự trữ tiền mặt tối ưu (C*) là:
√
Mô hình Baumol cho thấy nhu cầu về tiền mặt của DN trong các thời kỳ là giống
nhau nhưng trên thực tế thì điều này rất hiếm khi xảy ra bởi rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mô hình Baumol là một mô hình đơn giản, dễ áp dụng, được sử dụng rộng rãi trong nhiều DN.
Mô hình Miller – Orr
Ngoài mô hình Baumol, DN cũng có thể sử dụng mô hình Miller – Orr để xác định mức dự trữ tiền với các giả định là: Thu chi tiền mặt tại DN là ngẫu nhiên, luồng tiền mặt ròng biến động theo phân phối chuẩn.
Đồ thị 1.2. Sự vận động của vốn bằng tiền theo mô hình Miller – Orr Số dư tiền mặt
A
Giới hạn trên (Gt) d
Mục tiêu (C*) Giới hạn dưới (Gd) B
0
Thời gian
Đồ thị trên cho thấy lượng vốn bằng tiền vận động không theo quy luật cho đến
khi đạt được giới hạn trên. Tại điểm này, DN sẽ dùng tiền mua chứng khoán nhằm làm 9
giảm số dư vốn bằng tiền mục tiêu. Khi vốn bằng tiền mục tiêu vận động đến giới hạn dưới, lúc này DN sẽ bán lượng chứng khoán đủ để đưa vốn bằng tiền lên mức mục tiêu. Mức vốn bằng tiền lưu giữ dao động tự do trong khoảng giữa giới hạn trên và giới hạn dưới. Khi đó, DN mua hay bán chứng khoán để tái lập mức số vốn dư bằng tiền mong muốn.
Công thức xác định lượng tiền mặt tối ưu:
Trong đó
Gd :
Giới hạn dưới
Gt :
Giới hạn trên d
:
Khoảng dao động tiền mặt
: Phương sai thu- chi ngân quỹ 1 ngày
√ i :
Lãi suất (chi phí cơ hội) bình quân 1 ngày
Các biện pháp quản lý vốn bằng tiền:
- Xác định mức dự trữ vốn tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn dự trữ tiền mặt có ý nghĩa quan trọng giúp DN tránh rủi ro thanh toán, giữ uy tín với nhà cung
cấp và tạo điều kiện cho DN chớp được cơ hội kinh doanh tốt.
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu chi bằng tiền. DN cần xây dựng các nội quy, quy chế về quản lý các khoản phải thu chi. Đặc biệt là các khoản thu chi bằng tiền mặt để trách thất thoát mất mát, lạm dụng tiền công mưu lợi cá nhân.
- Tất cả các khoản thu chi của DN đều phải thông qua quỹ tiền mặt, không được chi tiờu ngoài quỹ. Ngoài ra, DN cần phõn định rừ ràng trong quản lý tiền mặt giữa nhân viên kế toán tiền mặt và thủ quỹ.
- Tăng tốc quá trình thu tiền và làm chậm đi quá trình chi tiền. Mặt khác, DN cần quản lý chặt chẽ các khoản tạm ứng bằng tiền mặt.
1.2.3. Quản lý khoản các phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, DN muốn bán được hàng thì phải áp dụng nhiều
chính sách, biện pháp để lôi kéo khách hàng về phía mình. Chính sách tín dụng thương mại là một công cụ hữu hiệu không thể thiếu đối với DN. Vì chính sách tín dụng thương mại có những mặt tích cực và tiêu cực nên nhà quản trị tài chính cần phải phân tích, nghiên cứu và ra những quyết định xem có nên cấp chính sách tín dụng thương mại cho đối tượng khách hàng hay không. Đó là việc quản lý khoản phải thu mà chủ yếu là khoản phải thu khách hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô các khoản phải thu của DN: quy mô sản phẩm hàng hóa bán chịu cho khách hàng, tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong 10
DN, mức giới hạn nợ của DN cho khách hàng, mức độ quan hệ và tín nhiệm của khách hàng đối với DN.
Xác định chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng
Nguyên tắc cơ bản để đưa ra chính sách tín dụng thương mại đó là: Khi lợi ích gia tăng lớn hơn chi phí ra tăng, DN nên cấp tín dụng. Lợi ích gia tăng nhỏ hơn chi phí gia tăng, DN nên thắt chặt tín dụng. Trường hợp cả lợi ích và chi phí đều giảm thì DN cần
xem xét phần chi phí tiết kiệm được có đủ bù đắp cho phần lợi ích bị giảm đi không.
Khi xây dựng chính sách bán chịu, DN cần đánh giá kỹ ảnh hưởng của chính sách tới lợi nhuận của DN theo các tiêu thức sau: Dự kiến quy mô sản phẩm hàng hóa dịch vụ tiêu thụ. Giá bán sản phẩm, dịch vụ nếu bán chịu hoặc không bán chịu. Các chi phí phát sinh do việc tăng thêm các khoản nợ. Đánh giá mức chiết khấu (thanh toán) có thể chấp nhận.
Phân tích năng lực tín dụng của khách hàng
Để thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng thì điều đầu tiên DN phải phân tích được năng lực tín dụng của khách hàng. Việc thiết lập các tiêu chuẩn tín dụng của DN phải đạt được sự dung hòa.
Khi phân tích khả năng tín dụng của khách hàng DN lưu ý đến các tiêu chuẩn sau:
phẩm chất, tư cách tín dụng; năng lực trả nợ; vốn của khách hàng, tình hình chung của nền kinh tế và của ngành; tài sản thế chấp, cầm cố.
Phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề nghị
Sau khi phân tích năng lực tín dụng của khách hàng, DN sẽ xem xét các khoản tín dụng mà khách hàng đề nghị dựa vào tiêu chí NPV.
Một số mô hình được các DN sử dụng:
- Quyết định tín dụng khi xem xét 1 phương án cấp tín dụng Mô hình cơ bản
[ ( ) ] ( ) Trong đó CFt
: Dòng tiền sau thuế mỗi giai đoạn CF0
: Giá trị DN đầu tư vào khoản phải thu khách hàng VC
: Tỷ lệ chi phí biến đổi trên doanh thu S
: Doanh thu dự kiến mỗi kỳ
ACP : Thời gian thu tiền bình quân tính theo ngày BD
: Tỷ lệ nợ xấu trên dòng tiền từ bán hàng CD
: Luồng tiền ra tăng thêm chủa bộ phận tín dụng
T
: Thuế suất thuế thu nhập DN 11
K
: Tỷ lệ thu nhập yêu cầu sau thuế
- Sau khi tính toán NPV, DN quyết định dựa trên cơ sở:
NPV>0 : Cấp tín dụng NPV=0 : Bàng quan NPV<0
: Không cấp tín dụng
Quyết định tín dụng khi xem xét 2 phương án tín dụng:
Bảng 1.1. Cấp tín dụng và không cấp tín dụng Chỉ tiêu
Không cấp tín dụng Cấp tín dụng
Số lượng bán (Q) Q0
Q1 (Q1>Q0) Giá bán (P) P0
P1 (P1>P0)
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC0
AC1 (AC1>AC0) Xác suất thanh toán 100%
h (h≤100%) Thời hạn nợ 0
T
Tỷ suất chiết khấu 0
R
Phương án 1: Không cấp tín dụng NPV0 = P0Q0 − AC0Q0 Phương án 2: Cấp tín dụng
( )
- DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV0 và NPV1 NPV0 > NPV1
:
Không cấp tín dụng NPV0 = NPV1 :
Bàng quan NPV0 < NPV1 :
Cấp tín dụng
- Quyết định tín dụng kết hợp sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Bảng 1.2. Sử dụng và không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng Chỉ tiêu
Không sử dụng thông Sử dụng thông tin rủi tin rủi ro tín dụng ro tín dụng
Số lượng bán (Q) Q1
Q1h
Giá bán (P) P1
P1
Chi phí sản xuất bình quân (AC) AC1
AC1
Chi phí thông tin rủi ro 0
C
Xác suất thanh toán H
100%
Thời hạn nợ T
T
Tỷ suất chiết khấu R
R
Phương án 1: Không sử dụng thông tin rủi ro
( )
Phương án 2: Sử dụng thông tin rủi ro
( ) 12
- DN đưa ra quyết định dựa trên cơ sở so sánh NPV1 và NPV2 NPV1 > NPV2
:
Không sử dụng thông tin rủi ro tín dụng NPV1 = NPV2
:
Bàng quan NPV1 < NPV2 :
Sử dụng thông tin rủi ro tín dụng
Các biện pháp quản lý các khoản phải thu:
- Xác định chính sách tín dụng thương mại với khách hàng: phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu (kỹ lưỡng khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là khách hàng tiềm năng); xác định điều kiện thanh toán.
- Thường xuyờn kiểm soỏt nợ phải thu: Mở sổ theo dừi chi tiết nợ phải thu và tỡnh hình thanh toán với khách hàng.
- Áp dụng các biện pháp thích hợp thu hồi nợ và bảo toàn VLĐ.
1.2.4. Quản lý hàng tồn kho
HTK là một phần quan trọng của VLĐ, là nhân tố đầu tiên, cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế việc quản lý HTK có hiệu quả là góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Việc duy trì hợp lý vốn về HTK sẽ tạo cho DN thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ lưu chuyển vốn, là tấm nệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh.
Như vậy quản lý HTK là việc tớnh toỏn theo dừi, xem xột sự đỏnh đổi giữa lợi ớch và phí tổn của việc duy trì tồn kho, đồng thời đảm bảo dự trữ duy nhất. Chúng ta biết rằng, khi dự trữ HTK, DN tốn rất nhiều loại chi phí như chi phí đặt hàng, chi phí lưu kho, chi phí cơ hội. Việc quản lý HTK có thể áp dụng mô hình EOQ, mô hình ABC.
Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả (EOQ)
Mô hình quản lý HTK nhằm đạt đến mục đích đạt được tồng chi phí tồn kho là nhỏ nhất. Trong điều kiện giá mua hàng ổn định, tổng chi phí tồn kho chỉ xét đến hai
loại là chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho.
Tồng chi phí tồn kho = Chi phí đặt hàng + Chi phí lưu kho
Chi phí đặt hàng là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm chi phí quản lý, giao dịch và vận chuyển hàng hóa.
Chi phớ đặt hàng = Chi phớ đặt hàng/lần ì Số lần đặt hàng
Chi phí lưu kho là chi phí phát sinh trong quá trình dự trữ hàng hóa, NVL Chi phớ lưu kho = Chi phớ lưu kho đơn vị ì Số lượng hạng tồn kho bỡnh quõn Mô hình EOQ được xây dựng dựa trên các giả định cơ bản: Nhu cầu HTK là đều đặn, giá mua hàng hóa mỗi lần đều bằng nhau, không có yếu tố chiết khấu thương mại, không tính đến dự trữ an toàn. Chu kỳ của HTK thể hiện qua đồ thị:
13