Thực trạng quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ xây dựng nhà và hạ tầng – Vinacomin

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – vinaconmin (Trang 74 - 82)

2.3.1. Chính sách quản lý VLĐ

Hình 2.4. Chính sách quản lý vốn lưu động Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012 TSLĐ NV TSLĐ NVNH TSLĐ NVNH 57,83%

Ngắn hạn 58,25%

65,15%

67,16%

52,56%

58,82%

TSCĐ NVDH TSCĐ NVDH TSCĐ NVDH 42,17%

41,18%

41,75%

34,85%

32,84%

47,45%

(Nguồn: Số liệu được tính toán từ Phụ lục 1 và Phụ lục 2)

Chính sách quản lý VLĐ mà công ty áp dụng trong năm 2010 đã gần như đạt được chính sách quản lý dung hòa – tức là tất cả TSLĐ được tài trợ bằng NVNH và TSCĐ được tài trợ bằng NVDH. Chính sách này mang lại cho Công ty nhiều ưu điểm như:

tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, chi phí lãi vay, khả năng tự chủ tài chính tốt, khả năng thanh toán được đảm bảo. Tuy nhiên năm 2011, Công ty đã không còn duy trì chính sách quản lý dung hòa nữa mà chuyển sang chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp giữa mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến. Qua mô hình trên cho thấy

doanh nghiệp đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Điều này được thể hiện qua sự tăng lên về giá trị của TSCĐ cụ thể là qua khoản mục bất động sản tăng mạnh 11.960 triệu đồng so với năm 2010. Chiến lược này mang lại rủi ro thanh toán cho Công ty nhưng ưu điểm đó là sẽ giúp Công ty có mức thu nhập cao.

Năm 2012, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, để duy trì hoạt động SXKD được ổn định công ty đã chuyển sang áp dụng chính sách thận trọng trong quản lý VLĐ. Với đặc điểm là một phần NVDH tài trợ cho TSLĐ, chính sách này mang lại khá nhiều thuận lợi cho Công ty; NVDH có tính ổn định cao, hạn chế rủi ro thanh toán. Thêm vào đó, NVDH năm 2012 tăng do tăng VCSH và giảm nợ dài hạn giúp Công ty giảm chi phí lãi vay và tăng tính tự chủ. Cụ thể năm 2012 khi Công ty áp dụng chính sách thân trọng một số khoản mục chính đã có sự thay đổi đáng kể như: VCSH tăng 2,52%;

nợ dài hạn và chi phí lãi vay lần lượt giảm mạnh 52,93% và 94,77% so với năm 2011.

45

Chính sách này giúp công ty hạn chế được rủi ro nhưng tỷ suất sinh lời giảm, chi phí quản lý, chi phí lãi vay.. cao làm cho EBIT thấp.

Bằng việc thay đổi cấu trúc tài sản và nợ qua từng giai đoạn, Công ty có những biện pháp thay đổi chính sách quản lý VLĐ để phù hợp với điều kiện kinh doanh từng thời kỳ. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái, không ổn định, chính sách dung hòa rủi ro và tạo mức lợi nhuận trung bình là chính sách thích hợp mà Công ty đã lựa chọn.

2.3.2. Phân tích cơ cấu VLĐ tại Công ty TNHH MTV đầu tư nhà và hạ tầng –

Vinacomin

Để kinh doanh, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần phải có vốn nói chung và VLĐ nói riêng, mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cơ cấu vốn khác nhau nhất định. Song việc phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý lại có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện nay việc huy động vốn không khó bằng quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất. Vì thế, để xem xét hiệu quả sử dụng VLĐ trước hết ta cần đi phân tích cơ cấu VLĐ của của Công ty.

Tài sản lưu động hay còn gọi là tài sản ngắn hạn bộ phận quan trọng trong Công ty bao gồm tất cả loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi sang tiền mặt trong vòng 1 năm.

Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và những tài sản có tính thanh khoản khác. Tài sản ngắn hạn rất quan trọng trong kinh doanh bởi đó là những tài sản được sử dụng trong cho hoạt động hàng ngày và chi trả cho các chi phí phát sinh. Thông qua bảng thể hiện cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty ta có cái nhìn khái quát về tỷ trọng VLĐ trong giai đoạn 2010 – 2012.

Bảng 2.6. Cơ cấu tài sản ngắn hạn tại Công ty Vinacominland Đơn vị: triệu đồng

2012 2011

2010

2012 – 2011 2011 – 2010 Chỉ tiêu Tỷ trọng

Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị

% Giá trị

% TSNH 100 100

100 (36.625) (13,17) 62.649

29,08 Tiền 15,63 14,12 62,94 (1.522)

(3,88) (96.352) (71,04) PTNH

14,27 29,65

4,68 (48.009) (58,21) 72.387 717,72

HTK 67,16 54,41 30,85 10.880 7,19

84.837 127,61 TSNH khác 2,93

1,82 1,52 2.026 40,07 1.776 54,12

(Nguồn: phòng Kế toán)

- Tiền và các khoản tương đương tiền:

Tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất trong VLĐ, nằm trong khâu lưu thông và một phần dự nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của Công ty. Để quản lý 46

vốn bằng tiền trước hết cần xác định mức tồn quỹ tiền mặt hợp lý. Làm tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tổ chức quản lý vốn bằng tiền, đặc biệt là trong vấn đề cân đối thu chi tiền mặt của doanh nghiệp. Mức dự trữ tiền mặt hợp lý giúp doanh nghiệp duy trì khả năng thanh toán tốt, nắm bắt cơ hội kinh doanh kịp thời cũng như tránh tình trạng dư thừa vốn dẫn tới lãng phí.

Công ty phải xác định được để một dự án thành công thì việc phân bổ và quản lý nguồn vốn hợp lý là hết sức quan trọng, do đó việc mua sắm vật tư, thiết bị, trả lương cho công nhân phải được các phòng ban Công ty kiểm tra chặt chẽ trước khi thanh toán cho nhà thầu và đã đảm bảo các gói thầu đều không vượt chi phí đã được duyệt.

Ta đi sâu vào phân tích cụ thể những thành phần trong khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền Tại Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin

Bảng 2.7. Cơ cấu tiền và các khoản tương đương tiền tại Công ty Vinacominland ĐVT: triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

Năm 2010 2012 và 2011 2011 và 2010 Tỷ

Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ trọng trọng trọng Tiền, 37.748 100 39.270 100 135.622 100 (1.521)

(3,88) (96.351) (71,04) TĐ tiền

Tiền

3.852 10,21 4.760 12,12 4.826

3,56

(908) (19,08) (65)

(1,36) TĐ tiền

33.896 89,79 34.509 87,88 130.796 96,44 (613)

(1,78) (96.286) (73,62) (Nguồn: phòng Kế toán)

+ Tiền mặt: tỷ trọng tiền mặt dự trữ tại Công ty trong 3 năm nhìn chung chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong danh mục vốn bằng tiền; chỉ tiêu này có giá trị tuyệt đối giảm nhưng tỷ trọng trong cơ cấu tài sản có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2011 giá trị tiền mặt tại quỹ là 4.760 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,12% đến năm 2012 chỉ tiêu này là 3.852 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,21% giảm tương ứng 908 triệu đồng so với năm 2011. Lượng tiền mặt có xu hướng giảm vì Công ty đã áp dụng những biện pháp hạn chế lượng tiền mặt dư thừa, chuyển sang thanh toán chuyển khoản, đầu tư các khoản mục khác nhằm tận dụng tối đa mục đích sinh lời của tiền.

+ Các khoản tương đương tiền: các khoản tương đương tiền của Công ty là lượng tiền gửu ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH của Công ty. Năm 2010, tỷ trọng khoản mục này là 96,44%; năm 2011 các khoản tương đương tiền ở mức 34.509 triệu đồng giảm 73,62% tương ứng 96.286 triệu đồng so với năm 2010, chiếm tỷ trọng 87,88%; năm 2012 khoản mục này là 33.896 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,79% tỷ 47

trọng tiền và các khoản tương đương tiền. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong quý 4 năm 2010, Công ty đã thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang Công ty TNHH, theo Điều lệ Công ty được Tập đoàn phê duyệt. Đến năm 2011 và năm 2012, sau khi bộ máy Công ty đã ổn định, bằng những chính sách sử dụng và lưu chuyển tiền tệ hợp lý trong đầu tư, nguồn tiền của Công ty đã có sự cân bằng hợp lý đưa tỷ trọng các khoản tương đương tiền về mức hợp lý. Cụ thể ta xét đến các khoản tiền gửu ngân hàng

của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012.

Bảng 2.8. Cơ cấu tiền gửu ngân hàng của Công ty Vinacominland ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Ngân hàng kỹ thương Việt Nam 25,3

40,3

30,1

Ngân hàng TMCP dầu khí 2,5

5,7

Ngân hàng TMCP Sài Gòn công thương 15,75

2,4 15

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt 10,75

4 9,2

Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội 16,5

27,9

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 19,25

25,4 29,5

Ngân hàng TMCP Đại Dương 5,7

5,5

Ngân hàng TNHH MTV Hong leong 4,25

Cộng 100 100

100

(Nguồn: phòng Kế toán)

Hiện nay, phương thức thanh toán tiền chuyển khoản là hình thức được các Công ty áp dụng phổ biến trong thanh toán do thanh toán chuyển khoản có tính an toàn cao, dễ dàng trong luân chuyển, tận dụng được khấu trừ thuế GTGT khi thanh toán chuyển khoản tiền hàng trên 25 triệu đồng/ ngày, lãi tiền gửu, tránh được các rủi ro mất cắp hay sai sót trong kiểm đếm… lượng tiền của Công ty được gửu tại nhiều tài khoản trong các ngân hàng khác nhau nhằm dễ dàng trong luân chuyển, chuyển khoản cho các đối tượng khác nhau đồng thời giảm chi phí gửu tiền liên ngân hàng, cũng như tận dựng xây dựng các mối quan hệ giữa Công ty với các ngân hàng.

Công ty duy trì các tài khoản tiền gửu bằng VNĐ với mục đích thanh toán trong kinh doanh, chi trả chi phí hoạt động (tiền thuê văn phòng, tiền điện, nước, dịch vụ…), trả lương cho công nhân viên… Lượng tiền của Công ty chủ yếu được gửu tại các

ngân hàng lớn như ngân hàng kỹ thương Việt Nam, ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội, ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam…

Như vậy công ty đã có hướng đi đúng đắn trong việc sử dụng kênh thanh toán chuyển khoản, bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như tận dụng được các phương pháp tối ưu có

lợi cho Công ty. Công ty cần có các biện pháp duy trì lượng tiền mặt tại quỹ và tiền gửu ngân hàng ở mức hợp lý để giảm thiểu các rủi ro thanh toán cũng như tận dụng các cơ hội sinh lời của tiền.

48

- Các khoản phải thu ngắn hạn :

Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu, ví dụ như công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, hoặc là ứng tiền trả trước cho nhà cung cấp...Việc quản lý các khoản phải thu là công tác khá phức tạp trong quản lý và sử dụng VLĐ. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến hiệu suất sử dụng VLĐ và cơ cấu VLĐ mà còn tác động đến doanh thu bán hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty.

Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012 các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản ngắn hạn. Năm 2010, khoản mục này đạt giá trị 10.085 triệu đồng – chiếm tỷ trọng 4,68%; năm 2011, khoản mục này đã tăng lên mức 82.472 triệu đồng, tăng 29,65 % so với năm 2010; năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn giảm còn 34.463 triệu đồng, tương ứng giảm 14,27% so với năm 2011. Cũng giống như tiền và các khoản tương đương tiền, đi theo xu hướng thay đổi cách quản lý VLĐ sang phương pháp cấp tiến, các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm tỷ trọng trong tổng tỷ trọng TSNH.

Bảng 2.9. Cơ cấu các khoản phải thu ngắn hạn Đơn vị: triệu đồng

2012 2011

2010

2012 – 2011 2011 – 2010 Chỉ tiêu Giá trị

% Giá trị

% Giá trị

% Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

Các khoản 34.463 100 82.472

100 10.085

100 (48.009) (58,21) 72.386 717,72

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – vinaconmin (Trang 74 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(251 trang)
w