CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – vinaconmin (Trang 132 - 200)

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Vốn lưu động trong doanh nghiệp

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động trong doanh nghiệp Khái niệm vốn lưu động

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh.

Vốn kinh doanh của DN là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Căn cứ vào

đặc điểm chu chuyển vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại: Vốn cố định và VLĐ.

Nếu vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư để hình thành các tài sản cố định, là biểu hiện bằng tiền của vốn cố định thì VLĐ là một bộ phận vốn đầu tư để hình thành tài sản lưu động, là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động.

“VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. VLĐ luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh” [1, tr.85]

Đặc điểm của VLĐ

VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc điểm của VLĐ chịu sự chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ. Vì vậy, VLĐ của các DN không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: sản xuất, dự trữ và lưu thông. Các quá trình trên diễn ra thường xuyên liên lục lặp đi lặp lại theo chu kỳ và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển của VLĐ.

Như vậy, chúng ta có thể khái quát những đặc điểm của VLĐ như sau:

- Trong quá trình chu chuyển, VLĐ luôn thay đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu chuyển sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ và vốn sản xuất rồi cuối cùng trở về hình thái vốn tiền tệ.

- Chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

1.1.2. Phân loại vốn lưu động trong doanh nghiệp

Để quản lý và sử dụng VLĐ có hiệu quả cần phải phân loại VLĐ. Có nhiều các

phân loại VLĐ, mỗi loại có những tác dụng riêng nhưng đều giúp cho nhà quản lý nắm bắt và đánh giá tình hình sử dụng VLĐ từ đó có những quyết định quản trị tốt VLĐ.

1

- Phân loại theo hình thái biểu hiện, VLĐ chia làm các loại:

+ Vốn bằng tiền: tiền mặt tai quỹ, tiền gửu ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, có thể dễ dàng chuyển đổi thành các tài sản khác hoặc thanh toán các nghĩa vụ tài chính cho DN, bởi vậy nó cho phép DN duy trì khả năng chi trả và phòng tránh rủi ro thanh toán.

+ Các khoản phải thu: chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện số tiền mà khách hàng nợ DN phát sinh trong trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trả sau. Ngoài ra, trong một số trường hợp mua sắm vật tư, DN còn phải ứng trước tiền cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản tạm ứng.

+ Đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư tài chính ngắn hạn là việc bỏ vốn mua các chứng khoán có giá trị (trái phiếu, tín phiếu…) hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật có thể thu hồi kịp thời trong một chu kỳ kinh doanh hoặc trong thời hạn không quá một năm như tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng.

+ Vốn về vật tư dự trữ, sản xuất và vốn thành phẩm. Xem chi tiết hơn cho thấy, vốn về HTK của DN gồm: Vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên

liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn dụng cụ công cụ, vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm. Trong DN thương mại, vốn về HTK chủ yếu là giá trị các loại hàng hóa dự trữ.

Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của DN, biết được kết cấu TSLĐ theo hình thái biểu hiện để có hướng điều chỉnh hợp lý và hiệu quả.

- Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng, VLĐ được chia làm 2 loại:

+ VLĐ thường xuyên là loại VLĐ mà DN có thể sử dụng lâu dài và ổn định. Là nguồn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên TSLĐ thường xuyên cần thiết, bao gồm các khoản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm nằm trong biên độ dao động của chu kỳ kinh doanh. Đặc điểm của nguồn vốn này là thời gian sử dụng kéo dài.

+ VLĐ tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (có thời gian sử dụng dưới 1 năm), chủ yếu là để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.

Việc phân loại này giúp người quản lý xem xét và quyết định việc huy động các nguồn vốn cho phù hợp với thời gian sử dụng của yếu tố sản xuất kinh doanh.

- Phân loại theo nguồn hình thành:

+ VCSH: Là số VLĐ thuộc quyền sở hữu của DN, DN có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt như vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, vốn do DN 2

tư nhân bỏ ra, vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần, vốn tự bổ sung trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh…

+ Các khoản nợ: Là các khoản VLĐ được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vay thông qua phát hành trái phiếu, các khoản nợ chưa thanh toán…

Việc phân loại VLĐ theo quan hệ sở hữu về vốn sẽ giúp DN thấy được cơ cấu nguồn tài trợ cho nhu cầu VLĐ trong sản xuất kinh doanh. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó, DN cần xem xét nguồn tài trợ tối ưu để giảm chí phí sử dụng vốn.

1.1.3. Vai trò của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh Trong điều kiện kinh tế cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì VLĐ là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của DN. Nếu thiếu VLĐ thì DN không thế chủ động trong sản xuất kinh doanh, cũng như không thể mở rộng quy mô thì khi đó DN sẽ bị cạnh tranh bởi những đối thủ khác mạnh hơn. Điều này dẫn đến quy mô kinh doanh sẽ bị thu hẹp thậm chí dẫn tới phá sản.

VLĐ là thước đo hiệu quả và khả năng tài chính ngắn hạn của DN, giúp DN đánh giá một cách chính xác khả năng tài chính, hiệu quả sử dụng VLĐ để từ đó có giải pháp điểu chỉnh hợp lý.

VLĐ là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình hoạt động của hàng hóa, cũng như phản ánh và kiểm tra quá trình mua sắm, dự trữ bán hàng của DN. Mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh thời gian lưu thông có hợp lý hay không. Do đó

thông qua tình hình luân chuyển VLĐ, các nhà quản trị có thể đánh giá kịp thời đối với các mặt hàng mua sắm dự trữ sản xuất và tiêu thụ của DN.

VLĐ còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó VLĐ đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả sản phẩm, dịch vụ.

VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên so với TSLĐ hay phần chênh lệch giữa TSLĐ với nợ ngắn hạn.

VLĐ ròng = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn

VLĐ ròng là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của DN, chỉ tiêu này cho biết DN có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không?

1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động Kết cấu VLĐ thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn VLĐ của DN.

Kết cấu của VLĐ cho thấy sự phân bổ và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong từng giai đoạn luân chuyển, từ đó DN xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhằm thay đổi kịp thời với từng thời kỳ kinh doanh.

3

Kết cấu VLĐ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức… Vì vậy trong DN khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào các nhóm nhân tố sau:

- Nhóm nhân tố về mặt sản xuất: Các DN có quy mô sản xuất, tính chất, trình độ, điều kiện, chu kỳ sản xuất và mức độ phức tạp về sản phẩm, yêu cầu về nguyên vật liệu khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở các khâu dự trữ và sản xuất lưu thông khác nhau.

- Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các DN hàng năm phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau của các đơn vị bán hàng, do vậy nếu khoảng cách giữa DN và đơn vị bán hàng xa hoặc gần, kỳ hạn bán hàng, chủng loại, số lượng, giá cả...cũng tác động đến tỷ trọng VLĐ trong khâu dự trữ. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm như khối lượng nhiều hay ít, khoảng cách giữa DN với người mua hàng xa hay gần đều ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ trọng thành phẩm và hàng hoá xuất ra.

- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Nếu sử dụng phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông sẽ thay đổi. Đặc biệt trong xây lắp việc sử dụng các thể thức thanh toán khác nhau tổ chức thủ tục thanh toán, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán có ảnh hưởng nhiều đến tỷ trọng vốn bỏ vào khâu sản xuất và khâu lưu thông.

Ngoài các nhân tố nêu trên, kết cấu VLĐ còn lệ thuộc vào tính chất thời vụ sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý DN. Tìm hiểu thành phần công nghệ nghiên cứu kết cấu nội dung VLĐ là rất cần thiết đối với việc sử dụng chính xác và có hiệu quả vốn trong mỗi DN.

1.1.5. Nhu cầu vốn lưu động và phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động 1.1.5.1. Nhu cầu VLĐ

Trong mỗi chu kì kinh doanh của DN đều phát sinh nhu cầu VLĐ. Nhu cầu VLĐ của DN là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết DN phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ HTK và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì (tiền lương phải trả,

tiền thuế phải nộp,…). Xác định nhu cầu VLĐ cần thiết, tối thiểu trên các giai đoạn luân chuyển nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất, kinh doanh được tiến hành bình thường.

Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng đối với DN.

Nó là cơ sở để sử dụng VLĐ hợp lý, tiết kiệm. Ngoài ra còn là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn của DN, nhằm củng cố chế độ hạch toán kinh tế; căn cứ xác định mối quan hệ thanh toán giữa DN với DN khác và với ngân hàng.

Xác định nhu cầu VLĐ phải tuân thủ các nguyên tắc về tính hợp lý, tiết kiệm, xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của DN; đảm bảo cân đối với các bộ 4

phận kế toán trong DN; đảm bảo tính dân chủ và tuân thủ đúng các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ.

Nhu cầu VLĐ thay đổi do tác động của nhiều nhân tố như: sự biến động của thị trường, sự thay đổi của chế độ chính sách và quy mô sản xuất kinh doanh của DN trong kỳ (tính chất mùa vụ), sự thay đổi phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc trình độ tổ chức quản lý, sử dụng VLĐ của DN.

1.1.5.2. Phương pháp xác định nhu cầu VLĐ

Đối với mỗi DN ngoài việc phân loại VLĐ để quản lý, còn phải xác định nhu cầu VLĐ hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh không thừa, không thiếu vốn.

Có hai phương pháp chính để xác định nhu cầu VLĐ:

- Phương pháp trực tiếp: căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ DN ứng ra để xác định nhu cầu thường xuyên. Công thức:

∑ ∑( )

Trong đó : V:

Nhu cầu VLĐ của công ty M:

Mức tiêu dùng bình quân 1 ngày của loại VLĐ được tính toán N:

Số ngày luân chuyển của loại VLĐ được tính toán i:

Số khâu kinh doanh (i=1,k) j:

Loại vốn sử dụng (j=1,n)

Nhu cầu VLĐ xác định theo phương pháp này tương đối sát và phù hợp với các DN trong điều kiện ngày nay. Tuy vậy nó có hạn chế việc tính toán tương đối phức tạp, khối lượng tính toán nhiều và mất nhiều thời gian.

- Phương pháp gián tiếp: phương pháp này căn cứ vào số dư bình quân VLĐ và doanh thu tiêu thụ kỳ báo cáo, đồng thời xem xét tình hình thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh năm kế hoạch để xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu dự trữ-sản xuất-lưu thông năm kế hoạch.

( )

Trong đó: V0 :

Số dư bình quân của toàn bộ VLĐ năm báo cáo F1, F0

:

Tổng mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo t

:

Tỷ lệ tốc độ luân chuyển vốn kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo (

)

Trong đó: K0, K1: Kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, năm báo cáo Sau đó căn cứ vào tỷ trọng của từng khoản vốn để xác định VLĐ trong mỗi

khâu.Ngoài ra trên thực tế, các DN còn sử dụng phương pháp tính nhu cầu VLĐ dựa 5

vào mối quan hệ giữa các yếu tố hợp thành nhu cầu VLĐ gồm: HTK, nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả nhà cung cấp (số nợ phải trả phát sinh có tính chất tự động và có tính chất chu kỳ) với doanh thu và sử dụng tỷ lệ này để xác định nhu cầu VLĐ cho các kỳ tiếp theo.

Trình tự phương pháp:

Bước 1: Xác định số dư bình quân các khoản hợp thành nhu cầu VLĐ trong năm báo cáo. Khi đã xác định số dư bình quân các khoản phải phân tích tình hình để loại trừ số liệu không hợp lý.

Bước 2: Xác định tỷ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần trong năm báo cáo.

Trên cơ sở đó xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu thuần.

Bước 3: Xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch.

Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này tương đối đơn giản, giúp DN ước tính được nhanh chóng nhu cầu VLĐ năm kế hoạch để xác định nguồn tài trợ phù hợp, tuy nhiên mức độ chính xác bị hạn chế.

1.2. Quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.2.1. Chính sách quản lý vốn lưu động

Mỗi DN có thể lựa chọn một chính sách VLĐ riêng và việc quản lý VLĐ sẽ mang lại những đặc điểm khác nhau. Thông qua thay đổi cấu trúc tài sản và nợ, Công ty có thể làm thay đổi chính sách VLĐ một cách đáng kể.

Việc kết hợp các mô hình quản lý TSLĐ (TSNH) và mô hình quản lý Nợ ngắn hạn của DN có thể tạo ra 3 chính sách quản lý VLĐ trong DN: chính sách cấp tiến, chính sách thận trọng và chính sách dung hòa.

Hình 1.1. Các chính sách quản lý vốn lưu động Cấp tiến

Thận trọng Dung hòa TSLĐ NVNH TSLĐ NVNH TSLĐ NVNH

TSCĐ NVDH TSCĐ TSCĐ NVDH

NVDH

(Nguồn:[2 ,tr54] )

Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến là sự kết hợp mô hình quản lý tài sản cấp tiến và nợ cấp tiến. DN đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cả TSLĐ và một phần TSCĐ.

6

Chính sách quản lý VLĐ cấp tiến có những đặc điểm sau:

- Chi phí hoạt động thấp hơn, doanh thu cao hơn. Việc duy trì TSLĐ ở mức thấp tương ứng với đó là mức HTK, phải thu khách hàng và tiền ở mức tối thiểu giúp DN giảm được chi phí quản lý, chi phí lưu kho. Bên cạnh đó, nguồn vốn ngắn hạn thường có chi phí sử dụng thấp hơn nguồn vốn dài hạn, dẫn đến thu nhập nhận được tăng lên.

- Thời gian vòng quay tiền ngắn: do phải thu khách hàng và HTK giảm nên vòng quay của chúng tăng và thời gian quay vòng giảm từ đó rút ngắn chu kỳ kinh doanh và rút ngắn thời gian vòng quay tiền.

- Chiến lược mang tính rủi ro cao nên thu nhập yêu cầu cao. DN gặp rủi ro trong thanh toán (chưa kịp thu hồi vốn để hoàn trả khi đến hạn), mất doanh thu do việc dự trữ HTK thấp không đủ cung cấp … Những rủi ro này đánh đổi bởi chi phí thấp hơn nên thu nhập yêu cầu cao.

Chính sách quản lý VLĐ thận trọng là sự kết hợp mô mình quản lý tài sản thận trọng và nợ thận trọng. Chính sách này sẽ có mức TSLĐ và nợ dài hạn ở mức cao.

- Chi phí hoạt đông cao, doanh thu thấp hơn so với trường hợp quản lý cấp tiến.

DN phải gánh chịu các khoản chi phí lớn như: chi phí lãi vay, chi phí lưu kho do HTK ở mức cao, chi phí phát sinh khi chính sách tín dụng được nới rộng, chi phí cơ hội vì lưu trữ lượng tiền mặt lớn. Chi phí tăng cao dẫn đến thu nhập của DN giảm.

- Thời gian vòng quay tiền kéo dài do DN có thể sử dụng nguồn VLĐ này để đầu tư cho các hoạt động SXKD có thời gian hoàn vốn dài.

- Chính sách này sẽ giúp DN giảm bớt các rủi ro như biến động thị trường tăng giá thành phẩm do HTK dự trữ ở mức cao, khả năng thanh toán đảm bảo do duy trì TSLĐ ở mức tối đa. Tuy nhiên thu nhập không cao do phải chịu chi phí lớn làm EBIT giảm.

Chính sách quản lý VLĐ dung hòa cân bằng rủi ro của chính sách cấp tiến và chính sách thận trọng. Dựa trên cơ sở của nguyên tắc phù hợp (Matching Principle).

Nguyên tắc này được phát biểu như sau: Nên sử dụng nguồn vốn dài hạn đề tài trợ cho TSDH và nên sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSLĐ (TSNH). Mục đích của phương pháp này là cân bằng luồng tiền tạo ra từ tài sản với kỳ hạn của nguồn tài trợ, kết hợp quản lý tài sản thận trọng với nợ cấp tiến hoặc quản lý tài sản cấp tiến với nợ thận trọng. Tuy nhiên trên thực tế để đạt được trạng thái tương thích không hề đơn giản do vấp phải các vấn đề như sự tương thích luồng tiền hay khoảng thời gian, do

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – vinaconmin (Trang 132 - 200)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(251 trang)
w