MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – vinaconmin (Trang 104 - 109)

VÀ HẠ TẦNG – VINACONMIN

3.1 Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2015-2020

Việc mở rộng thị trường sẽ giúp Công ty tìm được những cơ hội mới, những bạn hàng mới có tiềm năng. Đồng thời giúp Công ty khẳng định vị trí tên tuổi của mình không chỉ trong nước mà còn trong khu vực và trên thế giới. Nhằm thực hiện định hướng này trong thời gian không xa, ngay từ bây giờ Công ty đã có kế hoạch tìm kiếm thêm nhiều bạn hàng, mở rộng quan hệ với tất cả các đối tác.

Công ty còn cố gắng tạo dựng các mối quan hệ thật tốt với các Ngân hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng thúc đẩy hợp tác với các đối tác nước ngoài. Định hướng Công ty sẽ cùng một số Công ty nước ngoài liên doanh, liên kết, để hai bên cùng phát triển theo định hướng chung của Công ty.

Nhân tố con người chiếm phần quan trọng trong việc quyết định sự thành công và phát triển của bất kì một doanh nghiệp nào. Do đó ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trẻ thông qua kế hoạch tuyển chọn và đào tạo kĩ lưỡng về trình độ chuyên môn cũng là một mục tiêu của Công ty. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho những lao động trẻ từng bước kế thừa tiếp thu những kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm và lành nghề.

Trong giai đoạn 2015 – 2020 Công ty tiếp tục nâng cấp, mở rộng quy mô, ngành nghề kinh doanh để phát triển Công ty thành đơn vị chuyên doanh về đầu tư, xây dựng, kinh doanh nhà, hạ tầng và các ngành nghề phụ trợ có quy mô lớn, có công nghệ hiện đại của Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, góp phần chủ đạo trong cung cấp các sản phẩm là nhà ở, hạ tầng cho CBNV ngành Than và nhân dân địa phương tại các địa bàn trên phạm vi cả nước và xem xét mở rộng ra nước ngoài vào thời điểm thích hợp.

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH MTV đầu tƣ phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin

3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động

Xác định đúng nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Nếu xác định nhu cầu VLĐ quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, sản xuất bị

đình trệ, doanh nghiệp không đạt được những hợp đồng đã ký… ngược lại nếu xác định nhu cầu VLĐ quá cao dễ dẫn đến tình trạng thừa vốn, vốn luân chuyển chậm làm phát sinh những chi phí không cần thiết.

65

Xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó là cơ sở để huy động VLĐ nhằm đáp ứng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp; đồng thời là cơ sở để tổ chức sử dụng vốn lưu động, điều hòa vốn lưu động giữa các khâu tránh tình trạng căng thẳng về giá vốn và kiểm tra, giám sát tình hình huy động và sử dụng vốn trong hoạt động SXKD. Đối với Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – Vinacomin, nhu cầu VLĐ có thể xác định theo phương pháp sau:

Phương pháp ước tính nhu cầu VLĐ bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:

Căn cứ vào báo cáo của Công ty trong năm 2011-2012, ta tiến hành xác định nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch như sau:

Bảng 3.1. Bảng cân đối kế toán đã tính số dƣ bình quân năm 2012 Đơn vị: triệu đồng

Số dƣ bình quân Số dƣ bình quân

TỔNG TÀI SẢN NGUỒN VỐN 0

A. Tài sản ngắn hạn 259.805 A. Nợ phải trả 250.011

I.Tiền

38.509 I Nợ ngắn hạn 131.377

II.PTNH

58.467 1 Vay và nợ ngắn hạn -

III. Hàng tồn kho

156.757 2 Phải trả người bán 25.443

3 Thuế và khoản phải IV.TSNH khác 6.069 nộp 29.679

4 Phải trả người LĐ 2.111

5 Chi phí phải trả 138

6 Phải trả nội bộ 8.235

7 Phải trả theo tiến độ 52.729

8 PT,PN ngắn hạn khác 5.213

9 Quỹ khen thưởng 2.225

II Nợ dài hạn 118.633

B. Tài sản dài hạn

158.695 B. Vốn chủ sở hữu 168.489

I Tài sản cố định

44.051 I Vốn chủ sở hữu 168.489

II Bất động sản 15.606

III Đầu tư tài chính 74.157

IV TSDH khác 24.879

Tổng cộng tài sản

418.500 Tổng cộng nguồn vốn 418.500

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Theo báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, năm 2012 Công ty đạt doanh thu thuần là 89.983 triệu đồng. Dưới đây ta có bảng tỷ lệ các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu:

66

Bảng 3.2. Tỷ lệ phần trăm các khoản mục có quan hệ chặt chẽ với doanh thu Đơn vị: %

Tài sản

Tỷ lệ trên doanh thu Nguồn vốn

Tỷ lệ trên doanh thu Tiền

41,95 Phải trả cho người bán 30,96

Các khoản phải thu

38,29 Thuế và khoản phải nộp 31,96

Hàng tồn kho

180,25 Các khoản PNNH khác 44,53

TSNH khác 7,87

Tổng

268,37 Tổng 107,47

(Nguồn: số liệu tính toán từ bảng 3.1)

Nhận xét: từ bảng trên ta thấy để tăng thêm 1 đồng doanh thu thuần thì cần phải tăng thêm 2,6837 đồng VLĐ; và 1 đồng doanh thu tăng thêm thì Công ty chiếm dụng được 1,0747 đồng nguồn vốn. Vậy thực chất 1 đồng doanh thu tăng lên Công ty cần số VLĐ ròng là: 2,6837 - 1,0747 = 1,609 (đồng)

Theo bảng kế hoạch doanh thu – chi phí của Công ty năm 2013, doanh thu thuần dự kiến của Công ty tăng lên 10% (số liệu tại phòng Kế toán) so với năm 2012.

Như vậy nhu cầu VLĐ ròng của Công ty là:

89.983 x 1,1 x 1,609 = 159.261 (triệu đồng)

Với việc tính toán được mức lãng phí VLĐ của Công ty là 101.951triệu đồng

trong năm 2012, vậy trong năm tới Công ty cần bổ xung nhu cầu VLĐ thường xuyên là 159.261 triệu đồng. VLĐ ròng tăng lên đồng nghĩa với việc Công ty phải áp dụng các biện pháp quản lý VLĐ tốt hơn nhằm giảm thâm hụt VLĐ ở thời điểm hiện tại và trong tương lai sẽ có tiền để đầu tư vào chứng khoán khả thị.

3.2.2. Quản lý tiền và các khoản tương đương tiền

Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty được sử dụng chủ

yếu vào các hoạt động thanh toán với cá đối tác và nhân viên. Đa số các nghiệp vụ này được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. Do đó, tiền gửi ngân hàng (tiền gửi thanh toán và tiền gửi ngắn hạn) của Công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền. Để có thể tăng hiệu quả sử dụng của khoản mục trên, Công ty cần xác định một mức dự trữ tiền mặt hợp lý và tối ưu nhất vừa để đảm bảo khả năng thanh toán vừa tránh mất chi phí cơ hội của việc giữ tiền mặt.

3.2.2.1. Xác định mức tiền mặt tối ưu

Công ty có thể sử dụng mô hình Baumol vì lượng dữ trữ tiền mặt của Công ty là ổn định để xác định mức dự trữ tối ưu cho năm kế hoạch. Tại Công ty Vinacominland,

để xác định nhu cầu về tiền trong năm kế hoạch sẽ dựa trên lượng tiền thực tế đã phát sinh của năm báo cáo với tỷ lệ lạm phát ở mức 6,81% (theo Tổng cục thống kê năm 2012 )

67

Nhu cầu tiền năm 2013 = Lượng tiền phát sinh năm 2012 x Tỷ lệ lạm phát

= 3.852 x 6,81% = 262,356 (triệu đồng)

Với lãi suất chứng khoán dự kiến năm 2013 là 12% (theo Tồng cục thống kê năm 2012) và giả sử mỗi lần giao dịch là 0,15 triệu đồng, ta tính được lượng dự trữ tối ưu theo mô hình Baumol là:

√ ( )

Thực tế trong năm 2012 Công ty dự trữ tiền mặt là 3.852 triệu đồng như vậy Công ty sẽ dư thừa một lượng tiền mặt là 5.936 – 3.852 = 2.084 triệu đồng. với mức dư thừa tiền mặt như vậy trong năm 2013 Công ty nên gửi tiền mặt vào ngân hàng với lãi suất 8%/ năm ( theo Tổng cục thống kê năm 2012). Lợi ích mà Công ty có được là:

2.084 x 8% = 166 (triệu đồng)

Công ty nên sử dụng mô hình Baumol để tính toán mức dự trữ tiền mặt vào năm tới tránh tình trạng dư thừa tiền mặt dẫn đến mất cơ hội đầu tư đồng thời tránh tình trạng thiếu mức dự trữ khiến khả năng thanh toán của Công ty gặp khó khăn.

3.2.2.2. Đa dạng hóa các công cụ đầu tư ngắn hạn để tận dụng nguồn tiền mặt nhàn rỗi

Công ty hiện nay không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào làm giảm tính linh hoạt trong thanh toán. Nhận thấy thị trường chứng khoán nước ta hiện nay đã bắt đầu có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng kinh tế Thế giới, Công ty có thể đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn để điều chỉnh lượng tiền mặt tại Công ty về mức tối ưu, đồng thời số tiền dư thừa có thể được sử dụng để sinh lời, đem lại thêm lợi nhuận cho Công ty. Ngược lại, nếu nhu cầu tiền mặt tăng mà Công ty không dự trữ đủ tiền mặt thì có thể sử dụng các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao để bổ sung cho lượng tiền mặt tại Công ty.

3.2.3. Một số biện pháp khác

Với đặc thù là đầu tư, kinh doanh xây dựng các dự án nhà và hạ tầng thì lượng

HTK của Công ty ở mức cao là không thể tránh khỏi, tuy nhiên Công ty cần có những biện pháp như xây dựng các định mức nguyên vật liệu sát với nhu cầu của Công ty;

thường xuyên đánh giá kiểm kê vật liệu tồn kho, xác định mức độ thừa thiếu của NVL từ đó lên kế hoạch thu mua hiệu quả; lựa chọn những nhà cung cấp có khả năng cung

ứng hàng ổn định, đảo bảo chất lượng tránh tính trạng bấp bênh, giá thành tốt, địa điểm thuận lợi nhằm giảm chi phí vận chuyển và hạ tháp giá thành…từ đó tránh tình trạng lưu kho, giảm chi phí lưu kho, chi phí quản lý HTK giúp Công ty giảm thiểu chi phí, sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn.

68

Trong điều kiện công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động SXKD là một trong những điều kiện giúp Công ty giành lợi thế và tăng khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy để có thể tiêu thụ được sản phẩm cần chú trọng đến việc giảm giá thành thông qua việc áp dụng các công nghệ về vật liệu mới trong xây dựng, biện pháp thi công tiên tiến… nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm có sức cạnh tranh, nhắm vào các đối tượng có nhu cầu thực để ở. Mặt khác cũng cần phải thận trong trong thời điểm quyết định đầu tư sao cho có lợi nhất về giá và khả năng tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo hiệu quả của dự án. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật sẽ giúp Công ty đẩy nhanh quá trình hoạt động, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tiết kiệm chi phí, từ đó giúp Công ty tăng lợi nhuận.

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định trong sự thành công của bất kỳ

Công ty nào, đặc biệt là trong tình hình thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Để có thể khai thác tối đa nguồn nhân lực, Công ty có thể sử dụng một số biện pháp: tổ chức các khóa bồi dưỡng đào tạo chuyên sâu, công tác quản lý cán bộ cần thực hiện nghiêm túc để phát huy điểm tốt và khắc phục những sai sót tồn đọng, có hình thức thương phạt phân minh để khích lệ tinh thân công nhân viên…

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý và sử dụng vlđ tại công ty tnhh mtv đầu tư phát triển nhà và hạ tầng – vinaconmin (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(251 trang)
w