PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU 277 HÀ NAM
3.2 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU 277 HÀ NAM
3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm 3.2.1.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm
Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến sức
yếu tố ảnh hưởng quyết định nhất đến việc lựa chọn các sản phẩm của người tiêu dùng
Giải pháp
Để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu 277 Hà Nam cần phải thực hiện những công việc như
- Cải tiến máy móc thiết bị
- Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã - Nâng cao chất lượng nguyên vật liệu - Giảm tỷ lệ các sản phẩm sai hỏng
Thực hiện, kiểm tra
Việc thực hiện và kiểm tra chất lượng sản phẩm có thể lập một phòng ban chuyên trách về cải thiện chất lượng sản phẩm, kết hợp với các phòng ban khác để đua ra quyết định, tạo tính thống nhất trong quy trình thực hiện. Do chính các công nhân thực hiện và tự kiểm tra lẫn nhau rồi báo lên cho cấp trên
3.2.1.2 Hạ giá thành sản phẩm
Giải pháp
- Mua nguyên vật liệu từ nơi nào có lợi nhất, tiết kiệm NVL trong sản xuất, cải tiến công nghệ và quản lý lao động chặt chẽ để giảm giá thành của công ty - Tiếp đó công ty phải cố gắng tìm các phương án giảm tối đa các phí tổn
thương mại để giảm giá bán các mặt hàng. Các phí tổn thương mại này bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến việc bán các sản phẩm
- Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ ở các thị trường nước ngoài cũng phải được tính toán cẩn thận sao cho hiệu quả cao nhất với một mức phí cố định
- Ngoài ra công ty cần cố gắng tiếp cận được càng gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có thể được bán với giá cao hơn và có được thông tin về khách hàng và kịp thời hơn
Thực hiện, kiểm tra
Phòng kế hoạch sản xuất sẻ trực tiếp thực hiện và tự kiểm tra đánh giá rồi đưa lên tổng giám đốc duyệt
3.2.2. Nhóm giải pháp Marketting trên thị trường
3.2.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường
Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của công ty do phòng Marketting chịu trách nhiêm. Tuy nhiên do đội ngũ nhân lực còn có hạn chế mà khối lượng công việc lại nhiều nên công tác này chưa được trú trọng đầu tư
Thực hiện
- Tăng cường đội ngũ nhân lực cho công tác nghiên cứu thị trường. Có một bộ phận chuyên trách trong phòng ban chuyên thực hiện công tác này để tránh được tình trạng chồng chéo công việc như hiện nay
- Công ty phải có các chính sách đầu tư thoả đáng cho hoạt động này. Đồng thời tạo điều kiên cho nhân viên thị trường có điều kiện đi khảo sát thực tế thị trường để tìm hiểu phản ứng của khách hàng về sản phẩm của công ty - Công ty cần kết hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội
trợ quốc tế vừa quảng bá sản phẩm vừa thu thập tìm kiếm thông tin về thị trường để giảm thiểu được các chi phí nghiên cứu thị trường
- Sử dụng hữu hiệu các công cụ thông tin hiện đại như Website để tìm nắm bắt được những thông tin thị trường một cách cập nhật
- Tận dụng các nguồn thông tin thứ cấp từ các tổ chức của chính phủ như:
Hiệp hội dệt may, tham tán thương mại ở các nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu thị trường của công ty
Việc thực hiện sẻ do phòng nghiên cứu thị trường thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Phòng thị trường xuất nhập khẩu sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.2.2.2 Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá sản phẩm
Thực hiện
- Tích cực tham gia các hội trợ và triển lãm quốc tế để giới thiệu và quảng bá sản phẩm của công ty, đồng thời cũng tìm kiếm được các khách hàng tiềm năng mới
- Đặc biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu, công ty cần có những chiến lược xây dựng và bảo vệ thương hiệu trên các thị trường xuất khẩu
- Xúc tiến thành lập các văn phòng đại diện tại các nước trên thị trường đã có của công ty…để tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại
- Tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm thông qua các kênh thông tin để tăng cường uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
- Duy trì và cải tiến Website của doanh nghiệp cho tiện dụng hơn, dễ dàng cho người sử dụng. Website nên sử dụng nhiều thứ tiếng và thường xuyên cập nhật những thông tin về sản phẩm để dễ dàng cho người tiêu dùng đặc biệt là các khách hàng nước ngoài trong việc tìm kiếm các thông tin về sản phẩm.
Điều này cũng tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp để tiến hành nghiên cứu các thông tin về thị hiếu và tiềm năng của thị trường nước ngoài
Việc thực hiện sẻ do phòng Marketing thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Phòng thị trường xuất nhập khẩu sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.2.2.3 Xây dựng kênh phân phối trực tiếp trên thị trường chính
Hiện tại hoạt động phân phối các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty trên thị trường được thực hiện thông qua các nhà phân phối nước ngoài. Công ty chưa hình thành được một mạng lưới phân phối trực tiếp các sản phẩm của mình trên thị trường này. Điều này đã gây ra một số bất lợi cho công ty khi mà các sản phẩm không được phân phối bằng các nhãn hiệu của công ty mà là của nhà phân phối.
Hơn thế nữa các nhà phân phối còn sử dụng lợi thế nắm giữ thị trường để ép giá xuất khẩu sản phẩm của công ty xuống mức thấp. Vì thế nên việc xây dựng kênh phân phối trực tiếp trên thị trường là một việc hết sức cần thiết
Thực hiện
- Trong thời gian tới, cùng với phân phối thông qua các nhà phân phối châu Âu, công ty cũng cần lập kế hoạch đầu tư, thành lập một số cửa hàng bán sản phẩm xuất khẩu trực tiếp trên của công ty trên thị trường. Đồng thời tích cực tìm kiếm mở rộng quan hệ bán hàng xuất khẩu với các nhà bán lẻ trên thị trường là các cửa hàng tạp hoá để hình thành một hệ thống vệ tinh các nhà phân phối bán lẻ
- Công ty cũng nên thành lập hệ thống các đại lý bán hàng xuất khẩu của công ty trên thị trường. Việc này không những giúp cho công ty đẩy mạnh lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty mà còn giúp công ty thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường và tìm kiếm thông tin về thị trường phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Việc thực hiện sẻ do phòng thị trường xuất nhập khẩu thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Tổng Giám Đốc sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất 3.2.3.1 Đầu tư phát triển công nghệ
Thực hiện
- Đầu tư chiều sâu bao gồm cả đầu tư mở rộng là một yêu cầu cấp thiết. Công ty cần tăng vốn cho các hoạt động mua sắm trang thiết bị hiện đại, đặc biệt ưu tiên các công nghệ tiên tiến tự động cho chất lượng sản phẩm đầu ra cao - Đầu tư có chiều sâu nhằm khắc phục các mất cân đối, đồng bộ hoá các dây
chuyền thiết bị, bổ sung mới, cải tạo nâng cấp thiết bị cũ, đầu tư công nghệ mới, đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý tiếp thị, tổ chức lại sản xuất... để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm sản xuất ra - Các dự án đầu tư chiều sâu phải có bước đi phù hợp với tình hình kinh tế, kỹ
thuật, với chiến lược phát triển của công ty. Dù là bổ sung một máy, một dây chuyền công nghệ... đều phải đảm bảo đồng bộ với công nghệ phụ trợ, đào tạo, quản lý ... nhằm phát huy hiệu quả kinh tế sớm nhất
Việc thực hiện sẻ do phòng kế hoạch sản xuất thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Tổng Giám Đốc sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.2.3.2 Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
Thực hiện
- Trước hết công ty phải xây dựng đuợc kế hoạch sử dụng vốn trong ngắn hạn và dài hạn một cách hợp lý
- Sau khi đã có kế hoạch sử dụng vốn, doanh nghiệp phải lên kế hoạch tổ chức huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay từ các ngân hàng, vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn do liên doanh liên kết, vốn đầu tư từ hoạt động chứng khoán,…
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà còn giúp cho doanh nghiệp có đủ nguồn vốn đầu tư vào các khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả vốn doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau
- Tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn thông qua việc xác định mức hàng dự trữ thích hợp sao cho đủ hàng kinh doanh với mức chi phí phù hợp. Tích cực tìm kiếm khách hàng tiêu thụ các sản phẩm đã sản xuất. Ban lãnh đạo công ty phải cũng cần chỉ đạo tốt hoạt động nghiên cứu thị trường, dự báo nhu cầu thị trường cũng như các biến động của thị trường để lên kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho kì sản xuất tới
- Tiến hành kiểm tra kiểm soát tài chính một cách chặt chẽ, nhất là hoạt động kiểm thu chi tài chính, thực hiện thu chi tít kiệm. Tít kiệm chi phí sản xuất bằng cách nâng cao năng xuất lao động, tít kiệm chi phí kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản thông qua việc tít kiệm chi phí giao dịch cũng như chi phí nghiên cứu tìm kiếm thị trường, chi phí tìm kiếm bạn hàng
Việc thực hiện sẻ do phòng kế toán tài chính thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Tổng Giám Đốc sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.2.3.3 Phát triển nguồn nhân lực
Thực hiện
- Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần năng cao trình độ quản lý bằng cách tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý hoặc cử cán bộ đi học tập ngắn hạn tại các trường đại học trong nước về quản lý, thường xuyên mời những cán bộ quản lý giỏi về truyền đạt kinh nghiệm quản lý
- Đối với cán bộ chuyên môn nghiệp vụ cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng việc liên kết với các trường đào tạo mở các lớp ngắn hạn bồi duỡng về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, tin học…
- Đối với công nhân sản xuất trực tiếp cần tổ chức các lớp học nâng cao tay nghề chuyên môn. Tổ chức các cuộc thi tay nghề để tạo động lực cũng như khuyến khích công nhân sản xuất nâng cao tay nghề trình độ
Việc thực hiện sẻ do phòng tổ chức hành chính thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Phó Tổng Giám Đốc sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.2.3.4 Tăng cường hoạt động quản lý chất lượng
Đa số mặt hàng xuất khẩu của công ty do chính Công ty sản xuất, gia công ra. Chính vì vậy công ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng những giải pháp sau
- Đầu tư vào các máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty. Máy móc thiết bị lạc hậu không đồng bộ sẽ gây hỏng hóc, ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động quá khứ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu
- Nâng cao khả năng thiết kế mẫu mã
Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính mốt rất cao. Mẫu mã là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của công ty. Công ty hiện có bộ phận thiết kế mẫu thời trang và sản xuất nhiều sản phẩm may mặc thời trang. Tuy nhiên khả năng tự thiết kế mẫu mã phù hợp với nhu cầu của khách hàng để chủ động đi chào hàng và ký kết hợp đồng là rất hạn chế. Vì vậy công ty cần
+ Phải tuyển những người có khả năng thiết kế mẫu thời trang
+ Khuyến khích cán bộ tạo mẫu phát huy sáng kiến và trình độ của mình.
Công ty ngoài việc có mức lương tương ứng thì phải gắn trách nhiệm với quyền lợi của người cán bộ tạo mốt
+ Công ty cần có quan hệ chặt chẽ với các công ty may khác, đặc biệt là viện mẫu thời trang Việt Nam (Fadin) để thiết kế các mẫu mã sản phẩm, các mốt mới để bắt kịp với sự thay đổi nhu cầu may mặc thế giới
- Trong sản xuất, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm trong các khâu sản xuất
- Thực hiện nghiêm túc hoạt đông quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO9001- 2000, ISO 14000, SA 8000. Phấn đấu đạt được tiêu chuẩn ISO 9002-2000 về quản lý chất lượng
- Thực hiện các biện pháp thưởng phạt nghiêm minh hơn sẽ khích giảm tỷ lệ sai hỏng và tăng trách nhiệm của công nhân với các sản phẩm mình làm ra Việc thực hiện sẻ do phòng kế hoạch sản xuất kết hợp với phòng kỷ thuật thực hiện
Kiểm tra, đánh giá
Phó Tổng Giám Đốc sẻ chịu trách nhiệm xem xet và đánh giá 3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
Nhà nước cần có chính sách đầu tư thỏa đáng đối với ngành dệt may và chính sách ưu tiên cho ngành dệt may. Hiện nay ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn nhưng nguyên nhân chủ yếu là số máy móc thiết bị đã quá cũ và lạc hậu, không đủ
đầu tư cho ngành dệt may, có các chính sác ưu đãi đối với ngành như: cho các doanh nghiệp dệt may vay vốn với lãi xuất ưu đãi hơn và ngân hàng nên nới lỏng điều kiện cho vay, cho các doanh nghiệp trong ngành vay vốn trung và dài hạn nhiều hơn với lãi xuất thấp hơn; cho phép các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành giữ lại nhiều lợi nhuận hơn để đầu tư phát triển
Nhà nước cần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp để phát triển được ngành công nghiệp Dệt may
Nhà nước cần giữ ổn định về chính trị và kinh tế, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới
Nhà nước cần cải tiến thủ tục hành chính trong việc quản lý xuất nhập khẩu, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu được dễ dàng
Nhà nước nên phối hợp với các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài môi giới khách hàng và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may; cung cấp những thông tin về thị trường xuất khẩu
Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải nhập nguyên liệu ở nước ngoài với giá cao. Vì vậy, Nhà nước nên giảm mức thuế xuất nhập khẩu nguyên liệu dệt may xuống mức 0% (hiện nay đang là 5%) đồng thời Nhà nuớc cũng cần phải có những chính sách phát triển các ngành phụ trợ cho ngành dệt may như phát triển các ngành trồng bông, chế biến sợi, hóa chất phục vụ cho ngành dệt may