Tầm quan trọng của việc liên kết 4 nhà trong sản xuất và xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 21 - 29)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LIÊN KẾT VÀ XUẤT KHẨU HÀNG HểA

1.2 Tầm quan trọng của việc liên kết 4 nhà trong sản xuất và xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam

Mô hình “4 nhà” (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) là mối liên kết có thể phát huy sức mạnh tổng hợp của các “nhà”, tận dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương nhằm tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, áp dụng có hiệu quả tiến bộ kỹ thuật, gắn khoa học với sản xuất nông nghiệp; đưa các nhà khoa học về trực tiếp phục vụ nông dân, nông thôn, tăng cường sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau giữa

các nhà doanh nghiệp hướng vào mục tiêu, đối tượng chung là phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Chỳng ta có thể thấy rừ tỏc dụng và tầm quan trọng của mụ hỡnh này đối với việc sản xuất và xuất khẩu lạc nhân hiện nay ở nước ta. Lạc là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ trên đất bạc màu mà ở hầu hết các vùng sinh thái nước ta. Rễ lạc ăn ngang ra xa, cố định được đạm khí trời, có tác dụng làm tăng nguồn dinh dưỡng trong đất, mỗi ha trồng lạc đem lại cho đất từ 40-60 kg đạm Nitơ.

Vì vậy lạc được nhân dân ta coi như cây trồng lí tưởng để cải tạo đất. Ngoài ra cây lạc trồng thuần, trồng xen vụ và trồng gối tăng vụ để tận dụng một cách hợp lí các nguồn lực đất đai, tiền vốn vẫn có thể mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Hiện này, sản phẩm lạc có tỷ trọng hàng hóa cao, đạt 70-75% khối lượng quả sản xuất ra, trong khi tỷ trọng này ở nhiều cây trồng khác như :ngô khoai, đậu...chỉ đạt 40-50%. Thêm vào đó, so sánh với cây lúa- một trong những nông sản chính của Việt Nam, thì lạc có thời gian chăm sóc, kĩ thuật trồng ngắn và đơn giản hơn trong khi đó giá trị thành phẩm lại cao hơn.Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu của lạc là xấp xỉ trên dưới 1000 USD/ tấn tùy vào chất lượng của hạt lạc. Từ đó chúng ta cần có những biện pháp làm gia tăng giá trị xuất khẩu lạc nhân, giúp người nông dân có thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống.Chúng ta có thể thấy ví dụ cụ thể khi Hoa Kỳ là một trong những nhà xuất khẩu lạc lớn nhất hiện nay do chính phủ hỗ trợ cơ chế thiết lập để bảo vệ sản xuất lạc, chủ yếu trong các hình thức trợ cấp đầu vào và các khoản vay. Các nhà khoa học luôn cố gắng cải thiện và tìm ra những giống lạc tốt nhất để phục vụ ngành công nghiệp trồng lạc, Mặc dù thiếu sót trong một số khía cạnh, nó thể hiện sự cần thiết của sự tham gia của chính phủ và nhà khoa học vào sự phát triển của ngành công nghiệp xuất khẩu lạc. Chính sách trong nước cần phải phù hợp với mục tiêu công nghiệp.Đối với Việt Nam, chúng ta có thể áp dụng linh hoạt mô hình đó

thông qua liên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) vào sản xuất và xuất khẩu lạc nhân.

* Xây dựng mô hình:

Ta có thể khái quát mô hinh liên kết bốn nhà theo sơ đồ sau:

Vai trò của các bên tham gia trong mô hình:

Vai trò của nhà nước:

Nhà nướcluôn có chính sách khuyến khích các hộ nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, mua trang thiết bị, hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và phục vụ nhu cầu đa dạng của xã hội như:

- Chính sách vay vốn ưu đãi về số lượng, lãi suất, thời hạn vay.

- Trợ giá đầu vào các vật tư nông nghiệp, và trợ giá đầu ra.

- Giải quyết các tranh chấp giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp khi có mâu thuẫn sảy ra khi thu mua lạc theo hợp đồng mà hai bên không thương lượng được.

- Đầu tư nghiên cứu về cây lạc nhiều hơn.Nghiên cứu tạo ra giống cho năng suất cao, chất lượng, nghiên cứu về cách phòng chữa các loại sâu bệnh cho cây lạc.

- Cần có chính sách khuyến khích người dân không từ bỏ ruộng đất như: Cắt giảm và thu những chi phí hợp lý, ví dụ như có thể thu phí thủy lợi và dùng số tiền đó đầu tư vào bắt diệt chuột, hạn chế phá hoại mùa màng…

Nhà nông

Cơ sởthu mua, doanh nghiệp Nhà nước

Nhà khoa học

Quan hệ phối hợp Quan hệ phản hồi Quan hệ chỉđạo

Vai trò của chính quyền địa phương:

- Tập trung xây dựng và áp dụng đồng bộ quy trình khép kín để phát triển cây lạc hàng hóa cho thu nhập cao theo hướng như xây dựng mô hình nông dân sản xuất giỏi, quy hoạch vùng sản xuất tập trung giảm sự nhỏ lẻ manh mún, đặc biệt cần có chính sách hỗ trợ giống và đầu ra cho nông dân.

- Tích cực chỉ đạo các cơ sở đầu tư trồng cây lạc , thực hiện tốt quyết định số 80/2002/QĐ- TTg năm 2002 của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng văn bản để các mối liên kết sản xuất- tiêu thụ lạc trên địa bàn xã có tính chất chặt chẽ và an toàn hơn.

- Có những giải pháp hoàn thiện và ban hành các văn bảncụ thể hoá QĐ số 80/2002/QĐ- TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.

- Có sự hỗ trợ kịp thời của nhà nước thông qua các chính sách như chính sách đất đai, đầu tư, mở rộng và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, hệ thống canh mương tưới tiêu đảm bảo cho nhân dân đủ nước tưới cho cây trồng nông nghiệp khi hạn hán và có hệ thống thoát nước đảm bảo khi xảy ra lũ lụt.

- Tiếp tục tiến hành rà soát, quy hoạch đất đai nhằm phát triển vùng nguyên liệu ổn định, tạo sự yên tâm trong sản xuất và đầu tư. Cần ban hành nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.

- Chính quyền địa phương và DN cần tích cực tìm kiếm mở rộng thị trường nông sản, nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của nông dân và doanh nghiệp về việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ nông sản.

- Tăng cường công tác khuyến nông cung cấp các loại giống lạc đễ canh tác, cho năng suất cao, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Đồng thời khi phổ biến các kỹ thuật trong quá trình sản xuất cần kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của người dân.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức của nông dân và doanh nghiệp về việc kí kết các hợp đồng tiêu thụ nông sản.

-Cùng địa phương giúp các hộ khó khăn trong sản xuất và đời sống để họ yên tâm trong sản xuất, động viên các hộ tham gia vào liên kết sản xuất nhằm tạo thu nhập ổn định cho hộ nông dân. Cần có chính sách kịp thời khi các hộ nông dân gặp rủi ro trong sản xuất.

Vai trò của nhà khoa học:

-Tăng cường cán bộ chuyển giao kỹ thuật và khoa học công nghệ trong quá trình chọn giống và trồng lạc.

Để giúp người dân nắm bắt được các kỹ thuật trong khi trồng lạc cũng như tìm hiểu về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì phải có sự trợ giúp của các cán bộ kỹ thuật về mặt chuyên môn, kể cả việc dự báo thị trường. Vì vậy, đội ngũ cán bộ kĩ của xã cần phải:

(1) Tăng cường cán bộ chỉ đạo về kỹ thuậtkhi trồng mới và thu hoạch sản phẩm cho các thôn, có diện tích nhiều và tập trung. Việc hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân phải được chú trọng ngay từ khâu trồngmới, chăm sóc đến thu hoạch sản phẩm. Có như vậy mới tạo tiền đề cho phát triển vùng nguyên liệu được bền vững, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao.

(2) Kết hợp với cán bộ chính quyền địa phương tổ chức tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật, những thông tin thị trường và tuyên truyền về chủ trương chính sách của Nhà nước nhiều hơn nữa. Qua đó để nâng cao trình độ nhận thức của người dân và giúp họ áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất lạc.

(3) Tập trung ứng dụng tiến bộ kĩ thuậtvào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học, đưa các giống lạc mới nhập khẩu từ nước ngoài, có chất lượng tốt vào sản xuất, đẩy mạnh đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả và giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất.

(4) Vấn đề tương đối quan trọng nữa là khi chuyển giao các tiến bộ kĩ thuật cần kết hợp với kinh nghiệm và kiến thức thực tế của người dân. Các tiến bộ khoa học kĩ thuật cần được áp dụng đúng lúc, đúng thời điểm để có hiểu quả tốt, truyền đạt những gì người nông dân cần, không truyền đạt những gì nhà khoa học cần.

Vai trò của nhà doanh nghiệp:

Ở địa phương, việc tiêu thụ sản phẩm thường thông qua thương lái là chủ yếu. Doanh nghiệp thu mua nông sản của nông dân qua hoạt động của thương lái, người thu gom ở địa phương. Chính vì vậy, để mang lại hiệu quả cao cho mối liên kết ở địa phương thì doanh nghiệp cần thực hiện một số lưu ý sau:

+ Doanh nghiệp cần có mạng lưới thu gom chính thức của doanh nghiệp ở địa phương nhằm tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất.

+ Ngoài ra duy trì ổn định với các khách hàng vệ tinh như thương lái, hộ thu gom tại địa phương về cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho công ty.

+ Doanh nghiệp nên tập trung sản xuất để tạo ra một lượng hàng hóa phục vụ cho việc sản xuất chế biến lạc nhân thô sơ thành những sản phẩm đã qua chế biến với lợi nhuận kinh tế cao. Ví dụ : dùng làm nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo trong nước, chế biến thành thành phẩm có thể xuất khẩu ra nước ngoài,dùng để sản xuất ra sản phẩm dầu ăn chứa ít độc tố, đảm bảo cho sức khỏe con người. Ngoài ra những sản phẩm thừa và sản phẩm bã của lạc nhân trong quá trình ép dầu ăn sẽ được chế biến thành thức ăn gia súc, gia cầm. Đặc biệt, vỏ lạc cũng là một nguyên liệu rất tốt cho quá trình sản xuất giấy công nghiệp, là nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến gỗ công nghiệp. Phát triển trồng, sản xuất và tiêu thụ theo hướng như trên sẽ là bước đi thuận lợi và rất tốt cho các doanh nghiệp. Họ vừa thu được lơi nhuận cao, vừa tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho ngành chế biến bánh kẹo, và xuất khẩu.Các sản phẩm thừa thì có thể phục vụ cho ngành chăn nuôi, ngành chế biến gỗ giúp giảm thiểu nguyên liệu khai thác gỗ từ rừng chống ô nhiễm môi trường và góp phần cải tạo môi trường sống và môi trường đất nông nghiệp. Đó

là môt hướng đi mới cho các doanh nghiệp trong nước và đang được nhà nước khuyến khích nhân rộng khấp cả nước.

+ Doanh nghiệp còn tạo điều kiện cho các hộ gia đình trong mô hình liên kết vay vốn, ứng trước để mua giống, phân bón, trang trải tiền sinh hoạt, tiền học phí của con cái, trả tiền vay ngân hàng, tín dụng rồi tới vụ thu hoạch các doanh nghiệp sẽ mua những sản phẩm lạc củ mà người dân trồng ra và thanh toán toàn bộ số tiền

còn thiếu cho các hộ gia đình.

+ Có hợp đồng giữa người dân và doanh nghiệp và thực hiện theo đúng hợp đồng, tạo đầu ra ổn định cho người dân giúp họ tập trung vào sản xuất, trồng trọt và nâng cao chất lượng, nâng xuất của cây lạc nhằm đảm bảo cho chất lượng, tăng sức cạnh tranh của mặt hàng lạc nhân Việt Nam trên thị trường thế giới.

Vai trò của nhà nông dân

- Nhận thức rừ hơn những lợi ớch kinh tế lõu dài mà liờn kết mang lại, từ đó

tích cực tham gia liên kết.

- Mạnh dạn đầu tư trong sản xuất và áp dụng những tiến bộ kĩ thuậtmới vào sản xuất, đồng thời tìm hiểu thêm các biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây lạc để nâng cao năng suất cũng như chất lượng lạc nhân.

- Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký về việc bán sản phẩm lạc nhân thu hoạch cho doanh nghiệp.

- Đảm bảo sự chăm sóc cây lạc thật tốt: đúng kỹ thuật do nhà khoa học tuyên truyền hướng dẫn, và đảm bảo việc tưới tiêu, làm cỏ, bón phân, bơm thuốc trừ sâu đúng kỹ thuật, đúng lúc đảm bảo lạc nhân không có hàm lượng chất cấm trong nhân.

- Đưa những giống lạc với nâng xuất cao vào sản xuất với việc chăm sóc đúng kỹ thuật, đúng quy trình sẽ giúp nâng cao năng xuất của cây lạc từ 2.85 tấn / ha lên 3,15 tấn/ha và trong tương lai với việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật một cách linh hoạt, hiệu quả cao, thuần thục hơn nữa với việc thường xuyên nhập khẩu những giống lạc năng suất cao từ thế giới. Điều này hứa hẹn trong một thời gian sắp tới năng suất của cây lạc có thể đạt tới 3.5-4,1 tấn/ha.

Khi chúng ta áp dụng theo mô hình trên thì không những năng suất tăng lên đáng kể, mà chất lượng cũng như các cơ hội tiêu thụ lạc được mở ra nhiều hơn.Sự phối hợp giữa bốn nhà sẽ tạo điều kiện phát huy tối đa các lợi thế của Việt Nam trong việc trồng lạc. Người nông dân có việc làm mang lại thu nhập khi trồng và thu hoạch lạc mà không phải lo lắng về chi phí gieo trồng, chăm sóc và đầu ra. Còn doanh nghiệp thì yên tâm về nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định, đảm bảo chất

lượng trong thời gian dài. Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả có lãi từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho nhà nước thông qua thuế, mang lại giá trị thặng dư cho chính doanh nghiệp nói chung và đất nước nói riêng thông qua hoạt động xuất khẩu và thương mại quốc tế. Chính mô hình liên kết bốn nhà : nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông trong sản xuất lạc là một hướng đi đúng đắn mang lại nhiều lợi ích giúp phát triển ngành lạc ở trong nước, và trong tương lai có thể giúp Việt Nam lấy lại vị trí là một trong top 20 nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ LIÊN KẾT BỐN NHÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w