Dự báo tình hình phát triển ngành lạc nhân Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 104 - 110)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG MỐI LIÊN KẾT 4 NHÀ TRONG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU LẠC

3.2. Dự báo tình hình phát triển ngành lạc nhân Việt Nam trong thời gian tới

Theo dự tính của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến năm 2015, tổng diện tích lạc cả nước sẽ tăng lên đến 735 nghìn ha, tăng 1,4 lần so với năm 2009 và sẽ định hình tại mức 850 nghìn ha vào năm 2020. Tương ứng với tăng diện tích thì sản lượng cũng tăng lên vượt mức 1 triệu tấn năm 2015 và 2,21 triệu tấn vào 2020. Diện tích và sản lượng này tăng lên ở tất cả các vùng miền. Trong đó, Bắc Trung Bộ vẫn là khu vực dẫn đầu cả nước sản xuất lạc với hơn 280 nghìn ha tăng thêm tới 2015 và định hình ở mức 350 nghìn ha vào 2020, tương ứng là 780 nghìn tấn (2015) và 121 nghìn tấn (2020). Cả hai vùng Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ là hai vùng sản xuất và xuất khẩu lạc lớn nhất nước ta, chiếm tới 45% diện tích và sản lượng cả nước. Một số vùng hiện tại đất trồng lúa cũng chỉ cho năng suất thấp nên sẽ chuyển sang trồng lạc như vùng Nam Trung Bộ diện tích trồng lạc sẽ tăng gấp

đôi từ 72,8 nghìn ha (2009) lên 125 nghìn ha (2015), sản lượng cũng tăng lên từ mức 140 nghìn tấn (2009) lên 350 nghìn tấn (2015). Các vùng khác sẽ tăng ít diện tích và tập trung vào tăng năng suất như Đồng bằng Sông Hồng sẽ phấn đấu đạt 4,5 tấn/ha vào 2020, còn vùng Tây Nguyên sẽ đạt 3,5 tấn/ha. Như vậy, trong vòng 10- 15 năm nữa, cây lạc được khuyến khích tăng cả về sản lượng lẫn chất lượng, trong khi đó các loại cây khác như lúa thì lại được khuyến khích tập trung vào năng suất và chất lượng còn diện tích thì sẽ tăng chậm lại và sẽ ổn định vào năm 2010-2020.

Theo cơ cấu như vậy thì vai trò của cây lạc ngày càng quan trọng, đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu lạc nhân của Việt Nam.

Trong thời gian tới, nước ta cũng sẽ đưa vào sản xuất nhiều loại giống mới năng suất, chất lượng cao. Đồng thời tăng cường các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến đẩy tốc độ tăng năng suất thời kỳ 2009- 2015 lên 6,6%/năm. Tới năm 2015, năng suất bình quân là 4 tấn/ha và tới 2020 là 4,5 tấn/ha. Mức sản lượng xuất khẩu dự tính cũng tăng lên theo việc sản xuất. Tới 2015, sản lượng trồng lạc là trên 1 triệu tấn, trong đó đáp ứng nhu cầu ăn trực tiếp của dân là 800 nghìn tấn, còn 200 nghìn tấn để xuất khẩu, còn lại để chế biến dầu thực vật. Như vậy, lượng lạc nhân xuất khẩu năm 2015theo dự tính sẽ gấp hơn 5 lần so với năm 2008 (36,754 nghìn tấn). Trong những năm tới mặc dù sản lượng xuất khẩu tăng nhiều nhưng lạc nhân Việt Nam vẫn không có lợi thế trên thị trường thế giới, vẫn chịu ảnh hưởng tác động của giá cả trên thị trường do khối lượng sản xuất trong nước, xuất khẩu và thị phần rất nhỏ so với mậu dịch lạc của thế giới. Do vậy, chiến lược trong ngắn hạn của ngành lạc nhân Việt Nam đó là tập trung bảo vệ nền sản xuất trong nước và dài hạn là phấn đấu tăng năng suất, hạ giá thành, tăng chất lượng để có thể cạnh tranh với lạc nhân của nước khác trên thị trường trong nước và cả thế giới

3.3 Một số định hướng và giải pháp để phát triển mô hình liên kết bốn nhà trong sản xuất và xuất khẩu lạc ở Việt Nam

3.3.1 Định hướng

Với những kết quả đạt được trong những năm qua để phát triển sản xuất và tăng cường các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ở địa phương thì chúng tôi đưa các định hướng sau:

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất lạc chất lượng cao ở địa phương, nâng diện tích lạc chất lượng cao lêntrong tổng số diện tích trồng,. Dựa trên cơ sở phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên ưu thế về tiềm năng sản xuất lạc chất lượng trên địa bàn để phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trong thời gian tới tiếp tục tăng cường liên kết với trung tâm khuyến nông trong việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở địa phương, hợp đồng cung ứng đầu vào cho nông dân, trong đó, giống lạc chất lượng cao và các giống lạc khác phấn đầu cung ứng đầy đủ giống chất lượng và nâng xuất cao cho tất cả cả tỉnh trong cả nước.

Tăng cường các hình thức hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho các mối quan hệ liên kết phát triển trong thời gian tới.

Cần tiếp tục thực hiện việc quảng bá, giới thiệu tiềm năng phát triển lạc chất lượng cao ở địa phương, tỉnh, thành phố để thu hút các doanh nghiệp về cam kết thu mua sản phẩm, giải quyết vấn đề đầu ra cho nông dân.

Nhà nước có kế hoạch nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để thuận lợi cho việc sản xuất. Phấn đấu tới năm 2011 có 85% km kênh mương được kiên cố hóa ở các địa phương đảm bảo việc tưới tiêu và ngập úng không sảy ra.

3.3.2 Các giải pháp chủ yếu

3.3.2.1 Giải pháp đối với hộ nông dân

+ Người nông dân có trình độ hiểu biết về các chủ trương chinh sách nói chung và liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nói riêng cũng như các thông tin về giá cả thị trường, thông tin khoa học còn thấp. Theo kết quả điều tra hộ nông dân ở một xã thì có tới 75,56% là hoàn toàn không hiểu biết, và 24.44% là biết nhưng biết khụng rừ về chủ trương liờn kết trong sản xuất. Chớnh vỡ vậy, cần tăng cường cỏc hình thức tập huấn, tuyên truyền, cung cấp thông tin giá cả thị trường, thông tin khoa học, lợi ích mà hoạt động liên kết đem lại cho các tác nhân tham gia...thường xuyên cập nhật tới các hộ nông dân trong xã để họ hiểu và có ý thức thực hiện.

Khuyến khích các hộ nông dân tích cực tham gia liên kết với các công ty để tạo sự ổn định và bền vững cho sản xuất lạc chất lượng cao ở địa phương. Giúp những hộ chưa liên kết thấy được những cái lợi của liên kết có hiệu quả hơn so với khi khi

không tham liên kết, thay đổi tập quán sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa bằng cách khuyến khích hộ chủ động ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lạc chất lượng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Do trình độ nhận thức của các hộ dân tham gia liên kết còn hạn chế, thói quen canh tác cũ vẫn còn, tính tùy tiện trong sản xuất nên việc thực hiện các quy trình kỹ thuật bị sai lệch dẫn tới ảnh hưởng tới sản xuất và hiệu quả liên kết. Chính vì vậy, để khắc phục điều này, thì cần tuyên truyền, tập huấn bỗi dưỡng nâng cao nhận thức cho người dân nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất cũng như trong liên kết.

+ Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn, tập huấn về qui trình kỹ thuật sản xuất lac chất lượng cao để nông dân nắm bắt thực hiện. Dự kiến mỗi năm có từ 2 - 3 cuộc tập huấn kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nông dân trên địa bàn xã.

+ Mặc dù được chính quyền địa phương và khuyến nông tập huấn, hỗ trợ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể cho bà con cách trồng, chăm sóc và thu hoạch nhưng bà con cũng từ tìm tòi, học hỏi để có thêm kinh nghiệm nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng lạc.

Thực tế hiện nay, điều kiện sản xuất của các hộ nông dân phần lớn còn nhỏ lẻ, manh mún, điều kiện kinh tế khó khăn điều này ảnh hưởng tới việc đầu tư sản xuất lạc. Vì vậy, chính quyền địa phương cần phải đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành vùng sản xuất lạc chất lượng cao, tạo điều kiện để hộ nông dân tham gia xây dựng và thực hiện quy hoạch. Chính quyền địa phương cần có các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho những hộ khó khăn tạo thuận lợi cho hộ yên tâm sản xuất.

3.3.2.2 Giải pháp đối với doanh nghiệp/ hộ thu gom

Vệc tiêu thụ sản phẩm thường thông qua thương lái là chủ yếu. Doanh nghiệp thu mua nông sản của nông dân qua hoạt động của thương lái, người thu gom ở địa phương. Chính vì vậy, để mang lại hiệu quả cao cho mối liên kết ở địa phương thì doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Doanh nghiệp cần có mạng lưới thu gom chính thức của doanh nghiệp ở địa phương nhằm tạo ra một vùng nguyên liệu ổn định phục vụ nhu cầu sản xuất.

+ Ngoài ra duy trì ổn định với các khách hàng vệ tinh như thương lái, hộ thu gom tại địa phương về cung cấp nguyên liệu thường xuyên cho công ty.

3.3.2.3 Giải pháp đối với nhà khoa học

Hiện nay, ở địa phương kỹ thuật sản xuất chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm, thói quen nên không đảm bảo chất lượng sản phẩm, năng suất không cao. Mặt khác, người nông dân rất thiếu các kiến thức về kỹ thuật cũng như các kiến thức về thị trường giá cả vì vậy để giúp người dân nắm bắt được các kỹ thuật trong khi trồng lạc chất lượng, nâng xuất cao cũng như tìm hiểu về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm thì phải có sự trợ giúp của các cán bộ kỹ thuật về mặt chuyên môn, kể cả việc dự báo thị trường, thời tiết. Vì vậy, đội ngũ cán bộ khuyến nông cần tiếp tục:

+ Tạo ra các giống lạc mới chất lượng và nâng xuất cao để đưa về các tỉnh, từng địa phương đưa vào trồng.

+ Tăng cường cán bộ chỉ đạo về kỹ thuật khi trồng mới và thu hoạch sản phẩm cho địa phương. Việc hướng dẫn kỹ thuật cho hộ nông dân phải được chú trọng ngay từ khâu trồng mới, chăm sóc đến thu hoặch sản phẩm. Có như vậy mới tạo tiền đề cho phát triển vùng nguyên liệu được bền vững, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao.

+ Kết hợp với chính quyền địa phương để tổ chức tăng cường các lớp tập huấn về kỹ thuật, những thông tin thị trường và tuyên truyền về chủ chương chính sách của Nhà nước. Qua đó, để nâng cao trình độ nhận thức của người dân và giúp họ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

+ Tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đẩy mạnh đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả và giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tăng cường đội ngũ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các cán bộ kỹ thuật về cơ sở giúp các hộ nông dân ứng dụng có hiệu quả tiến bộ mới trong sản xuất.

3.3.2.4 Giải pháp đối với Nhà nước

Nhà nước tham gia vào mối liên kết với vai trò hỗ trợ, điều phối thông qua các chính sách khuyến khích và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch vùng

nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xúc tiến thương mại, đồng thời là người kiểm tra, giám sát và bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Chính vì vậy để tăng cường mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tại địa phương thì chính quyền nơi đây cần:

+ Cần thúc đẩy việc chuyển nhượng ruộng đất giữa các hộ dân làm diện tích của mỗi hộ tập trung vào một mảnh lớn, tạo nên sự tích tụ ruộng đất, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Bởi hiện nay ruộng đất của các hộ nông dân trong xã còn rất manh mún, nhỏ lẻ, nên việc đầu tiên là cần thực hiện việc qui hoạch ruộng đất ở địa phương để người nông dân có điều kiện mở rộng, tạo thuận lợi cho đầu tư thâm canh sản xuất tốt nhất.

+ Cần duy trì và có thêm sự tăng cường các hình thức hỗ trợ khuyến khích liên kết trong sản xuất như vốn, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, lưới điện, đê bao, kiên cố hóa kênh mương, hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi phải được cung cấp đầy đủ trong suốt quá trình sản xuất, đẩy mạnh công tác sản xuất cây trồng phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân, để đảm bảo cho phát triển sản xuất lạc chất lượng cao tốt nhất.

+ Do hộ nông dân còn thiếu sự hiểu biết về liên kết cũng như thông tin kỹ thuật, thông tin thị trường vì vậy chính quyền địa phương cần thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức tập huấn để người dân nắm bắt được thông tin như cung cấp lịch thời vụ, bố trí sản xuất cây trồng hợp lý nhằm đảm bảo năng suất vừa bán được giá cao. Cập nhật thông tin giá cả thị trường thường xuyên, liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, báo chí.

+ Tạo điều kiện tổ chức cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, hộ gia đình đi nghiên cứu, tham quan học tập kinh nghiệm làm ăn ở các địa phương khác, quan tâm mở rộng các chương trình kinh tế, các mô hình làm ăn có hiệu quả đã được khẳng định, từng bước thay đổi tư duy và tập quán sản xuất lạc hậu, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá của mọi người dân.

+ Có chiến lược quảng bỏ giới thiệu để cỏc nhà đầu tư thấy rừ tiềm năng, lợi thế của địa phương để thu hút vốn đầu tư, doanh nghiệp chế biến về hợp đồng thu

mua sản phẩm giúp dân, giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm cho người dân an tâm sản xuất, góp phần làm kinh tế của xã ngày càng phát triển hơn nữa.

+ Nâng cao trình độ quản lý, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn của các cán bộ lãnh đạo, để điều hành thực hiện, quản lý, tăng cường thúc đẩy hoạt động liên kết ở địa phương.

3.4 Kết luận và đưa ra một số kiến nghị để phát triển hơn mô hình liên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w