Thực trạng sự phối hợp bốn nhà trong sản xuất và xuất khẩu lạc nhân ở địa phương

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 54 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU VÀ SỰ LIÊN KẾT BỐN NHÀ TRONG SẢN XUẤT KHẨU LẠC NHÂN CỦA VIỆT NAM

2.3 Thực trạng sự phối hợp bốn nhà trong sản xuất và xuất khẩu lạc nhân ở địa phương

2.3.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc của xã Nga Hưng-Nga Sơn - Thanh Hóa.

2.3.1.1 Thực trạng sản xuất lạc của xã Nga Hưng.

Nga Hưng là xã ở phía nam của huyện Nga Sơn – Thanh Hóa, là vùng trọng điểm sản xuất lạc của huyện Nga Sơn. Chính vì thế, Nga Hưng xác định phát triển sản xuất nông nghiệp là hướng ưu tiên trong thời gian tới cùng với phát triển ngành nghề truyền thống ở địa phương.

Nông nghiệp Nga Hưng sản xuất mỗi năm 2 vụ lạc và một vụ xuân đã đóng góp trung bình mỗi năm vào tổng giá trị sản xuất trung bình trên 47% với cơ cấu cây trồng chủ yếu là các giống lạc nâng xuất thấp. Chính vì vậy, thực hiện chủ trương của huyện Nga Sơn về phát triển sản xuất lạc hàng hóa thì xã Nga Hưng đã chủ động đưa vào trồng thử nghiệm và sản xuất đại trà giống lạc chất lượng cao ở địa phương.

Những năm gần đây, do điều kiện thời tiết khí hậu phức tạp mỗi năm một khác tạo ra những yếu tố trở ngại tới sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng ở địa phương. Trong 3 năm gần đây, diện tích trồng lạc của xã giảm nhưng diện tích trồng lạc chất lượng cao lại tăng lên đó là do khối lượng sản phẩm và năng suất cao hơn giống lạc khác thể hiện ở biểu đồ 2.3.

Qua bảng 2.7 ta thấy: Diện tích trồng qua 3 năm có xu hướng giảm dần ở cả 2 vụ xuân và vụ thu đông. Diện tích gieo trồng của năm 2008 so với năm 2007 là 98,8% giảm 0,2%, năm 2009 so với năm 2008 là 96,4% giảm 3,65 tương ứng với lượng tuyệt đối là 25,3 ha. Bình quân 3 năm giảm 2,4% tương ứng với lượng tuyệt đối là 34,8 ha. Diện tích lạc có xu hướng giảm là do người dân đã dần chuyển đổi các diện tích lạc kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả.

Bảng 2.7 Diện tích và cơ cấu lạc CLC theo mùa vụ xã Nga Hưng qua 3 năm

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

08/07 09/08 Bình quân

Tổng DT 340 100,00 335,9 100,00 306,75 100,00 98,79 96,38 97,58

1. vụ xuân 170 50,00 167,95 50,00 153,25 50,00 98,79 96,38 97,58

- Lạc CLC 11,05 6,50 13,436 8,00 17,805 11,00 121,59 132,53 126,94

- Lạc khác 158,95 93,50 154,5 92,00 144,07 89,00 97,21 93,24 95,20

2. vụ thu đông 170 50,00 167,95 49,81 153,25 49,64 98,41 96,05 97,23

- Lạc CLC 14,41 7,30 15,057 9,00 40,175 25,00 121,33 266,82 179,93

- Lạc khác 157,59 92,70 152,25 91,00 120,525 75,00 96,61 79,17 87,45

Tổng DT lạc CLC 23,46 6,90 28,493 8,48 57,98 17,91 121,45 203,49 157,21

Tổng DT lạc khác 316,54 93,10 306,75 91,32 264,595 81,73 96,91 86,26 91,43 (Nguồn: Văn phòng UBND xã, 2010)

Diện tích lạc nói chung giảm nhưng diện tích các giống lạc chất lượng cao lại tăng lên qua 3 năm cụ thể năm 2007 diện tích lạc CLC của xã là 46,92 ha chiếm 6,9%

trong cơ cấu các giống lạc được trồng ở xã. Tỷ lệ gieo trồng lạc CLC ở 2 vụ trong năm có sự chênh lệch nhưng không lớn trong đó vụ thu đông cao hơn vụ xuân. Cụ thể vụ xuân trồng 11,05 ha lạc CLC chiếm 6,5% cơ cấu diện tích, vụ thu đông là14,41 ha chiếm 7,3 %, sở dĩ có sự chênh lệch này là do ý thức trồng tự phát của người dân khi thấy chất lượng sản phẩm tốt và năng suất khá của lạc CLC nên vụ thu đông có nhiều hộ nông dân trồng thêm.

Biểu đồ 2.3: Diện tích lạc chất lượng cao và lạc khác ở xã qua 3 năm Năm 2008, lạc chất lượng cao tăng thêm so với 2006 với mức 1,58% tương ứng 5,033 ha. Có sự thay đổi này là do vụ xuân đạt12,436 ha chiếm 8% tăng 0,886 ha tương ứng là 1,5%. Vụ thu đông diện tích lạc chất lượng cao là 15,072 ha chiếm 9 % tăng so với năm 2007 là 2,647 ha tương ứng là 1,7%. Nhìn chung, có sự tăng lên này là do nhu cầu sử dụng giống lạc chất lượng cao ngày càng tăng lên ở các hộ dân nên dẫn tới diện tích gieo trồng tăng thêm.

Năm 2009 là năm mà diện tích lạc chất lượng cao ở xã tăng lên đột biến ở cả 2 vụ. Ở vụ xuân trồng 17,805 ha chiếm 11% tăng 4,369 ha ứng với 3 % có sự tăng

lên này là do hợp tác xã phối hợp với trạm khuyến nông Nga Sơn tiến hành mô hình khảo nghiệm lạc CLC ở địa phương. Còn vụ thu đông do sự thành công ở mô hình khảo nghiệm lạc chất lượng cao tại vụ xuân nên HTX triển khai mở rộng diện tích trồng giống lạc này ở địa phương. Do đó, DT gieo trồng là 40.175 ha chiếm 25% tăng so với năm 2008 là 25,118 ha ứng với 16%.

Tóm lại: Diện tích lạc chất lượng cao tăng lên hàng năm trong đó vụ thu đông cao hơn vụ xuân. Trong 2 năm 2007 - 2008 tăng lên 28,493 ha lạc chất lượng cao là do yếu tố tự phát là chủ yếu bởi do nhu cầu sử dụng lạc của một số hộ dân.

Năm 2009 tổng diện tích lạc chất lượng cao tăng lên 57,98 ha, có sự tăng cao so với trước đây là do có chủ trương đưa giống lạc chất lượng cao vào sản xuất thử nghiệm ở địa phương nhằm chuyển đổi giống cây trồng cho năng suất chất lượng sản phẩm cao và tiến tới phát triển sản xuất lạc hàng hóa ở địa phương.

2.3.1.2 Thực trạng tiêu thụ lạc của xã Nga Hưng

Sản phẩm sản xuất ra thì cần phải tiêu thụ được cho nên đối với bất cứ một ngành sản xuất nào thì đây là một vấn đề rất quan trọng và mang ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các ngành sản xuất. Nga Hưng là một xã thuần nông ở Nga Sơn- Thanh Hóa, do đó sản xuất lạc là ngành mang lại thu nhập chính cho người nông dân nơi đây. Các hộ nông dân nơi đây trồng trọt là chính còn chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp với qui mô nhỏ lẻ, hoặc không chăn nuôi vì Nga Hưng có ngành nghề chiếu cói xuất khẩu nên phần lớn lạc sau khi thu hoạch, phơi khô đều được bán cho các đối tượng thu mua. Phần lớn các hộ nông dân nơi đây đều giành phần lớn diện tích của mình để trồng giống lạc tự lai tạo ra từ nhưng giống lạc cũ mà được trạm giống đưa ra trồng cách đây 10 năm là chủ yếu, còn lạc chất lượng cao như giống L14, LO8,TB25 có diện tích gieo trồng ít hơn song tăng dần qua các năm. Lí do cho điều này là do nhu cầu dùng lạc chất lượng cao trong sinh hoạt của gia đình và một phần bán ra thị trường với giá cao để xuất khẩu.

Kênh tiêu thụ lạc tại xã Nga Hưng

Sơ đồ 2.1: Kênh tiêu thụ lạc ở xã Nga Hưng (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua sơ đồ ta thấy sản phẩm lạc ở xã Nga Hưng sản xuất ra được tiêu thụ thông qua các kênh:

Kênh 1: Người sản xuất -người tiêu dùng

Kênh 2: Người sản xuất - người buôn đường dài - bán lẻ - người tiêu dùng Trong đó người buôn đường dài là những thương lái ở các xã khác, huyện khác tới thu mua.

Kênh 3: Người sản xuất - Người thương lái, thu gom - bán lẻ - người tiêu dùng Kênh 4: Người sản xuất - người thu gom - người tiêu dùng

Kênh 5: Người sản xuất - người buôn đường dài - người tiêu dùng

Qua tìm hiểu tình hình tiêu thụ ở địa phương chủ yếu thông qua các kênh 4, 5, 3. Trong đó, kênh 4 là kênh tiêu thụ sản phẩm mạnh nhất theo số liệu điều tra thì 74,95% sản lượng bán cho thương lái/ người thu gom ngay trong xã. Sau khi thu hoạch xong, lạc được phơi khô thì thương lái tới tận các hộ gia đình để thu mua. Còn kênh 5 là kênh tiêu thụ khá phổ biến ở nơi đây vì xã Nga Hưng nằm ở vị trí giao thương giữa 3 huyện Hà Trung, Kim Sơn, Nga Sơn nên có nhiều thương lái ở các huyện khác sang thu mua.

Người sản

xuât Thươg

lái thu gom

Người bán lẻ Người buôn đường

dài

(xã khác, huyện khác

Người tiêu dùng Kênh 3 (7%)

Kênh 4 (73,5%) Kênh 1 (5%)

Kênh 2 (2%) Kênh 5 (9%)

Doanh nghiệp

chế

biến

(xã Kênh 6 (3.5%)

49

Bảng 2.8. Tình hình tiêu thụ lạc của các hộ điều tra năm 2010

Chỉ tiêu Số lượng BQ (kg) Cơ cấu (%)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w