Hộp 2.1: Mong muốn của hộ gia đình khi tham gia liên kết
2.3.7 Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện mối liên kết bốn nhà ở địa phương
Qua thực tế điều tra, khảo sát, thảo luận với các nhóm hộ nông dân, chúng tôi đưa ra một số thuận lợi và khó khăn trong khi thực hiện mối liên kết bốn nhà trong sản xuất lạc chất lượng cao tại địa bàn xã Nga Hưng – Nga Sơn- Thanh Hóa:
Thuận lợi
Nga Hưng có vị trí thuận lợi, là nơi giao lưu của 3 huyện có hệ thống giao thông thuận lợi khá đa dạng.
Người nông dân cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, có nguồn nhân lực dồi dào.Bên cạnh đó họ có quỹ đất thích hợp cho việc trồng lạc chất lượng và năng xuất cao, có nguồn nước dồi dào phục vụ cho tưới tiêu.
Tài nguyên đất đai, giàu tiềm năng, điều kiện thời tiết rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng năng suất, phát triển đàn gia súc, gia cầm.
Nhu cầu của thị trường về các loại lạc chất lượng cao ngày càng nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao của các hộ nông dân.
Tổ chức hội nông dân xã, HTX nông nghiệp Nga Hưng phối hợp với trung tâm khuyến nông đã tập trung tuyên truyền cho nông dân, mở nhiều lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật về các giống lạc mới, nhất là giống lạc chất lượng và năng xuất cao.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được tăng cường đầu tư xây dựng để thúc đẩy quá trình sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Giá trị sản xuất của xã có những bước chuyển dịch tích cực năm sau cao hơn năm trước, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Khó khăn.
Trong nông thôn tỷ lệ thuần nông vẫn còn ở mức cao, năng suất cây trồng vật nuôi chưa tương xứng với tiềm năng của xã, tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp nông thôn ngày càng tăng.
Nhận thức của người nông dân về vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn hạn chế, không quan tâm nhiều đến chất lượng trong sản xuất, nên chất lượng các giống lạc nhìn chung còn thấp.
Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, đòi hỏi phải có chính sách đầu tư thích đáng trong việc khôi phục và phát triển hệ thống giao thông trong nông thôn, giao thông nội đồng.
Trình độ dân trí của một bộ phận nông dân còn thấp chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt chưa hiểu biết về các hình thức liên kết cũng như lợi ích của việc liên kết mang lại ở địa phương.
Việc tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, chưa có doanh nghiệp nào về liên kết với hộ nông dân trong việc bao tiêu sản phẩm giúp dân, vì vậy nông sản sau khi thu hoạch thường bán cho thương lái nên hay bị ép giá.
2.3.8 Nhận xét về mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao ở Nga Hưng – huyện Nga Sơn.
Có thể khẳng định rằng, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản là hướng đi đúng trong xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong xu hướng hội nhập và sản xuất, đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Với nghành sản xuất lạc cũng vậy đặc biệt là sản xuất lạc chất lượng cao ở xã Nga Hưng – Nga Sơn – Thanh Hóa.
Qua đánh giá sự liên kết trong sản xuất lạc chất lượng cao của xã Nga Hưng ta có thể thấy được những kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được cũng như tồn tại và nguyên nhân tồn tại của mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao ở nơi đây.
2.3.8.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được
Kết quả đạt được
(1) Mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở địa phương đã góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích trồng lạc chất lượng cao ở địa phương lên tới 57,98 ha trong cả năm 2009, làm tăng giá trị thu nhập cho bà con nông dân.
(2) Thay đổi tập quán sản xuất cũ và chuyển từ tự cấp, tự túc hướng sang sản
xuất lạc hàng hoá ở địa phương.
(3) Người nông dân được tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng năng suất, sản lượng cây trồng hơn so với trước đây. Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên hơn.
(4) Việc liên kết trong tiêu thụ với đối tượng thương lái và người thu gom cũng đã góp phần làm tăng sản lượng lạc tiêu thụ ở địa phương.
Nguyên nhân của các kết quả đạt được
Để có được những kết quả đó là nhờ vào sự phối hợp và nỗ lực của các tác nhân tham gia liên kết. Trong đó :
Lực lượng cán bộ khuyến nông đã làm tương đối tốt vai trò của mình trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, đã tích cực chủ động bám sát địa bàn, kịp thời hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trong quá trình sản xuất.
Người nông dân nhiệt tình, hăng hái tham gia liên kết góp phần vào việc thành công của các mô hình khảo nghiệm, trình diễn.
Những kết quả đạt được trên cũng nhờ vào vai trò chính quyền địa phương trong thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành, đề ra các biện pháp và giải pháp tổ chức triển khai thực hiện về quy hoạch vùng sản xuất, thực hiện triển khai tốt chính sách hỗ trợ trong thực hiện chuyển giao kỹ thuật, triển khai mô hình trình diễn các giống cây trồng mới, cũng như các giải pháp về kỹ thuật được thực hiện một cách đồng bộ đã tạo nên được kết quả của chương trình theo mục tiêu đề ra.
lạc chất lượng cao là loại cây trồng có năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
Hiện nay, sản phẩm lạc chất lượng cao được nhiều người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu về lạc chất lượng cao đang ngày càng tăng vì vậy đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất giống lạc này. Để phát triển sản xuất lạc chất lượng cao trên địa bàn xã thì các cấp trên và HTX đều có chính sách hỗ trợ kinh phí đã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện triển khai mô hình, nhằm tiến tới sản xuất lạc hàng hóa ở địa phương.
2.3.8.2 Một số tồn tại trong liên kết 4 nhà ở địa phương và nguyên nhân tồn tại
Một số tồn tại trong liên kết bốn nhà ở địa phương
Thực tế phân tích cho thấy để duy trì và phát triển các mối quan hệ liên kết trong sản xuất lạc chất lượng cao ở địa phương thì cần giải quyết các tồn tại sau:
+ Trong vấn đề sản xuất hộ chưa thực sự coi trọng liên kết trong các khâu giống, kỹ thuật, đặc biệt là đầu tư sản xuất nên kết quả thực sự chưa cao. Mới chỉ tăng hiệu quả cao hơn so với trước khi tham gia liên kết một chút chứ chưa mang lại hiệu quả cao thực sự.
+ Trong vấn đề tiêu thụ mới chỉ dừng lại ở việc liên kết lỏng lẻo dưới dạng liên kết thỏa thuận miệng, không ổn định, thiếu tính bền vững.
+ Tình trạng tiêu thụ lạc chất lượng cao thường bị thương lái ép giá, khó tiêu thụ, trong khi nhu cầu về sử dụng đang rất lớn.
+ Trình độ dân trí của hộ nông dân còn thấp, thiếu thông tin khoa học, thông tin về thị trường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng duy trì và phát triển mối quan hệ liên kết ở địa phương còn thấp
+ Đội ngũ cán bộ khuyến nông có trình độ chuyên môn và khả năng dự báo thị trường còn hạn chế, đã có một số địa phương chưa thực hiện tốt khâu kỹ thuật trong trồng mới, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm.
+ Đồng ruộng còn manh mún, diện tích ít, không mang tính chất sản xuất tập trung, sản xuất hàng hóa. Vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân còn thiếu, hộ không tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi
+ Vai trò của chính quyền địa phương trong mối liên kết còn hạn chế như chưa nắm bắt được thông tin về hộ, nhu cầu của hộ.
Nguyên nhân tồn tại
Từ những tồn tại trên chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân sau:
+ Nhận thức của một số nông dân còn trông chờ, ỷ lại chưa có sự quyết tâm cao trong sản xuất, chưa tích cực chủ động trong việc đầu tư, chăm sóc lạc, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
+ Trình độ dân trí của nông dân còn thấp, nắm bắt thông tin khoa học và thị trường giá cả đầu vào và đầu ra còn hạn chế
+ Chưa có đơn vị doanh nghiệp nào thu mua trực tiếp sản phẩm nông sản giúp dân. Dẫn tới việc tiêu thụ lạc thông qua thương lái thường bị ép giá.
+ Công tác tuyên truyền về các chủ trương chính sách còn hạn chế dẫn tới sự thiếu hiểu biết của người dân về các chủ trương của Nhà nước, như mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản còn thấp.
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG