Đánh giá thực trạng mối liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở xã Nga Hưng- Nga Sơn –Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 85 - 89)

I- NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LẠC

1. Chi phí vật chất

2.3.3 Đánh giá thực trạng mối liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa ở xã Nga Hưng- Nga Sơn –Thanh Hóa

Bất kỳ một mối liên kết nào của một hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng đều đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu và là mục tiêu chủ đạo.

2.3.3.1 Đánh giá về vai trò các tác nhân tham gia mối liên kết bốn nhà trong sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao ở Nga Hưng

2.3.3.1.1 Đối với Nhà nước

Trong những năm vừa qua, để đưa nền sản xuất nông nghiệp của xã phát triển thì chính quyền xã Nga Hưng đã đề ra các chủ trương biện pháp tổ chức thực hiện nhằm phát huy truyền thống sản xuất ở địa phương, mạnh dạn tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất điển hình mô hình trình diễn lạc, đào tạo, tạp huấn cho người dân thăm gia sản xuất… vào sản xuất. Chính quyền địa phương đã chủ động liên kết với Trung tâm khuyến nông Nga Sơn về cung ứng đầu vào cho dân, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.Đặc biệt đưa vào thử nghiệm giống lạc chất lượng, năng xuất cao nhằm thay đổi cơ cấu giống lạc cũ, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, HTX đã từng bước hoàn thiện các khâu dịch vụ nâng cao chất lượng phục vụ sản xuất, nhằm giúp dân an tâm sản xuất. Từ đó đã tạo ra được một số kết quả quan trọng như chuyển đổi được giống cây trồng ở địa phương, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp, diện tích trồng lạc chất lượng cao tăng 57,21% qua 3 năm…

Tuy vậy, việc thiếu sự chỉ đạo giám sát kịp thời dẫn tới khâu làm đất không đảm bảo ảnh hưởng tới năng suất cây trồng, cách thức quản lý, chỉ đạo sản xuất còn hạn chế dẫn tới việc ứng dụng đưa vào sử dụng các giống lạc chất lượng cao với mục đích hình thành và phát triển sản xuất lạc chất lượng ở địa phương đạt kết quả không như mong đợi. Mặt khác, trình độ nhận thức của lãnh đạo về tăng cường liên kết nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đầu ra cho nông sản, đặc biệt là lạc chất lượng cao.

2.3.3.1.2 Đối với nhà khoa học

Tổ chức khoa học giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình liên kết. Họ chính là người giúp nông dân ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng

suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá. Thực tế tạiNga Hưng, thì Trung tâm khuyến nông đã thực hiện tốt vai trò khi phối hợp cùng chính quyền địa phương triển khai các mô hình trình diễn giới thiệu tiến bộ kỹ thuật mới, tập huấn kỹ thuật chăm sóc mới cho nông dân, đặc biệt là thực hiện thành công chương trình khảo nghiệm giống lạc chất lượng cao tại địa phương. Cụ thể, trong 3 năm 2007 – 2009 đã tổ chức 4 đợt tập huấn kỹ thuật cho nông dân tại NgaHưng, triển khai mô hình trình diễn hình thức canh tác mới. Hàng năm trung tâm đã cung ứng trung bình 4 – 5 tấn lạc giống cho nông dân xã Nga Hưng, và lượng lớn phân bón phục vụ sản xuất.

Tuy vậy, khi thực hiện vai trò của mình trong mối liên kết thì trung tâm khuyến nông vẫn còn một số hạn chế như lực lượng cán bộ khuyến nông vẫn còn mỏng, công tác tổ chức tập huấn vẫn còn nhiều yếu kém, công tác cung ứng đầu vào nhiều khi còn chậm trễ. Chính vì vậy, trung tâm khuyến nông cần phải khắc phục các hạn chế này để tăng cường mối liên kết bốn nhà ở địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia.

2.3.3.1.3 Đối với nhà nông

Phần lớn các hộ chưa nhận thức được lợi ích mà liên kết đưa lại dẫn tới tham gia liên kết còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm tới vấn đề liên kết.Mặt khác, thói quen tùy tiện trong sản xuất dẫn tới việc áp dụng các qui trình kỹ thuật sai lệch ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất.Về vấn đề tiêu thụ mới chỉ dừng lại ở hình thức thỏa thuận miệng trong liên kết tiêu thụ với đối tượng thương lái. Ta biết rằng, trong các khâu sản xuất thì tiêu thụ của hộ là một khâu quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Tình trạng mất mùa thì được giá và mất giá thì được mùa.Để hạn chế điều đó thì hộ cần phải tham gia các hình thức liên kết trong tiêu thụ thể hiện ở hợp đồng tiêu thụ.

Hiệu quả kinh tế là yếu tố quan trọng và thiết thực nhất phản ánh hiệu quả của mối liên kết bốn nhà. Kết quả điều tra cho thấy liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không liên kết. Chi phí trung gian của hộ liên kết thấp hơn hộ không liên kết trong khi giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của hộ liên kết đều cao hơn hộ không liên kết.

Nên hộ liên kết có các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất cao hơn hộ không liên kết. Các giỏ trị chỉ tiờu cụ thể được thể hiện rừ ở biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.5: So sánh hiệu quả sản xuất của các hộ liên kết và hộ không liên kết

Các hộ nông dân tham gia liên kết đã cho hiệu quả sản xuất cao hơn các hộ không liên kết. Song việc bỏ ra một đồng chi phí sản xuất của hộ liên kết đã thu về được 5,17đồng thu nhập hỗn hợp, trong khi đó hộ không liên kết thu về 4,172 đồng thu nhập. Điều đó cho thấy việc tham gia liên kết của các hộ chưa thật sự mang lại hiệu quả, chi phí sản xuất vẫn còn cao song đã thúc đẩy được sản xuất, tăng một phần giá trị sản xuất, thu được nhiều lợi ích về sản xuất cũng như tiêu thụ hơn so với không tham gia liên kết. Lợi ích đó là do từ phía các hộ nông dân, nhà khoa học, ngân hàng, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, và những chính sách ưu đãi mang lại.

2.3.3.1.4 Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất – tiêu thụ nông sản hàng hóa. Song, tại Nga Hưng việc tiêu thụ lạc của hộ nông dân thông qua thương lái là chủ yếu bởi nơi đây chưa có doanh nghiệp nào về trực tiếp cam kết thu mua nông sản giúp dân. Thương lái đã góp phần tiêu thụ với số lượng lớn lạc chất

lượng cao tại địa phương. Do đặc điểm của thương lái là người tại địa phương nên việc thu mua lạc của hộ nông dân sẽ được thực hiện ngay tại nhà, dẫn tới giảm chi phí vận chuyển cho người nông dân. Ngoài ra, thương lái cũng đã góp phần giúp người nông dân giải quyết được một phần chi phí sản xuất khi cho hộ liên kết ứng trước một phần hoặc toàn bộ tiền thanh toán. Tuy vậy, hộ nông dân liên kết với thương lái theo hình thức thỏa thuận miệng. Đây là hình thức liên kết lỏng lẻo, thiếu sự bền chặt, không có tình pháp lý dẫn tới việc tiêu thụ lạc chất lượng cao của người nông dân sẽ bị thương lái ép giá.

Vì vậy, để giải quyết vấn đề đầu ra cho lạc chất lượng cao tại Nga Hưng chính trong tương lai rất cần sự tham gia của yếu tố doanh nghiệp trong mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao tại địa phương, nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các bên tham gia đặc biệt là người nông dân.

2.3.4 Đánh giá lợi ích của các tác nhân tham gia mối liên kết bốn nhà trong sản xuất lạc chất lượng cao ở Nga Hưng.

Để có thể thấy được những lợi ích mà liên kết mang lại cho từng tác nhân tham gia ta xem xét ở bảng sau:

Bảng 2.20 So sánh lợi ích trong sản xuất lạc chất lượng cao đối với hộ nông dân

Chỉ tiêu Hộ liên kết Hộ không liên kết

1. Liên kết với nhà cung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w