Mức độ cần thiết về liên kết đối với sản phẩm lạc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 91 - 96)

I- NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG LẠC

3. Mức độ cần thiết về liên kết đối với sản phẩm lạc

- - 3 100 - - - -

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy: Đối với nhà nông: Có hơn 75,56 % số hộ điều tra có mức độ không hiểu biết về vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, khi được hỏi. Và chỉ có 24,44 % là có biết nhưng ở mức độ đã từng nghe thấy các phương tiện thông tin đại chúng nói về nó nhưng không hiểu và cũng không

quan tâm đó là vấn đề gì. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về mối liên kết bốn nhà còn rất hạn chế nguyên nhân do trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, dẫn tới sự hiểu biết hạn chế, chưa thấy được các lợi ích của hoạt động liên kết mang lại, bên cạnh đó thiếu tính chủ động trong việc tìm hiểu các chủ trương chính sách của Nhà nước.

75.56 % 24.44 %

0 % Hoàn toàn không biết

Có biết nhưng không nắm rừ

Biết rất rừ

Biểu đồ 2.6: Mức độ hiểu biết về vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Trong khi đó, đối với cán bộ lãnh đạo địa phương thì với 3/3 ý kiến cho rằng họ biết về chủ trương này nhưng chưa hiểu rừ về vấn đề này dẫn tới việc quản lý chỉ đạo, cách thức thực hiện còn nhiều vướng mắc. Do đó, việc nâng cao trình độ quản lý, kiến thức chuyên môn cho đội ngũ lãnh đạo là hết sức cần thiết.

Tuy vậy, khi đã biết về lợi ích của việc liên kết mang lại thì có tới 60 % ý kiến cho rằng việc tạo mối liên kết bốn nhà là cần thiết vì tạo được lợi ích cho các tác nhân tham gia liên kết, đặc biệt là người nông dân an tâm sản xuất, được tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế, không phải lo lắng về đầu ra của sản phẩm.

Đặc biệt, đối với vấn đề liên kết ở địa phương trong thời gian tới khi được hỏi về mức độ liên kết đối với cây lạc chất lượng cao thì có 3/3 ý kiến của lãnh đạo địa phương cho rằng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao là điều cần thiết nhất và ưu tiên nhất tại địa phương. Bởi sản xuất lạc là ngành đem lại thu nhập chủ yếu cho hộ nông dân, địa phương có đủ các điều kiện để tiến tới phát triển sản xuất lạc theo hướng hàng hóa.

Đánh giá của hộ liên kết về hiệu quả trước và sau khi tham gia liên kết

Để thấy được hiệu quả của liên kết đem lại cho người nông dân khi tham gia

liên kết thì tôi đã tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ điều tra về ý kiến nhận xét, đánh giá lợi ích của họ khi tham gia liên kết ở địa phương, chúng được thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Bảng 2.23: Đánh giá của hộ liên kết về hiệu quả trước và sau khi tham gia liên kết

Các yếu tố đánh giá ĐVT

Hiệu quả liên kết so với trước liên kết Giảm

mạnh Giảm nhẹ

Không đổi

Tăng

nhẹ Tăng mạnh

Chất lượng sản phẩm Hộ - - 35 10 -

% - - 77,78 22,22 -

Năng suất Hộ - 1 12 32 -

% - 2,22 26,67 71,11 -

Giá bán Hộ - - 5 40 -

% - - 11,11 88,89 -

Doanh thu Hộ - - - 45 -

% - - - 100 -

Thu nhập Hộ - - - 45 -

% - - - 100 -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng ta thấy mối liên kết bốn nhà ở địa phương trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định, với 100% hộ có ý kiến cho rằng thu nhập của các hộ liên kết đã tăng nhẹ so với trước liên kết, nguyên nhân do năng suất và giá bán tăng hơn so với trước. Cụ thể:

Về năng suất, có 71,11 % ý kiến cho rằng năng suất lạc tăng hơn so với trước khi tham gia liên kết. Nhưng nhìn chung, năng suất bình quân đối với nhóm hộ liên kết vẫn còn thấp mới chỉ là 3,1 tạ/sào (trước liên kết là 2,9 tạ/sào). Lí giải cho việc này là do các hộ nông dân đang từng bước thay đổi tập quán canh tác cũ nhờ được tập huấn kỹ thuật chăm sóc mới ở địa phương nên làm tăng năng suất cây trồng.

Về giá bán: 88,89% cho rằng giá cả tăng lên hơn so với năm trước, có sự tăng lên này là do giá cả biến động theo chiều hướng tăng trên thị trường đặc biệt là vào các tháng cuối năm 2010 có những thời điểm giá lạc là 16 nghìn đồng/ kg so với các năm song không phải là do hiệu quả của liên kết mang lại cho người nông

dân.

Về chất lượng sản phẩm: Do việc đưa giống lạc chất lượng cao vào sản xuất trong mấy vụ gần đây thay thế các giống cũ ( lac sen lai, V79) nên chất lượng sản phẩm tăng hơn trước với số ý kiến đánh giá là 22,22%.

Tóm lại: + Đối với vấn đề liên kết trong sản xuất và tiêu thụ thì hầu hết các hộ điều tra, cũng như các cán bộ lãnh đạo ở địa phương đều có mức độ hiểu biết về vấn đề này rất hạn chế, và hầu như không biết. Điều đó, đặt ra bài toán cho công tác tuyên truyền các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới làm sao để người dân hiểu và nắm bắt nó một cách nhanh nhất, bên cạnh đó, cần tiến hành nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ ở địa phương….

+ Theo ý kiến đánh giá nhận xét ở địa phương thì hiệu quả sản xuất của hộ sau khi tham gia liên kết đã cao hơn trước khi tham gia song hiệu quả đó chưa thực sự cao, mới chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao các tiến bộ sản xuất cho người nông dân, chứ chưa tạo ra được hiệu quả của liên kết trong vấn đề tiêu thụ nông sản.

2.3.6 Nhu cầu liên kết của các hộ điều tra khi tham gia liên kết

Để thúc đẩy sự phát triển của nền nông nghiệp, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và ổn định thị trường nông, lâm sản, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong bối cảnh hội nhập, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Chương trình liên kết bốn nhà này tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia trong đó lợi ích của người nông dân được chú ý nhất. Vậy thì người nông dân mong muốn gì ở mối liên kết đó? Thông qua kết quả tổng hợp từ điều tra, phỏng vấn các hộ điều tra tại xã Nga Hưng về nhu cầu liên kết của các hộ như sau:

Nhu cầu của nhóm hộ liên kết

+ Cung ứng đầu vào: Đối với một quá trình sản xuất nhất định thì đầu vào là yếu tố rất quan trọng quyết định một phần hiệu quả sản xuất. Đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì chất lượng đầu vào càng có ý nghĩa quyết định tới năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng. Do đó, phần lớn các hộ nông dân

đều mong muốn bên cung ứng đảm bảo chất lượng đầu vào cho năng suất cao nhằm thay thế các giống cũ ở địa phương. Ngoài ra, vì điều kiện kinh tế của hộ nông dân còn khó khăn nên có 90% hộ được hỏi về nhu cầu liên kết trong khâu cung ứng đầu vào thì các hộ đều mong muốn được chính quyền hỗ trợ giá và mua chịu đầu vào từ nhà cung ứng, và sẽ thanh toán vào cuối vụ sản xuất.

+ Quá trình sản xuất: Người nông dân trong quá trình sản xuất vẫn còn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất là chính, mức độ tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Chính vì vậy, phần lớn các hộ liên kết đều mong muốn được thường xuyên tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật từ khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.Mặt khác, để phát triển sản xuất thì nhu cầu của các hộ nông dân về vốn vay phục vụ sản xuất nông nghiệp từ chính quyền địa phương và các tổ chức tín dụng là rất lớn.

+ Về quá trình tiêu thụ: Trong các khâu của quá trình sản xuất thì tiêu thụ là khâu quan trọng quyết định tới hiệu quả của quá trình sản xuất lạc chất lượng cao.

Tình trạng mất mùa thì được giá, còn được mùa thì mất giá thường xuyên diễn ra. Do đó, các hộ tham gia liên kết đã nhận thức được điều đó nên mong muốn trong thời gian tới cần có các chính sách về giá nông sản cho người nông dân an tâm sản xuất và đặc biệt sản phẩm làm ra được doanh nghiệp cam kết thu mua với giá ổn định tại địa phương.

Nhu cầu về liên kết của nhóm hộ không liên kết

Là nhóm nông dân tự do, các hộ này thường không đủ điều kiện để liên kết hoặc không muốn liên kết tham gia liên kết. Hộ tự đầu tư sản xuất và bán sản phẩm cho bất kỳ ai nếu được giá. Vậy, để thúc đẩy liên kết ngoài việc tìm hiểu lí do hộ không tham gia liên kết thì chúng ta cũng cần tìm hiểu xem nhu cầu của họ trong vấn đề liên kết sản xuất và tiêu thụ lạc chất lượng cao ở địa phương. Qua quá trình điều tra phỏng vấn các hộ điều tra, chúng tôi có bảng số liệu sau về nhu cầu liên kết của nhóm hộ này:

Bảng 2.24: Mong muốn về đối tượng và hình thức liên kết của nhóm hộ không tham gia liên kết

ĐVT: hộ

Đối tượng liên kết Hình thức liên Nội dung liên Thời gian liên kết

kết kết Thỏa

thuận miệng

Hợp

đồng Sản

xuất Tiêu thụ

Dài hạn (trên một

năm)

Ngắn hạn (dưới 1

năm)

1. Doanh nghiệp - 24 - 24 24 -

2. Nhà khoa học 10 34 42 - 38 4

3. Siêu thị - - - -

4. Thương lái 3 - - 3 3 -

5. Cửa hàng/đại lý - - - -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng số liệu ta thấy, đối tượng liên kết mà các hộ mong muốn chủ yếu là liên kết với doanh nghiệp và nhà khoa học trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm và sản xuất:

Với đối tượng doanh nghiệp: Đây là tác nhân có vai trò quan trọng trong việc giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm ở mối liên kết bốn nhà. Vì vậy, có 24/45 ý kiến cho rằng mong muốn của họ là liên kết với doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng để đảm bảo tính bền vững lâu dài cho sản xuất lạc chất lượng cao.

Với đối tượng nhà khoa học: Khi được biết về vai trò của nhà khoa học trong mối liên kết này, và lợi ích mà hộ đạt được khi tham gia liên kết thì có tới 42/45 ý kiến mong muốn được liên kết chính thức theo hợp đồng dài hạn nhằm được tiếp cận khoa học kỹ thuật mới, để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình phối hợp giữa bốn nhà nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản lạc nhân việt nam (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w