Giải pháp về quản lý, duy trì cây xanh đường phố

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai” (Trang 83 - 97)

52. Địa điểm nghiên cứu

4.5.3. Giải pháp về quản lý, duy trì cây xanh đường phố

Cây xanh đường phố có vị trí quan trọng trong hệ thống mảng xanh đô thị; để đảm bảo phát triển bền vững với phí tổn thấp, bên cạnh việc lựa chọn cây trồng phù hợp, các giải pháp kỹ thuật liên quan đến việc thiết kế, quản lý, duy trì cây trồng cũng rất cần thiết.

Cây xanh đường phố phải được quản lý một cách có hệ thống; mỗi cây phải được kiểm kê, đánh số thứ tự và có hồ sơ lưu trữ với các biện pháp kỹ thuật đi kèm, trong đó ghi rõ ngày trồng, vị trí, chủng loại, các biện pháp chăm sóc cho từng thời kỳ như tỉa cành, tạo tán, dự kiến luân kỳ khai thác phù hợp với đặc điểm sinh học loài cây. Như thế, cây xanh sẽ giảm thiểu đến mức tối đa tình trạng già cỗi, bọng ruột… do sẽ khai thác, thay thế trước khi cây đạt đến giai đoạn đó (thành thục tự nhiên).

Tỉa cành, tạo tán định kỳ, kết hợp với việc khai thác trước khi cây già cỗi, giúp giải quyết phần nào tình trạng không an toàn do cây xanh gây nên trong mùa mưa bão như ngả đổ, gãy cành,… Hơn nữa, khai thác sẽ đem lại một lượng gỗ không nhỏ, góp phần tăng hiệu quả kinh tế của cây xanh. Tỉa cành cần chú ý đến yếu tố cảnh quan và bảo vệ môi trường của cây xanh để có biện pháp phù hợp. Tỉa cành, là để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do cành đổ gãy, nhưng không có nghĩa là tỉa toàn bộ cành nhánh như một số cây đường phố hiện nay. Biện pháp đó tuy có làm cho cây trở nên an toàn nhưng về thẩm mỹ không thể chấp nhận được và về bảo vệ môi trường, khi cây không còn tán lá thì làm sao có thể phát huy được vai trò quan trọng hàng đầu này của đô thị.

Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, trồng cây, chăm sóc, tạo hình, tạo tán, đội ngũ làm công việc trực tiếp cần nâng cao trình độ chuyên môn về các loại hình cây xanh đường phố, kỹ thuật cắt tỉa và tạo cảnh bằng các lớp tập huấn và chuyển giao công nghệ.

Cơ sở dữ liệu về quản lý cây xanh cần hoàn thiện và đảm bảo độ chính xác hơn; Hiện vẫn có nhiều cây có thông tin về tuổi, chiều cao và đường kính không chính xác; Mặt khác, một số cây không phải cây xanh đường phố và do người dân tự trồng cũng được đánh số quản lý như: Bơ, Đa, Sung, xoài, Khế,.. nên thay thế bằng cây khác hợp lý hơn như: Dầu nước, Sao đen, Lát hoa, Ngọc Lan,…

Trên các tuyến đường ở thành phố Lào Cai còn có những cây xanh có giá trị về kinh tế cao như: cây Sưa, hiện đang do Xí nghiệp công viên cây xanh quản lý bảo vệ; nhưng do dụng cụ, phương tiện hỗ trợ còn thiếu và lực lượng bảo vệ còn mỏng. Vì vậy, cần phối hợp với các lực lượng khác như: Công an, tổ dân phố để bảo vệ tốt hơn. Mặt khác, cũng có thể thay thế bằng loài cây khác hoặc chuyển các cây sưa này đến những chỗ dễ bảo vệ hơn.

Nghiêm cấm các hộ dân trồng thêm cây, sử dụng không đúng mục đích, chặt phá cây để trồng cây khác không đúng so với quy hoạch của thành phố, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cần đưa ra những hình thức xử phạt mạnh hơn để có đủ sức răn đe như bắt trồng lại cây đúng chủng loại và bảo vệ chăm sóc đến khi cây khép tán, đối với những ai trồng thêm cây, hoặc nhổ cây do Xí nghiệp công viên cây xanh trồng để trồng cây mới theo ý thích.

Có thể loại bỏ các cây trồng không phù hợp do người dân tự ý trồng thêm như: Bơ, Xoài, Mít, Khế,…trồng lại bằng những loài cây phù hợp với quy hoạch.

Thay thế những loài cây rụng lá theo mùa gây mất mỹ quan, những cây có mùi hoa khó chịu và những loài cây có quả mọng hấp dẫn sâu bọ,...

Cần thường xuyên kiểm tra, xử lý và loại bỏ các biển quảng cáo được treo và đóng trên thân cây, cũng như các dây điện chằng chịt trên thân cây ở các tuyến phố.

Cần phối hợp giữa ngành viễn thông, điện lực, thoát nước để giảm ảnh hưởng của đường dây điện, dây viễn thông, hệ thống cống thoát nước đến sinh trường và phát triển của cây xanh đô thị. Cần quy hoạch lại hệ thống đường dây điện, dây viễn thông, hệ thống thoát nước, cây xanh cho hợp lý.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề tài rút ra các kết luận sau:

* Đánh giá thành phần loài cây xanh đường phố và các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Các tuyến phố cũ có chiều dài dao động từ 0,35- 3,5km; tổng bề rộng lộ giới đường phố biến động khá mạnh từ 12 - 28m; trong đó bề rộng mặt đường từ 6 - 18m và bề rộng vỉa hè từ 6 - 10m.

- Các tuyến phố mới có chiều dài dao động từ 0,39 - 9,44km; tổng bề rộng lộ giới đường phố biến động khá mạnh từ 25 - 83m; trong đó bề rộng mặt đường từ 15- 58m và bề rộng vỉa hè từ 10 - 20m.

- Các quy định về công tác chọn loài cây trồng đường phố được quy định cụ thể tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị; Quyết định số 01/2006/QĐ-BXD ngày 05/01/2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 362:2005 về Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - tiêu chuẩn thiết kế; Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai về việc ban hành quy định một số nội dung cụ thể về quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số: 251/QĐ- UBND ngày 05/06/2010 của UBND thành phố Lào Cai về việc ban hành “Quy chế quản lý công viên và cây xanh đô thị

- Trong những năm gần đây, tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc và chặt tỉa cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai được trồng bằng giống cây có kích thước cao trên 4m, đường kính gốc trên 6cm. Công việc chăm sóc cây xanh sau khi trồng, tỉa bớt cành để tránh đổ gãy do bão được Công ty TNHH một thành viên môi trường đô thị tỉnh Lào Cai thực hiện vào đầu mùa mưa và cuối mùa khô.

- Kết quả thống kê thành phần loài cây trồng đường phố thành phố Lào Cai có 62 loài thuộc 54 chi và 36 họ thực vật, trên 30 tuyến phố điều tra có 54 loài được trồng trên vỉa hè.

- Nhóm loài cây được trồng với số lượng cây > 500 cây: gồm 04 loài trong đó: Bàng là loài được trồng nhiều nhất với 4.344 cây, tiếp đến là loài Sấu với 2.660 cây, sau đó là loài Sao đen với 1.035 cây và Phượng vĩ là 636 cây.

- Nhóm loài cây được trồng có số lượng cây từ 100 - 500 cây: gồm 10 loài trong đó: Dầu nước (407 cây), Bằng lăng tím (356 cây), Hoa sữa (347 cây), Nhãn (335 cây), Xoài (315 cây), Hoàng lan (109 cây), Muồng hoàng yến (172 cây), Lát hoa (165 cây), Long não (135 cây), Ngọc lan (100 cây).

- Nhóm các loài cây trồng có số lượng <100 cây: Nhóm này nhiều nhất gồm 11 loài như: Muồng đen, Xà cừ, Tếch, Nhội, Chẹo tía, Lộc vừng, Vàng anh, Dâu da xoan, Vông, Đa búp đỏ và Sung.

- Thành phần các loài cây được trồng trên giải phân cách và đảo giao thông gồm có 11 loài, thuộc 11 họ thực vật khác nhau và chủ yếu là cây bụi, ngoài ra còn có một số cây dạng cỏ đứng, cỏ leo hoặc dạng cau rừng.

- Về dạng sống: phổ biến là các cây thân gỗ lớn chiếm 35,48 % tổng số cây bóng mát, cây gỗ trung bình chiếm 32,27 % tổng số cây bóng mát, cây gỗ nhỏ chiếm 20,97 % tổng số cây bóng mát, ngoài ra còn một số loài dạng cau dừa, tre trúc, cây bụi, bụi trường, cỏ đứng và phụ sinh.

- Thành phần cây xanh bóng mát ở thành phố Lào Cai chủ yếu là nhóm cây thường xanh với 28 loài, cây cho hoa đẹp 13 loài, cho ăn quả 17 loài, rụng lá theo mùa 5 loài và cho gỗ quý hiếm 2 loài.

* Đánh giá tình hình sinh trưởng và chất lượng sinh trưởng của cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Cây xanh đường phố ở thành phố Lào Cai đang sinh trưởng và phát triển trong môi trường hoàn toàn thay đổi so với môi trường sống tự nhiên của nó và đang bị biến đổi khá mạnh do các hoạt động xây dựng và phát triển đô thị.

- Đề tài tiến hành đo đếm sinh trưởng 12 loài cây chủ yếu thì có 3 loài cây sinh trưởng chậm; 6 loài sinh trưởng trung bình, 3 loài sinh trưởng nhanh. Về chất lượng cây xanh đường phố: Trong 12 loài cây xanh điều tra có 6 loài chất lượng trung bình, 4 loài có chất lượng sinh trưởng tốt, 2 loài có chất lượng sinh trưởng xấu; một số loài đã thích nghi, sinh trưởng và phát triển khá tốt (Xà cừ, Dầu nước, Ngọc lan). Những loài có chất lượng trung bình và xấu chủ yếu là do tỉa cành nên bị tán lệch, sâu hại, dễ an nổi nặt đất, gãy cành, ngọn,…

* Đánh giá công tác tổ chức, quản lý cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Theo Thông tư số 20/2005/TT-BXD thì cây gỗ lớn phải có khoảng cách trồng từ 12 - 15m, khoảng cách tối thiểu với lề đường là 1m, chiều rộng vỉa hè là 5m nhưng ở khu vực nghiên cứu chỉ trồng với khoảng cách từ 5 - 10m, đối với khu phố cũ cự ly này còn biến động hẹp hơn từ 5 - 7m (đối với cây gỗ nhỏ) và từ 5-9m (đối với cây gỗ trung bình), khoảng cách tối thiểu tới lề đường là 0,9 - 1,2m, về bề rộng vỉa hè một số đường phồ > 5m nhưng một số đường phố lại nhỏ hơn 5m và trung bình chỉ có 3,7m; đối với cây gỗ trung bình thì khoảng cách trồng và khoảng cách tối thiểu với lề đường là phù hợp nhưng bề rộng vỉa hè ở một số tuyến phố là chưa phù hợp; câygỗ nhỏ là phù hợp với quy định.

Tính đến hết tháng 31/12/2012 Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị tỉnh Lào Cai và trực tiếp là Xí nghiệp Công viên cây xanh đã trồng được 14.468 cây xanh đường phố của các loài khác nhau, trong đó trồng mới được 3.566 cây các loại, tăng 38,16% so với năm 2011; cây trồng dưới 2 năm tuổi là 5.530 cây các loài, tăng 53,22% so với năm 2011; cây loại I là 3.727 cây, tăng 23,32% so với năm 2011; cây loại II là 1.334 cây, giảm 3,05% so với năm 2011; cây loại III là 311 cây, giảm 0,96% so với năm 2011. Mặt khác, công ty cũng đã đặt 1.213 chậu hoa trên vỉa hè, tăng 10,98% so với năm 2011.

- Cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai được bắt đầu đánh số để quản lý từ năm 2008 và đến nay cơ bản đã xong và được đưa vào quản lý bằng phần mềm từ năm 2010.

- Về công tác chăm sóc cây xanh: Được đội quản lý cây xanh thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật như: Làm cỏ gốc cây, tưới nước bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh,…

- Về công tác quản lý và bảo vệ cây xanh: Hàng ngày được các Xí nghiệp Công viên cây xanh tổ chức thực hiện nghiêm túc và duy trì một cách thường xuyên. Tuy nhiên trong năm qua tình trạng cây xanh bị chặt phá đem bán, làm nơi đỗ xe, đóng đinh treo biển quảng cáo kinh doanh và tự ý nhổ trồng thay thế bằng cây khác ưa thích vẫn còn xảy ra,...

* Đề xuất một số giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Giải pháp quy hoạch phát triển tổng thể cây xanh đường phố:

+ Giải pháp cải tạo hệ thống cây xanh đường phố hiện có.

+ Giải pháp quy hoạch thiết kế cây xanh cho hệ thống đường mới trong quy hoạch đã được phê duyệt.

- Giải pháp chọn loài cây trồng đường phố.

- Giải pháp về quản lý, duy trì cây xanh đường phố.

2. Tồn tại

Mặc dù đề tài đã đạt được một số kết quả nhất , tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cơ bản sau đây:

- Do thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chưa đánh giá chi tiết cho tất cả các cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Lào Cai, mà chỉ mới tập trung vào 30 tuyến phố.

- Chưa có số liệu đánh giá theo thời gian về số lượng cây chết, cây bị đóng đinh,… và bị một số tác động khác. Nghiên cứu sinh trưởng và chất lượng cây trồng mới tập trung được cho 12 loài, các loài cây khác chưa nghiên cứu được.

- Tuy đã đánh giá được một số ảnh hưởng của các loại cây xanh đường phố tới các hoạt động sinh hoạt của con người và môi trường nhưng mức độ ảnh hưởng chưa thực sự rõ ràng, chủ yếu mang tính định tính.

3. Khuyến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể và đánh giá chi tiết hệ thống cây xanh tại thành phố Lào Cai, đặc biệt là hệ thống cây xanh trong các công sở, trường học, bệnh viện,...

- Cần có các nghiên cứu tổ chức quản lý cây xanh đường phố theo hình thức tự quản với sự tham gia của người dân địa phương để tổng kết kinh nghiệm và nhân rộng.

- Cần có những nghiên cứu thêm về đánh giá tác động của hệ thống cây xanh đô thị tới môi trường sống của con người. Các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít, đặc biệt là ở thành phố Lào Cai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Xây dựng - Vụ hạ tầng kỹ thuật đô thị (2006), Tăng cường công tác quản lý cây xanh tại các đô thị Việt Nam, Hội thảo quản lý cây xanh 2006.

2. Bộ xây dựng, Quyết định 01/2006/QĐ-BXD ngày 5/1/2006. Ban hành TCXDVN 362-2005 Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế.

3. Chỉ thị 45-TTg ngày 8/3/1974 Về công tác trồng cây xanh ở các đô thị do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

4. Nguyễn Danh và cộng sự (2010), Cây xanh đô thị ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 57, năm 2010.

5. Vũ Xuân Đề (1993), Phân vùng đất và qui hoạch khoảng không gian xanh nhằm sử dụng hợp lý đất và bảo vệ môi trường TPHCM, Báo cáo khoa học, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường, TP. Hồ Chí Minh.

6. Vũ Xuân Đề (1995), Quy hoạch khoảng xanh bảo vệ môi trường – cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế xã hội TP Hồ Chí Minh đến năm 2010,

Báo cáo khoa học, Chương trình KN 03, Bộ khoa học Công nghệ & Môi trường, Hà Nội.

7. Vũ Xuân Đề (1998), Nghiên cứu xác định các chỉ số khoảng xanh đô thị cho TPHCM, Báo cáo khoa học, Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường, TP. Hồ Chí Minh.

8. Trần Viết Mỹ (2001), Nghiên cứu cơ sở quy hoạch cây xanh và chọn loài cây trồng phù hợp phục vụ quá trình đô thị hóa TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

9. Nghị định số 08/2005/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 24/01/2005 về việc Quy hoạch xây dựng.

10. Nghị định số 64/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.

11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 về Quy hoạch đô thị.

12. TCVN 4449 - 87 do Ủy ban xây dựng ban hành ngày 17/07/1987 về việc: Quy hoạch xây dựng đô thị - tiêu chuẩn thiết kế.

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai” (Trang 83 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w