52. Địa điểm nghiên cứu
4.5.2. Giải pháp chọn loài cây trồng đường phố
4.5.2.1. Nguyên tắc chọn loài cây trồng
Các nguyên tắc được áp dụng trong chọn loài cây xanh trồng đường phố như sau: Loài cây được chọn phải phù hợp với yêu cầu và mục tiêu của quy hoạch đô thị và phát triển đô thị; Phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng, tính chất, chức năng, truyền thống, văn hóa và bản sắc của thành phố Lào Cai; Kết hợp hài hòa với không gian mặt nước, cảnh quan và môi trường; đáp ứng các yêu cầu về quản lý và sử dụng.
Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị; hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không.
Ưu tiên các loài cây bản địa, vì không những thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương mà còn thể hiện sự đặc trưng cảnh quan cây xanh của vùng. Do đó khi chọn loài cây trồng cho đường phố cần chú ý đến đặc điểm này. Ngoài ra, những cây ngoại lai được trồng tại khu vực nhiều năm, thích ứng tốt với điều kiện khu vực cũng có thể tuyển chọn đưa vào trồng.
Tuyển chọn những loài cây có sức đề kháng mạnh, những loài cây có khả năng thích ứng tốt với điều kiện ô nhiễm môi trường đô thị và khu công nghiệp. Thích ứng tốt với những yếu tố bất lợi về thổ nhưỡng, không khí và tính kháng cao đối với các loại côn trùng bệnh hại, có sự chịu đựng với gió bão. Ngoài ra, cây xanh đường phố cần tuyển chọn các loài cây có tính thích ứng mạnh, có giá trị thưởng thức hoặc có giá trị kinh tế làm những loài cây trồng chính. Những cây ít xuất hiện sâu bệnh
như: Xà cừ, Lát hoa, Long não, Nhội, Móng bò tím,… những cây có khả năng chịu với gió bảo tốt: Dầu nước, Lim xẹt, Long não;… những cây có giá trị kinh tế cao như: Sao đen, Sưa,...
Kết hợp hợp lý giữa cây mọc nhanh và cây mọc chậm; cây mọc nhanh sớm phát huy tác dụng nhưng tuổi đời lại ngắn, thường chỉ tồn tại khoảng 20 đến 30 năm; cây mọc chậm phát huy hiệu quả tuổi thọ kéo dài. Do đó, khi tuyển chọn cần chú ý đồng thời vấn đề phối kết gối nhau hợp lý giữa cây mọc chậm và cây mọc nhanh. Trong thời kỳ xây dựng ngắn hạn, các loài cây trồng chọn cho những khu vực mới xây dựng cần ưu tiên trồng những cây mọc nhanh trên các dãy phố, đồng thời có kế hoạch phối kết thêm một lượng cây mọc chậm có giá trị. Những cây mọc nhanh như: Xà cừ, Nhội, Lộc vừng, Bàng. Những cây mọc chậm như: Sao đen, Muồng đen,…
4.5.2.2. Xác định tỷ lệ và nguyên tắc trồng cây * Xác định tỷ lệ loài cây trồng đường phố
- Ưu tiên các cây bản địa với 1,2 hoặc 3 loài cây trên các đường chính khu vực, đường khu vực với khoảng cách 400 - 500m trồng một loài. Ngoài ra, các cây đưa từ nơi khác đến trồng ở các tuyến đường không quan trọng của thành phố.
- Tỷ lệ giữa cây rụng lá và cây thường xanh: Cây rụng lá thường sinh trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu trong điều kiện môi trường ô nhiễm và thích ứng với môi trường đô thị khá tốt. Cây thường xanh thì có tác dụng phòng hộ môi trường và phát huy tốt hiệu quả trồng cây trong cả 4 mùa trong năm, nhưng cây thường xanh sinh trưởng chậm, chi phí đầu tư cũng khá lớn, nên trên các đường phố tỷ lệ cây rụng lá thường lớn hơn so với cây thường xanh.
* Tiêu chuẩn cây trồng
- Đối với cây xanh bóng mát đường phố:
Căn cứ vào Thông tư số 20/2005/TT- BXD, cây xanh đưa ra trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn: Cây bóng mát có chiều cao tối thiểu 3,0m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tại 1,3m tối thiểu 6 - 8cm; Tán cây cân đối, không sâu bệnh, thân cây thẳng. Trồng cây xanh đúng chủng loại quy định, đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc. Cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Đối với cây trồng trên giải phân cách, đảo giao thông:
Tiêu chuẩn trồng cây bụi và cây trang trí là những cây thích nghi với điều kiện bụi, nhiệt độ, gió ở môi trường đường phố Lào Cai; cây ít sâu bệnh, yêu cầu chăm sóc không cao, dễ gây trồng, chịu sự cắt tỉa tốt, màu sắc lá tươi sáng và đa dạng; cây thân đẹp, dáng đẹp, cây lá xanh quanh năm, không rụng lá trơ cành hoặc cây có giai đoạn rụng lá trơ cành vào mùa đông nhưng dáng đẹp, màu đẹp; không có quả thịt gây hấp dẫn ruồi muỗi; cây không có gai sắc nhọn, hoa quả mùi khó chịu; có bố cục phù hợp với quy hoạch được duyệt.
* Nguyên tắc tổ chức trồng cây xanh đường phố
- Trên mỗi đoạn đường nên trồng một loài cây nhất định, không nên trồng quá nhiều loài cây như hiện tại. Các đoạn đường khác nhau nên trồng các loài cây khác nhau tạo nên sự đa dạng sinh học trong hệ thống cây xanh đô thị.
- Các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 5m nên trồng các cây gỗ trung bình và gỗ lớn, các cây thường xanh lá rộng để có thể tạo đủ bóng mát cho bề rộng của hè phố. Các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 3 m đến 5 m nên trồng các cây gỗ nhỏ và gỗ trung bình. Các tuyến đường nhỏ có chiều rộng hè phố hẹp dưới 3m, đường cải tạo, bị khống chế về mặt bằng và không gian thì cần tận dụng những cây hiện có hoặc trồng tại những vị trí thưa công trình, ít vướng đường dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có, có thể trồng dây leo theo trụ hoặc đặt chậu cây để tránh cản trở giao thông.
- Khoảng cách giữa các cây trồng được quy định tuỳ thuộc vào loài cây, độ rộng của tán cây khi cây khép tán, việc phân loại cây hoặc theo từng vị trí cụ thể của quy hoạch trên khu vực, đoạn đường. Khoảng cách các cây được trồng tính từ mép lề đường từ 0,6 m đến 1,0m căn cứ theo tiêu chuẩn phân loại cây, không trồng trước cổng nhà ở, cơ quan, sát cây cột điện.
- Đối với các dải phân cách có bề rộng dưới 2m chỉ trồng cỏ, các loại cây bụi thấp, cây cảnh. Các dải phân cách có bề rộng từ 2m trở lên có thể trồng các loại cây thân thẳng có chiều cao và bề rộng tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trồng cách điểm đầu giải phân cách, đoạn qua lại giữa hai giải phân cách khoảng 3 - 5mđể đảm bảo an toàn giao thông.
- Tại các trụ cầu, cầu vượt, bờ tường nghiên cứu thiết kế bố trí trồng dây leo để tạo thêm nhiều mảng xanh cho đô thị, có khung với chất liệu phù hợp cho dây leo để bảo vệ công trình. Tại các nút giao thông quan trọng ngoài việc phải tuân thủ các
quy định về bảo vệ an toàn giao thông, tổ chức trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành mảng xanh tăng vẻ mỹ quan đô thị.
- Cây xanh được trồng cách các góc phố 5 - 8m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông.
- Cây xanh được trồng cách các họng cứu hoả trên đường 2 - 3m; cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 1 - 2m, làm hư hỏng và giảm hiệu quả chiếu sáng của các cột đèn, rễ cây ăn sâu làm nứt các thành hố ga.
- Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoát nước, cáp ngầm) từ 1 - 2m, tránh sự tác động của rễ cây.
- Cây xanh được trồng dọc mạng lưới đường dây dẫn điện phải đảm bảo hành lang an toàn lưới điện theo quy định của Nghị định số 106/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.
* Ô đất trồng cây xanh đường phố
- Kích thước và loại hình ô đất trồng cây được sử dụng thống nhất đối với cùng một loại cây trên cùng một tuyến phố, trên từng cung hay đoạn đường.
- Xung quanh ô đất trồng cây trên đường phố hoặc khu vực sở hữu công cộng (có hè đường) phải được xây bó vỉa có cao độ cùng với cao độ của hè phố nhằm giữ đất tránh làm bẩn hè phố hoặc các hình thức thiết kế khác để bảo vệ cây và tạo hình thức trang trí.
- Tận dụng các ô đất trồng cây bố trí trồng cỏ, cây bụi, hoa tạo thành khóm xung quanh gốc cây hoặc thành dải xanh để tăng vẻ đẹp cảnh quan đô thị...
- Tùy từng loài cây mà kích thước ô đất là khác nhau, ô đất không được quá rộng hoặc quá hẹp. Ô đất rộng quá gây mất diện tích và ảnh hưởng đến việc đi lại của người đi bộ. Ô đất hẹp quá thì không đảm bảo cho sinh trưởng phát triển của cây.
4.5.2.3. Đề xuất một số loài cây trồng chính
Qua quá trình phân tích đánh giá, đề tài tiến hành đề xuất một số loài cây trồng chính trên các loại hình đường phố ở thành phố Lào Cai như sau:
TT
Loại đường
phố
Dạng
sống Loài cây Đặc điểm
Chiều cao (m)
Thường xanh 20-25
Dầu nước Thường xanh 18-20
Xà cừ Thường xanh 15-18
Lát hoa Thường xanh 15-18
Gỗ lớn Sao đen Thường xanh 20-25
Xà cừ Thường xanh 15-20
Lát hoa Thường xanh 14-18
Gỗ trung
bình
Muồng đen Thường xanh, 14-16
Ngọc lan Thường xanh, hoa thơm, đẹp 15-20 Lộc vừng Thường xanh, hoa đẹp 11-13 Muồng hoàng
yến Hoa đẹp 15-20
Băng lăng tím Hoa đẹp 13-15
Móng bò Thường xanh, hoa đẹp 12-15
Viết Thường xanh 12-14
3 Khu phố hẹp
Gỗ trung
bình
Muồng đen Thường xanh, 14-16
Ngọc lan Thường xanh, hoa thơm, đẹp 13-15 Lộc vừng Thường xanh, hoa đẹp 11-13
Băng lăng tím Hoa đẹp 13-15
Nhội Thường xanh 14-16
Viết Thường xanh 12-14
Móng bò Thường xanh, hoa đẹp 12-15 Kết quả tại bảng 4.17 cho thấy, sự đa dạng về loại đường phố (kích thước đường phố) là một đặc điểm đáng chú ý để chọn những loài cây trồng có kích thước phù hợp, cụ thể:
+ Đối với khu phố rộng, có thể chọn một số loài cây gỗ lớn như: (Sao đen, Dầu nước, Xà cừ, Lát hoa).
+ Đối với khu phố trung bình, chọn một số loài cây gỗ lớn như: Sao đen, Xà cừ, Lát hoa; Cây gỗ trung bình (Muồng đen, Ngọc lan, Lộc vừng, Muồng hoàng yến, Bằng lăng tím); Cây gỗ nhỏ (Móng bò, Viết).
+ Đối với khu phố hẹp: Nên chọn các loài cây gỗ trung bình (Muồng đen, Ngọc lan, Lộc vừng, Bằng lăng tím, Nhội); Cây gỗ nhỏ (Móng bò, Viết).
Hơn nữa, cây xanh đường phố được trồng với mục đích chủ yếu làm bóng mát, cảnh quan,… nên việc chọn những loại cây trồng cũng cần chú ý tới các đặc điểm của thân cây, lá và hoa; Đặc biệt, nên ưu tiên chọn những loài cây có lá mọc quanh năm và có hoa đẹp. Điều đáng chú ý ở đây là nên có sự kết hợp bố trí các loài cây
sao cho hợp lý, vì mỗi loài cây đều có những đặc điểm riêng biệt về thân, lá, mùa nở hoa,… Chính vì lẽ đó, để có được một khu phố đẹp cần phải chú ý tới sự kết hợp hài hoà của các loại cây này theo các đặc điểm nêu trên.
Qua điều tra, đánh giá hiện trạng cây xanh trên địa bàn thành phố Lào Cai, đề tài đã lựa chọn ra một số tuyến đường cần ưu tiên cải tạo cây xanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, chi tiết ghi tại bảng 4.18.
Bảng 4.18. Các tuyến đường ưu tiên cải tạo trồng cây xanh đến năm 2020
TT Tuyến phố Chiều dài (km) Số lượng (cây)
1 Nhạc Sơn 1,65 290 2 Hồng Hà 1,05 120 3 Hoàng Sào 1,2 108 4 Nguyễn Đức Cảnh 0,78 68 5 Lương Khánh Thiện 0,78 56 6 Ngô Quyền 1,56 280
7 Nguyễn Tri Phương 1,15 226
8 Ngô Văn Sở 0,85 66
9 Nguyễn Huệ 3,2 526
10 Mường Than 0,7 64
11 Hoàng Quốc Việt 3,2 540
12 Khánh Yên 0,85 66
13 Thủy Hoa 0,65 42
14 Thanh Niên 0,56 38
15 Hưng Hóa 0,50 34
Tổng 18,88 2.518
Kết quả tại bảng 4.18 cho thấy, có 15 tuyến đường ưu tiên cải tạo trồng cây xanh đường phố đến năm 2020; căn cứ vào kết quả điều tra, đánh giá số lượng và chất lượng cây xanh trên các tuyến đường phố mà đề tài xây dựng quy hoạch cải tạo. Trong đó một số tuyến đường phải cải tạo trồng cây xanh với số lượng nhiều như đường Hoàng Quốc Việt 540 cây, Nguyễn Huệ 526 cây, Nhạc Sơn 290 cây, Ngô Quyền 280 cây, Nguyễn Tri Phương 226 cây, Hồng Hà 120 cây.