Đặc điểm sinh trưởng của cây xanh đường phố

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai” (Trang 50 - 97)

52. Địa điểm nghiên cứu

4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng của cây xanh đường phố

Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây xanh đường phố cần xem xét mối quan hệ giữa tác động của môi trường đô thị ảnh hưởng đến đời sống cây xanh. Các tiêu chí đánh giá sinh trưởng được tiến hành giống như đối với cây rừng. Với đối tượng nghiên cứu chính ở đây là các loài cây thân gỗ được trồng trên các đường

phố, nên khi đánh giá tình hình sinh trưởng thì các tiêu chí quan trọng được lựa chọn là: chiều cao của cây, đường kính ở chiều cao D1,3m và tuổi cây là những tiêu chí quan trọng nhất; ngoài ra tình trạng sâu bệnh của cây xanh cũng được xem xét để đánh giá. Tiêu chí đánh giá sinh trưởng của cây xanh đường phố được dựa theo cách phân chia tốc độ sinh trưởng cây rừng của giáo trình Lâm học, cụ thể là:

-Nhóm cây sinh trưởng nhanh: gồm những cây có mức độ sinh trưởng chiều

cao trung bình ( vn) từ 2 - 3 m/năm và đường kính ( 1,3) 2 - 3 cm/năm.

-Nhóm cây sinh trưởng trung bình: gồm những cây có mức độ sinh trưởng

chiều cao trung bình ( vn) từ 1 - 2 m/năm và đường kính ( 1,3) 1 - 2 cm/năm. -Nhóm cây sinh trưởng chậm: có mức độ sinh trưởng chiều cao trung bình (

vn) dưới 1m/năm và đường kính ( 1,3) 1 cm/năm.

Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu, do khu vực nghiên cứu khá rộng với nhiều loại hình khác nhau nên đề tài đã lựa chọn mẫu điều tra trên các tuyến đường huyết mạch của thành phố và đánh giá sinh trưởng được thực hiện cho 12 loài cây trồng chủ yếu là: Bàng, Sấu, Sao đen, Phượng vỹ, Bằng lăng tím, Long não, Dầu nước, Muồng đen, Muồng hoàng yến, Hoa sữa, Ngọc Lan, Xà cừ.

Trung bình mỗi loài cây đánh giá tốc độ sinh trưởng được điều tra đo đếm 5 vị trí ngẫu nhiên trên mỗi tuyến đường. Các chỉ tiêu đo đếm là chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính 1,3m (D1,3), sau đó lấy giá trị trung bình cho từng chỉ tiêu. Kết quả được tổng hợp bảng 4.10.

Bảng 4.10. Bảng đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của cây xanh đường phố

TT Tên loài

Tiêu chí đo đếm Tăng trưởng trung bình

Đánh giá Tuổi cây D1,3 (cm) Hvn (m) ∆ 1,3 ∆ vn 1 Bàng 14 31,0 12,5 2,21 0,90 Nhanh 2 Sấu 9 24,0 10,3 2,66 1,14 Nhanh 3 Sao đen 16 26,0 12,5 1,62 0,78 Chậm 4 Phượng vỹ 17 27,0 11,5 1,58 0,68 Chậm 5 Bằng lăng tím 14 27,5 10,5 1,83 0,75 Trung bình

6 Long não 14 26,2 11,0 1,87 0,78 Trung bình

7 Muồng đen 16 27,3 12,0 1,70 0,75 Chậm

8 Muồng hoàng yến 15 28,5 12,5 1,90 0,83 Trung bình

9 Hoa sữa 14 26,5 11,5 1,89 0,82 Trung bình

10 Ngọc lan 14 25,8 12,0 1,98 0,85 Trung bình

11 Xà cừ 8 16.3 9,0 2,03 1,12 Nhanh

12 Dầu nước 7 12,5 6,0 1,78 0,86 Trung bình

Qua bảng 4.10 cho thấy: Khi thay đổi môi trường sống những loài cây bóng mát trồng ở thành phố Lào Cai đã thể hiện sự thích nghi của từng loài cây với môi trường mới, sinh trưởng về đường kính của các loài cây này tương đối tốt. Tuy nhiên, sinh trưởng về chiều cao của các loài cây này lại chỉ ở mức trung bình và một số loài mức độ thích nghi với môi trường còn chậm; Hơn nữa, các tác động như: cắt tỉa cành ngọn để khống chế chiều cao của cây, sâu bệnh và gió bão làm gãy ngọn,… đã gây nên những ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao. Qua điều tra khảo sát, đề tài tiến hành đo đếm 12 loài cây trên thì có: 3 loài cây sinh trưởng chậm; 6 loài sinh trưởng trung bình, 3 loài sinh trưởng nhanh. Nhìn chung, đa phần các loài cây bóng mát đều sinh trưởng và phát triển bình thường, hàng năm các cây đều ra hoa, kết quả và một trong số những cây đó có thể cho quả - hạt của chúng để làm nguồn giống.

4.2.3.Chất lượng cây xanh đường phố và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố

4.2.3.1. Chất lượng cây xanh đường phố

Bảng 4.11. Chất lượng cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai

TT Loài cây Chất lượng Ghi chú

1 Bàng Trung bình

2 Sấu Trung bình Thân u bướu, gốc rễ nỏi, bè bạnh

3 Sao đen Tốt Thân thẳng, cân đối

4 Phượng vỹ Xấu Chặt tỉa cành lệch tán

5 Bằng lăng tím Trung bình

6 Long não Trung bình

7 Muồng đen Xấu Sâu bệnh

8 Muồng hoàng yến Trung bình

9 Hoa sữa Trung bình

11 Xà cừ Tốt Thân thẳng, cân đối

12 Dầu nước Tốt Thân thẳng, cân đối

Qua bảng 4.11 cho thấy: Trong 12 loài cây xanh đường phố ở thành phố Lào Cai đánh giá có 4 loài có chất lượng tốt, 6 loài có chất lượng trung bình, 2 loài có chất lượng xấu; một số loài đã thích nghi, sinh trưởng và phát triển khá tốt (Dầu nước, Xà cừ, Ngọc lan). Những loài có chất lượng trung bình và xấu chủ yếu là do: chặt tỉa cành nhiều nên thân bị tán lệch, sâu bệnh,…Đây là những vấn đề cần phải chú ý nếu muốn nâng cao chất lượng cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai.

4.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố

Quá trình điều tra, đề tài nhận thấy tại thành phố Lào Cai còn tồn tại một số vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố cần khắc phục như: thân cây thường bị đóng đinh treo biển quảng cáo, tán lá bị lệch do trồng gần nhà dân, gần cột điên và do chặt tỉa cành,…Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố được thể hiện chi tiết ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố

TT Các yếu tố ảnh hưởng Phạm vi ảnh hưởng

1 Bê tông hóa vỉa hè Rễ cây

2 Rác thải xây dựng Gốc cây

3 Hệ thống thoát nước và cáp quang ngầm Rễ cây

5 Biển quảng cáo Thân cây

6 Hệ thống đường dây điện Thân cây, tán cây

7 Hệ cột điện và nhà Tán cây

8 Sâu bệnh Lá cây, thân cây

9 Cắt, tỉa cành quá mức Thân cây, tán cây

10 Cải tạo đường phố Rễ cây, tán cây, thân cây

Qua bảng 4.12 có thể cho ta thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cây xanh đường phố như sau:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến rễ và gốc cây: Do bê tông hóa vỉa hè sát gốc cây, cải tạo đường phố, chất thải xây dựng, hệ thống thoát nước và cáp quang ngầm; Đây là nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây do thiếu chất dinh dưỡng, một số cây rễ ăn nổi trên trên bề mặt, gốc cây bị biến dạng u bướu...

Hình 4.2. Các vấn đề tồn tại về gốc, rễ cây xanh đường phố

- Các yếu tố ảnh hưởng đến thân cây: Do thân cây thường bị đóng đinh sắt treo biển quảng cáo, hệ thống đường dây điện chằng chịt bao quanh, cắt tỉa cành quá mức. Đây là nguyên nhân làm cho thân cây bị thối, nấm mục, bong vỏ.

Hình 4.3. Các vấn đề về tồn tại về thân cây xanh đường phố

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tán cây: Do vị trí trồng quá sát nhà, sát cột điện hoặc vướng đường dây điện chằng chịt bao quanh, cắt tỉa cành quá mức. Đây là nguyên nhân làmcho tán cây bị lệch tán, do thiếu ánh sáng quang hợp,…

Hình 4.4. Các vấn đề về tồn tại về tán cây xanh đường phố 4.2.4. Khả năng phù hợp không gian cảnh quan của cây xanh đường phố

4.2.4.1 Nguyên tắc bố trí cơ bản

Ngoài chức năng tạo bóng mát, bảo vệ môi trường cho các đường phố thì cây xanh còn góp phần làm tăng vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan đô thị. Để hình thành một cảnh đẹp trong tổng thể cảnh quan chung thì trước hết phải dựa trên các nguyên tắc bố trí cơ bản sau:

* Tương quan kích thước cây

Mỗi loài cây ở giai đoạn thành thục thường đạt đến một kích thước ổn định, phải phù hợp và đáp ứng tương xứng với quy mô của các công trình xung quanh; tỷ lệ tương xứng được xác định bằng cách chọn loài cây tùy theo độ cao, chiều rộng tán và hình dáng cây sao cho phù hợp với công trình xung quanh. Gần các công trình lớn nên trồng các loài cây gỗ lớn, thường xanh tán lá rộng, ngược lại những nơi đường phố nhỏ hẹp thì nên trồng những cây gỗ nhỏ hoặc trung bình.

* Bố trí vị trí cây trong không gian

Hệ thống cây xanh được bố trí trồng dựa trên các quy luật của phối cảnh như: phối cảnh đường thẳng, chiều sâu hay đối xứng. Trong bố trí phối cảnh cần chú ý đến dạng tán, độ dày và màu sắc tán lá, đặc điểm cây rụng lá hay cây thường xanh, màu sắc hoa và hình dáng vỏ thân cây. Bố trí hợp lý sẽ đảm bảo che nắng tốt mà vẫn đảm bảo chiếu sáng tự nhiên cho đường phố và đón được gió mát vào mùa hè, chống được gió lạnh vào mùa đông.

* Cự ly trồng cây

Khi trồng cây xanh bóng mát trên đường phố, cự ly trồng cây được xác định bằng độ khép tán của cây ở tuổi thành thục. Dựa vào cự ly trung bình để xác định khả năng thành không gian cảnh quan nhanh hay chậm. Chúng ta có thể tạo ra không gian nhiều lớp bằng cách trồng nhiều loại cây có đặc tính sinh thái khác nhau. Để xác định cự ly trồng chúng ta căn cứ vào một số đặc điểm sau:

- Căn cứ vào hướng đường để xác định cự ly trồng; đối với hướng Đông Tây nếu nhà quay về hướng Tây thường có nguy cơ nắng chiếu nhiều vậy nên xác định cự ly trồng dày hơn; đối với hướng Bắc Nam nếu nhà quay về hướng Nam thì ít có ánh sáng nên cự ly trồng nên thưa.

- Căn cứ vào từng loại gió đặc trưng theo mùa để xác định cự ly trồng. Đối với đường phố về hướng Đông Bắc, hướng Tây Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam cự ly trồng thường dày hơn và các cây phải là cây thường xanh, tán lá dày để tăng được độ ẩm không khí vào mùa hè, hạn chế gió rét vào mùa đông.

4.2.4.2. Hiện trạng không gian cảnh quan của cây xanh đường phố tại thành phố Lào Cai.

Kết quả phân tích, đánh giá về khả năng phù hợp không gian cảnh quan của cây xanh đường phố được đề tài tiến hành theo từng loại đường phố, kết quả cụ thể như sau:

* Khu phố cũ

Trong 30 tuyến phố điều tra của thành phố Lào Cai thì có 22 tuyến phố cũ với tổng chiều dài 25,83km. Đây là các khu nhà ở kết hợp của cửa hàng; chiều cao nhà từ 2 - 5 tầng với mật độ xây dưng cao, mặt đường phố hẹp và biến động mạnh khoảng 6 - 18m, chiều rộng vỉa hè nhỏ. Đây là khu tập trung các hoạt động thương mại, dịch vụ của thành phố; chiều dài đường phố dao động trong khoảng 0,35 - 3,5km; công trình đường điện và dây điện thoại nổi trên mặt đất, mật độ rất dày đặt; hệ thống cấp thoát nước đã cũ, nhiều chỗ bị xuống cấp và có chỗ chưa có hệ thống thoát nước; có những đoạn đường không có vỉa hè hoặc mặt đường bị xuống cấp nghiêm trọng như đường Nhạc Sơn, Lương Khánh Thiện,…

Đây là các tuyến phố đã được hình thành từ lâu nên về cơ bản hệ thống cây xanh đã được hình thành và tương đối ổn định, kích thước cây lớn. Tuy nhiên, trên các tuyến phố này do quy hoạch đã lâu nên nhiều loài cây trồng không còn phù hợp nữa. Mặt khác, có khá nhiều loài cây do các hộ dân trồng tự phát với mật độ, kích thước và chủng loại không đều nhau. Chính vì nguyên nhân này mà cây xanh ở các

tuyến phố cũ rất lộn xộn và không theo một trật tự nhất định, làm mất mỹ quan của thành phố. Ngoài ra có một số tuyến phố do người dân tự ý chặt cành, chặt cây để lấn chiếm vỉa hè làm nơi để xe, buôn bán và đóng đinh treo biển quảng cáo khiến cho tán lá phát triển không đều

* Khu phố mới

Trong 30 tuyến phố điều tra của thành phố Lào Cai thì có 8 tuyến phố mới với tổng chiều dài 15,87km. Đây là khu vực trung tâm hành chính của tỉnh được thành phố nâng cấp và mở rộng, bề rộng mặt đường dao động trong khoảng từ 15-58m, độ rộng vỉa hè biến động lớn. Chiều dài đường phố dao động trong khoảng 0,39 - 9,44km. Tuy nhiên hiện tượng những cây bị người dân tự ý chặt cành, tỉa tán để không ảnh hưởng đến công trình nhà cửa vẫn có, dẫn đến nhiều cây bị lệch tán, cây phát triển không đều. Hệ thống cấp thoát nước mới được đầu tư xây dựng; tuy nhiên vỉa hè nhiều chỗ chưa được lát gạch hoặc chưa có vỉa hè do đang xây dựng các cơ quan hành chính.

Đây là các tuyến phố mới được xây dựng mở rộng và nâng cấp, do vậy hệ thống cây xanh đã được quy hoạch và trồng khá bài bản, nhìn trung kích thước cây xanh còn nhỏ nên chưa tạo ra được bóng mát và cảnh quan cho thành phố. Để tránh tình trạng như các tuyến phố cũ, thì Xí nghiệp Công viên cây xanh đã quản lý chặt chẽ hơn, tránh tình trạng người dân trồng thêm các loài cây khác không trong quy hoạch làm mất mỹ quan thành phố. Tuy nhiên, cũng như các tuyến phố cũ thì ở các tuyến phố mới hiện tượng đóng đinh, treo biển quảng bảo nên thân cây cũng là một vấn đề khá phổ biến.

Hình 4.5. Cây bị đóng đinh treo biển quảng cáo trên đường Mỏ Sinh (B6)

Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hiện tượng làm giảm vẻ đẹp cảnh quan của cây xanh đường phố kể trên là:

+ Ảnh hưởng của điều kiện sống ở môi trường đô thị; ý thức bảo vệ cây xanh, chăm sóc cây của người dân còn thấp; công tác lựa chọn loại cây trồng thường ồ ạt, chạy theo trào lưu của các địa phương khác nên cây xanh đem trồng chưa đúng chủng loại, một số loài cây được trồng có chiều cao dưới cành không đảm bảo an toàn giao thông.

+ Do cơ quan tổ chức quản lý, trồng cây xanh không chủ động trong việc cung cấp cây xanh để trồng nên tiêu chuẩn cây trồng đường phố chưa phù hợp. Điều quan trọng việc lựa chọn thời điểm trồng cây và kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lại chưa được chú trọng và đạt yêu cầu.

+ Còn có một số người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ cây xanh như đóng đinh, bẻ, chặt cành tuy tiện.

+ Sự tác động của con người trong quá trình chỉnh trang, cải tạo vỉa hè làm cho cây xanh không còn đất để bám, dẫn đến tình trạng rễ cạn, mục gốc dễ bị đổ khi có gió mạnh. Nhiều tuyến đường vừa thi công vỉa hè thì một số nơi rễ cây trồi lên, chưa kể những năm gần đây các tuyến đường tại thành phố Lào Cai luôn bị đào bới để xây dựng hệ thống cáp quang và thoát nước đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của rễ cây.

+ Do người dân tự trồng các loài cây mình thích để lấy bóng mát nên trồng theo cảm tính và không theo quy hoạch.

+ Khi thiết kế xây dựng cơ sở hạ tầng trên đường phố chưa chú ý đến ảnh hưởng các công trình này đến sinh trưởng, phát triển của cây xanh. Vì thế, cây xanh đường phố thường bị hạn chế chiều cao.

4.2.4.3. Tác động của cây xanh đường phố đến môi trường sinh thái đô thị.

Trong bối cảnh diện tích đất đô thị dành cho cây xanh bị hạn chế so với yêu cầu, vấn đề nâng cao lợi ích từ hệ thống cây xanh đường phố và giảm bớt tác hại từ cây xanh đường phố là rất cần thiết.

* Lợi ích của cây xanh đường phố

Cây xanh là yếu tố quan trọng đối với dân cư đô thị trên nhiều phương diện; cây xanh có nhiều tác dụng đối với môi trường đô thị như: điều hòa nhiệt độ, ngăn

gió và sự di chuyển của không khí, tăng độ ẩm, tác động tích cực vào chu kỳ tuần

Một phần của tài liệu “Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển cây xanh đường phố tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai” (Trang 50 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w