Có thể nhận thấy, phân tích, đánh giá thực trạng tài chính sẽ giúp các nhà quản trị thấy được tình hình hiệu quả khai thác, sử dụng vốn và các nguồn lực khác vào S KD, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trên cơ sở những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại, nhà quản trị có thể đưa ra được những quyết định, những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu của doanh nghiệp. Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp, các giải pháp tài chính thường được áp dụng là:
- Chủ động huy động vốn đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho SXKD và tổ chức sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả
Để hoạt động SXKD của doanh nghiệp được tiến hành một cách liên tục thì các nhà quản lý phải luôn chủ động trong việc huy động vốn. Muốn vậy, trước hết nhà quản trị phải xác định nhu cầu vốn cần thiết, sau đó lập kế hoạch huy động vốn từ các nguồn khác nhau, lựa chọn nguồn có chi phí sử dụng thấp nhất và đảm bảo kết cấu vốn tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cũng phải nâng cao chất lượng công tác tổ chức
15
Thang Long University Library
sử dụng vốn. Thực hiện phân bổ vốn của doanh nghiệp một cách hợp lý sao cho tiết kiệm, hiệu quả, tránh bị ứ đọng vốn.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, tăng nhanh vòng quay của VLĐ
- ác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tránh tình trạng thiếu vốn, sản xuất bị đình trệ hoặc thừa vốn gây lãng phí, phát sinh chi phí không hợp lý.
- Tăng tốc độ lưu chuyển vốn ở cả khâu sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, áp dụng các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ, giải phóng vốn trong khâu thanh toán.
- Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng VLĐ của doanh nghiệp xuyên suốt ngay từ khâu mua sắm dự trữ nguyên vật liệu đến khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như khâu thu hồi tiền bán hàng.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ, thực hiện trích khấu hao TSCĐ hợp lý để đảm bảo thu hồi vốn. Thường xuyên nâng cao, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị - Tổ chức tốt công tác đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ, xem xét kỹ hiệu quả kinh tế của vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Trong quản lý TSCĐ doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật và giá trị không để mất mát hư hỏng trước thời hạn.
- Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng, để kéo dài tuổi thọ và khai thác tối đa công suất máy móc thiết
bị.
- Thực hiện tốt việc khấu hao và sử dụng hợp lý quỹ khấu hao TSCĐ, lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp đảm bảo thu hồi đầy đủ, kịp thời vốn cho tái đầu tư hoặc nâng cấp TSCĐ.
- Thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp và có các biện pháp để thu hồi nợ
Các nhà quản trị cần thường xuyên xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp, lên kế hoạch cho việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có các biện pháp thích hợp để tăng cường công tác thu hồi công nợ bị khách hàng chiếm dụng nhằm giảm bớt vốn bị ứ đọng ở khâu thanh toán, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phấn đấu tiết kiệm chi phí SXKD, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận
cho doanh nghiệp
16
- Thực hiện tốt công tác lập dự toán chi phí SXKD, lập kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó có các biện pháp quản lý chi phí, giám sát tình hình thực hiện chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Chú trọng đổi mới máy móc thiết bị sản xuất để tăng năng suất, tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Tổ chức quản lý, bố trí hợp lý các khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động để
giảm bớt chi phí nhân công, nguyên vật liệu.
- Thúc đẩy tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp - Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại sản phẩm.
- Tổ chức quảng cáo và giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sau bán hàng.
- Áp dụng chính sách giá cả linh hoạt cũng như đa dạng hoá phương thức thanh toán để thu hút khách hàng.
Trên đây là một số giải pháp tài chính chủ yếu mà các doanh nghiệp thường sử dụng trong thực tế để nâng cao hiệu quả SXKD. Tuy nhiên, tuỳ tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà các nhà quản trị cần có những giải pháp linh động, sáng tạo sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Phân tích tình hình tài chính là một vấn đề hết sức phức tạp, trong giới hạn cho phép, đề tài không thể chỉ ra hết được những lý luận về phân tích TCDN mà chỉ có thể nêu lên những nhận định chung nhất. Phân tích tài chính bao hàm rất nhiều nội dung, khía cạnh khác nhau, đòi hỏi nhà quản trị phải tìm hiểu và có hiểu biết sâu rộng về tài chính doanh nghiệp hiện đại, cũng như nắm bắt kịp thời những biến động về tình hình kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Trong chương 1, đề tài đã nêu khái quát những nội dung lý luận cơ bản, quan trọng nhất của hoạt động phân tích tài chính và mối quan hệ giữa phân tích TCDN với việc nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Để cụ thể hóa những nội dung đó, chương 2 sẽ đi sâu phân tích tình hình tài chính thực tế tại “Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội.
17
Thang Long University Library
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ