Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông hà nội (Trang 165 - 176)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

3.2.1. Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn

Xây dựng được một chính sách tài trợ ổn định, linh hoạt, vừa đảm bảo an toàn tài chính vừa đem lại hiệu quả tối đa là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các nhà quản trị tài chính. Thực tế cho thấy những năm qua, phần lớn VKD của Công ty là vốn đi vay và chiếm dụng, VCSH chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn cho nên Công ty chưa có sự độc lập cao về nguồn vốn. Cụ thể, NPT các năm luôn chiếm tỷ trọng hơn 93% trong khi VCSH chỉ chiếm dưới 7%. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng vay nợ nhiều khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn sẽ khiến mức độ an toàn tài chính của Công ty sụt giảm, ngoài ra còn làm giảm nhanh tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu . Để khắc phục tình trạng trên thì Công ty cần phải chú trọng các vấn đề sau:

Một là : Dựa trên tình hình thực tế, Công ty cần xem xét nhu cầu vốn cần thiết (đặc biệt là nhu cầu VLĐ) cho hoạt động sản xuất kinh doanh để huy động vốn kịp thời và đầy đủ.

Hai là : Dựa trên hệ số nợ trung bình ngành (qua thống kê là 74% và còn rất thấp so với tình hình thực tế của Công ty), cần xây dựng lại cơ cấu nguồn vốn hợp lý trong đó chú trọng vào huy động bằng nguồn vốn chủ sở hữu.Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, việc tăng vốn chủ sở hữu thông qua lợi nhuận để lại là một vấn đề hết sức hạn chế, một phần vì lợi nhuận sau thuế rất thấp, một phần là nếu đem lợi nhuận đó để tăng vốn sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của chủ sở hữu thông qua chính sách cổ tức (vốn đã thấp trong những năm qua). Do đó Công ty phải xem xét đến phương thức huy động phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng : Hiện nay, Công ty chưa tiến hành niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch, tuy nhiên trong

47

Thang Long University Library

thời gian tới có thể xem xét chuẩn bị các thủ tục cần thiết để có thể huy động vốn thông qua hình thức chào bán rộng rãi cổ phiếu.

Thứ ba : Trong cơ cấu nợ phải trả công ty cần điều chỉnh cho phù hợp hơn, tăng sử dụng nợ dài hạn và giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong công ty để giảm áp lực về

rủi ro thanh toán. Công ty có thể sử dụng mức trung bình ngành làm mục tiêu, hiện nay trong cơ cấu nợ phải trả tỷ trọng nợ dài hạn của công ty trong tổng nợ chiếm 7%

trong khi của ngành là 27%. Công ty có thể tăng nguồn vay dài hạn bằng cách huy động vay của ngân hàng hoặc các tổ chức cá nhân, ngoài ra có thể chọn phương pháp phát hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên để phát hành trái phiếu huy động vốn công ty cần thỏa mãn bốn điều kiện cơ bản như sau: Thứ nhất, vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng (tính theo giá trị sổ sách), tuy

nhiên vốn góp chủ sở hữu của công ty mới ở mức 6,8 tỷ đồng vào năm 2012, do đó công ty cần tăng vốn góp trước tối thiểu là 3,2 tỷ đồng. Thứ hai là hoạt động kinh doanh phải có lãi, như vậy điều kiện thứ hai công ty đã thỏa mãn. Điều kiện thứ ba là phải có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu và cuối cùng phương án đã được thông qua bởi Hội Đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông.

Tóm lại, công ty cần giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong cả cơ cấu nợ phải trả và nguồn vốn, tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu để giảm rủi ro thanh toán.

Để xác định được cơ cấu vốn của công ty trước hết tác giả dựa vào kế hoạch của công ty năm 2013 mức doanh thu tăng 20% so với năm 2012 do một số công trình hoàn thành trong năm 2013 và có thể bàn giao cho chủ đầu tư như công trình dự án đường nhánh mở rộng Đan Phượng, dự án mở rộng đường khu đô thị Văn Phú như

vậy doanh thu năm dự kiến là 96.198*1,2 = 115.437,6 triệu đồng. Với vòng quay tổng vốn (tài sản) công ty tăng bằng với mức trung bình ngành là 0,81 vòng (lần) thì nhu cầu vốn công ty cần sử dụng trong năm là 115.437,6/0,81 =142.515,6 triệu đồng.

Tác giả giả định rằng lấy tỷ trọng trung bình ngành làm cơ sở để điều chỉnh với số vốn như trên, công ty có mức điều chỉnh nguồn vốn như sau:

48

BẢNG 3.1. BẢNG ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU VỐN

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng

ngành

P/án điều chỉnh

Tăng (+) giảm (-)

TỔN N UỒN VỐN 137.207 100,0% 142.515,60 5.308,60

. NỢ P Ả TRẢ 128.833 74,0% 105.461,54 -23.371,46

. Nợ ngắn hạn 119.633 54,0% 76.958,42 -42.674,58

. Nợ dài hạn 9.200 20,0% 28.503,12 19.303,12

B. VỐN C Ủ SỞ ỮU 8.374 26,0% 37.054,06 28680,06

(Nguồn : Tác giả tính toán) 3.2.2. Tập trung vốn đầu tư để thi công dứt điểm các công trình dở dang, áp dụng phương thức thanh quyết toán hợp lý nhằm giảm bớt vốn hàng tồn kho

Trong cơ cấu tài sản của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội, khoản mục hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và bao gồm chủ yếu là phần chi phí SXKD dở dang (chiếm tới 95% vào cuối năm 2012). Nhận thấy trong những năm qua, tốc độ luân chuyển HTK của Công ty còn thấp và ngày càng giảm, một trong những nguyên nhân gây ra chính là do khối lượng các công trình dở dang lớn, VLĐ bị ứ đọng trong khâu sản xuất. Nếu sử dụng mức doanh thu kế hoạch như ở trên tức là đạt mức 115.437,6 triệu đồng với việc quản lý giá vốn vẫn hiệu quả như năm 2012, tức là chi phí giá vốn chiếm 87,57% thì giá vốn hàng bán năm kế hoạch 2013 là 115.437,6x87,57% =101.088,71 triệu đồng. Mục tiêu của quản lý hàng tồn kho là tăng vòng quay hàng tồn kho ít nhất bằng với trung bình ngành tức là 2,45 vòng thì mức dự trữ hàng tồn kho năm 2013 của công ty là 101.088,71 triệu/2,45 = 41.260,7 triệu đồng. Như vậy công ty cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành bàn giao sớm công trình trong năm 2013 để đạt được hiệu quả như mong muốn. Để đạt được mục tiêu trên, Công ty nên thực hiện các biện pháp sau :

Một là: Đối với các khối lượng thi công dở dang, Công ty cần phân tích tính hợp lý của các công trình, cân nhắc các yếu tố chi phí, thời gian, mức độ quan trọng để

49

Thang Long University Library

đề ra thứ tự ưu tiên. Từ đó, tập trung nguồn vốn từ các công trình, giải quyết dứt điểm các dự án có tính khả thi nhằm giảm bớt lượng chi phí SXKD dở dang.

Mặt khác, để đẩy nhanh tốc độ thi công cũng cần phải thực hiện tốt công tác kế hoạch sản xuất. Quản lý kế hoạch là việc làm hết sức cần thiết, nắm bắt được khối

lượng thi công từng công trình sẽ tạo điều kiện để Công ty điều tiết và chỉ đạo thực hiện theo các nội dung đã định.

Hai là: Hoàn thiện phương thức thanh quyết toán nhằm giảm bớt vốn hàng tồn kho. Muốn vậy, trước hết bộ máy kế toán của Công ty cần quản lý chặt chẽ các chi phí phỏt sinh liờn quan tới cụng trỡnh, mở sổ theo dừi chi tiết và tổng hợp một cỏch cú hệ thống các khoản mục phục vụ công tác quyết toán. Thêm vào đó, công tác nghiệm thu bàn giao cần được đẩy nhanh hơn nữa, đảm bảo nguyên tắc kịp thời.

Ngoài ra, đối với các dự án nhận thầu mới Công ty cũng cần chú trọng hơn tới công tác quản lý:

- Đầu tư có trọng điểm, trước khi nhận thầu cần đánh giá đầy đủ năng lực của Công ty, dự kiến thời gian hợp lý thi công và cố gắng hoàn thành đúng tiến độ dự án.

- Các công trình xây dựng thường có thời gian thi công dài, do đó chịu sự biến động của thị trường do vậy khi ký kết hợp đồng cần cam kết về mức chênh lệch % giá cả khi bỏ thầu, tránh tình trạng các công trình bị bỏ dở gây mất vốn.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông hà nội (Trang 165 - 176)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(203 trang)
w