Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông hà nội (Trang 147 - 159)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI

2.3. Đánh giá tình hình tài chính Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hà Nội

Thứ nhất, về cơ cấu nguồn vốn: Công ty đã tích cực huy động nhiều nguồn vốn để bổ sung VKD trong điều kiện VCSH còn hạn hẹp như: chiếm dụng vốn của nhà

cung cấp, vay ngắn hạn. Tuy nhiên công ty chưa đa dạng hóa được các kênh huy động vốn khác ví dụ như thuê tài chính, vay dài hạn.... Hơn nữa, hệ số nợ của Công ty còn quá cao và chưa thấy xu hướng giảm xuống và chủ yếu trong nguồn vốn nợ là nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, nguồn vốn của Công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn tài trợ bên ngoài và VCSH chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn do đó áp lực thanh toán cao, Công ty thường xuyên phải đối mặt với các khoản nợ đến hạn.

Việc vay nợ nhiều cũng làm cho chi phí lãi vay của Công ty cao hơn và gây khó khăn

nhất định trong việc huy động thêm vốn trong thời gian tới. Mặt khác với vốn chủ hữu nhỏ đã làm giảm đi tính tự chủ trong việc tổ chức nguồn vốn vào hoạt động SXKD, tăng rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh cho Công ty. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do thực tế Công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khó tăng VCS được và huy động vốn vay dài hạn bằng cách phát hành trái phiếu.

Thứ hai, xét đến cơ cấu tài sản: Hiện nay TSN đang chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 90%, trong khi TSCĐ chưa được đầu tư đúng mức. TSNH luôn chiếm tỷ trọng

gần như tuyệt đối trong tổng tài sản, trong đó chủ yếu là hai khoản phải thu của khách hàng và HTK. Cơ cấu về tài sản của công ty chưa hợp lý luôn ở mức cao hơn so với các công ty cùng ngành (với tỷ trọng trung bình TSNH ngành là khoảng 74% - Số liệu thống kê các công ty ngành xây dựng niêm yết trên TTCKVN), như vậy công ty cần giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tăng đầu tư vào tài sản dài hạn.

Thứ ba, công ty đã đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, không lấy nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho TSDH. Do đó khả năng thanh toán ngắn hạn của

công ty luôn ở mức lớn hơn 1 tức là tài sản ngắn hạn đủ để đảm bảo thanh toán cho nợ ngắn hạn, tuy nhiên cả ba hệ số khả năng thanh toán của công ty đều ở mức thấp hơn so với ngành. Nguyên nhân chủ yếu là công ty sử dụng tỷ trọng nợ ngắn hạn cao và không huy động được nguồn nợ dài hạn do đó rủi ro và áp lực thanh toán của công ty quá cao.

42

Thứ tư, quản lý tài sản ngắn hạn và dài hạn của công ty có xu hướng kém đi trong 3 năm, cụ thể:

- Về quản lý HTK: Do nhiều công trình còn dở dang, đặc biệt là các công trình giao thông với vốn đầu tư của Nhà nước, do không giải phóng được mặt bằng hoặc giải ngân tiến độ chậm làm cho hàng tồn kho vẫn ở mức cao trong khi công ty không thể hoàn thành quyết toán, doanh thu thấp, giá vốn nhỏ vì vậy vòng quay hàng kho giảm dần qua các năm.

- Về quản lý khoản phải thu: chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các khoản phải thu là khoản phải thu khách hàng. Trong những năm qua, khoản phải thu khách hàng của Công ty có xu hướng tăng, mặt khác lại chiếm tỷ trọng rất lớn. Điều này tác động xấu tới Công ty, giảm khả năng thanh toán, mất cân đối tài chính hoặc nếu không quản lý tốt có thể chuyển thành nợ quá hạn khó đòi, nguy cơ tổn thất vốn rất cao.

- Về quản lý TSCĐ: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012. Điều này xuất phát từ việc doanh thu giảm mạnh, nhưng tài sản cố định giảm không nhiều, chủ yếu mức giảm là do khấu hao thu hồi vốn trong năm. Như vậy, rừ ràng là mỏy múc thiết bị của cụng ty khụng được tận dụng hết cụng suất sử dụng, quản lý tài sản cố định kém hiệu quả.

Thứ năm, trình độ quản lý chi phí của Công ty (đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính) còn yếu kém, tốc độ giảm chi phí còn nhỏ và chưa tương xứng với doanh thu.

Cuối cùng, với cơ cấu vốn và tài sản chưa hợp lý, quản lý khả năng thanh toán kém, mất cân đối giữa doanh thu và chi phí cùng hiệu suất hoạt động không cao dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty giảm dần và so với các doanh nghiệp cùng ngành ở mức thấp.

43

Thang Long University Library

TỔNG KẾT CHƯƠNG 2

Qua những phân tích, đánh giá trên cho thấy quy mô và hiệu quả hoạt động của Công ty đã có cải thiện đáng kể, tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế. Dù gặp không ít

khó khăn xuất phát từ thị trường nhiều biến động, nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, Công ty vẫn duy trì, đảm bảo hoạt động SXKD.

Trong chương 2, đề tài đó phõn tớch, đỏnh giỏ và làm rừ tỡnh hỡnh tài chớnh cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Từ đó rút ra những thành tích đạt được và hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó, làm cơ sở đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.

44

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông hà nội (Trang 147 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(203 trang)
w