Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 1. Phân tích về tình hình sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông hà nội (Trang 93 - 108)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty

2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 1. Phân tích về tình hình sử dụng tài sản

Nhìn qua bảng 2.2 cơ cấu và sự biến động của Tài sản, nhận thấy rằng trung bình giá trị đầu tư vào tài sản của Công ty ở mức trên 130 tỷ đồng và liên tục có chiều hướng suy giảm, nguyên nhân là do tình hình thị trường bất động sản và ngành xây dựng gặp khó rất lớn, bắt buộc công ty phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh để tồn tại. Xét về cơ cấu tài sản, ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ trọng TSNH và TSD . Trong 3 năm gần đây, TSN đều chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 91,5%) trong

tổng tài sản của Công ty trong khi TSDH chỉ chiếm khoảng 8,5%, và biến động khá phức tạp.

- Về TSNH: Do đặc trưng là ngành xây dựng nên tỷ trọng TSNH chiếm tỷ trọng TB ở mức trên 90% qua các năm và trong đó 2 khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và HTK.

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 có chiều hướng gia tăng trong khi đó doanh thu lại giảm điều này đã phần nào cho thấy số vốn mà Công ty bị khách hàng

chiếm dụng đã tăng lên, thay vì giảm đi như ở năm 2011. Công ty cần xem xét tới chính sách bán hàng và thu hồi nợ của mình, vì đây là những khoản tiền hết sức quan trọng với công ty trong thời điểm tình hình tài chính không mấy khả quan, nếu thu hồi được sớm sẽ giúp quay vòng vốn để sản xuất kinh doanh sinh lời.

Phải thu khách hàng (PTKH): Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao TB ở mức trên 85% chủ yếu là từ các công trình chưa được thanh toán đầy đủ. Nhiều nhất trong số này là các công trình xây dựng từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, việc nghiệm thu

và thanh toán luôn bị kéo dài rất lâu bởi nhiều thủ tục phiền hà, thanh toán nhỏ giọt.

Ngoài ra thì nhiều công trình xây dựng xong như một số chung cư, chủ đầu tư không bán được căn hộ, trì hoàn thanh toán tiền xây dựng rất nhiều năm. Do đó công ty còn có nhiều công trình không thể quyết toán xong và chưa thu hồi đủ vốn.

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản khoảng 38%, chủ yếu là khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Hàng tồn kho năm 2012 giảm so với năm 2011 tuy nhiên mức dự trữ hàng tồn kho vẫn ở mức

22

lớn, điều này chứng tỏ rằng công tác hoàn thành bàn giao công trình của công ty cho chủ đầu tư chưa được thực hiện triệt để, một số công trình đã hoàn thành 2/3 nhưng không thể tiếp tục để bàn giao do tiến độ giải phóng mặt bằng chậm, đơn cử như công trình dự án đầu tư xây dựng đường 446 có 15km và 3 cây cầu, công ty đã hoàn thành được 3 cây cầu và 13,3 km nhưng số km còn lại không thể thi công vì không thể giải phóng được mặt bằng.

- Về TSDH:

Do tình hình nền kinh tế và thị trường bất động sản không khả quan vì vậy năm 2012 công ty không đầu tư thêm và TSD , sự sụt giảm trong TSDH là do khoản mục khấu hao lũy kế trong năm gia tăng.

TSCĐ: Là loại TS chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSDH, ở mức hơn 85% và chủ yếu đối với các công ty trong ngành xây dựng thì là TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, giá trị TSCĐ hữu hình cũng không lớn, mức độ hao mòn lũy kế cao cho thấy Công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư TSCĐ và thực tế Công ty còn phải thuê ngoài nhiều máy móc, thiết bị để thực hiện các công trình xây dựng lớn. Điều này có thể làm suy yếu khả năng S KD trong tương lai của Công ty, cũng như khiến Công ty gặp khó khăn khi cần dùng tài sản thế chấp cho những khoản vay ngân hàng.

TSDH khác: chủ yếu là các khoản chi phí trả trước dài hạn cho vật tư và các công cụ dụng cụ và có tỷ lệ tăng đột biến TSDH khác ở thời điểm cuối năm 2011 so với năm 2010, tăng 127,21% và đến cuối năm 2012 so với năm 2011 đã tăng nhẹ 7,68%.

Qua phân tích về tình hình TSDH của doanh nghiệp, có thể thấy giá trị tổng tài sản của Công ty trong năm 2012 đã giảm so với 2011, chủ yếu là do giảm TSNH vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Về hướng đầu tư, Công ty vẫn tập trung chủ yếu vào TSNH. Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong TSNH là HTK và Các khoản phải thu ngắn hạn, đây là đặc điểm chung của phần lớn các doanh nghiệp xây dựng. Về TSDH, trọng

tâm quản lý vẫn là TSCĐ hữu hình phục vụ hoạt động SXKD.

23

Thang Long University Library

BẢNG 2.2. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI (ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch Chênh lệch 2 11 so với 2 1 2 12 so với 2 11 Tuyệt đối Tương

đối Tuyệt đối Tương đối TỔNG TÀI SẢN 171.512 139.114 137.207 (32.398) -18,89% (1.907) -1,37%

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 158.794 125.684 125.010 (33.110) -20,85% (674) -0,54%

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 11.181 4.239 4.375 (6.942) -62,09% 136 3,21%

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 57.295 52.843 54.956 (4.452) -7,77% 2.113 4,00%

1. Phải thu khách hàng 51.194 46.035 49.756 (5.159) -10,08% 3.721 8,08%

2. Trả trước cho người bán 3.417 2.716 2.173 (701) -20,52% (543) -19,99%

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 1.891 3.245 2.782 1.354 71,60% (463) -14,27%

5. Các khoản phải thu khác 793 847 245 54 6,81% (602) -71,07%

IV. Hàng tồn kho 46.360 48.555 48.427 2.195 4,73% (128) -0,26%

V. Tài sản ngắn hạn khác 43.958 20.047 17.252 (23.911) -54,40% (2.795) -13,94%

1. Chi phí trả trước ngắn hạn 18.092 1.753 391 (16.339) -90,31% (1.362) -77,70%

4. Tài sản ngắn hạn khác 25.866 18.294 16.861 (7.572) -29,27% (1.433) -7,83%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 12.718 13.430 12.197 712 5,60% (1.233) -9,18%

II. Tài sản cố định 11.980 11.752 10.390 (228) -1,90% (1.362) -11,59%

1. Tài sản cố định hữu hình 11.980 11.752 10.336 (228) -1,90% (1.416) -12,05%

- Nguyên giá 36.080 35.235 35.235 (845) -2,34% - 0,00%

- iá trị hao mòn lũy kế (24.100) (23.483) (24.899) 617 -2,56% (1.416) 6,03%

V. Tài sản dài hạn khác 738 1.678 1.807 940 127,37% 129 7,69%

1. Chi phí trả trước dài hạn 738 1.678 1.807 940 127,37% 129 7,69%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2010, 2011, 2012) 24

2.2.2.2. Phân tích cơ cấu và sự iến động nguồn vốn

Giống như tình hình tổng tài sản, về tình hình tổng nguồn vốn của Công ty cũng có sự biến động mạnh mẽ, cụ thể cuối năm 2011 giảm mạnh so với cuối năm 2010, giảm 32.398 tỷ đồng, tương ứng 18,89%. Và cuối năm 2012 so với năm 2011 lại tiếp tục giảm nhẹ, giảm 1.908 tỷ đồng, tương đương 1,37%. Phần lớn tài sản của Công ty được tài trợ bằng NPT và chiếm tỷ trọng cao ở mức trên 90% .Ngược lại, vốn CSH chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cuối năm 2010 và 2011 trung bình ở mức gần 6%, cao nhất là cuối năm 2011 với 6,45%, đến cuối 2012 giảm nhẹ xuống 6.1%. Kết cấu vốn này cho thấy mức độ độc lập, tự chủ về tài chính của Công ty chưa cao, mặc dù chi phí sử dụng vốn vay có thể thấp hơn so với sử dụng vốn CSH.

Nợ phải trả:

Về cơ cấu NPT, nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao qua các năm, chứng tỏ Công ty ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn.

Nợ ngắn hạn:

Các khoản nợ ngắn hạn biến động gắn chặt với sự biến động nguồn vốn của Công ty. Trong nợ ngắn hạn, ta có:

Vay và nợ ngắn hạn: Cuối năm 2011 đã giảm so với 2010, tỷ lệ giảm là 53,38%

chủ yếu là do Công ty đã được xem xét xử lý phần nợ xấu thông qua Công ty mua bán nợ. Đến cuối năm 2012 giá trị khoản vay nợ ngắn hạn tiếp tục giảm xuống so với năm 2011, tương ứng giảm 17,72%. Đây là khoản Công ty đã thanh toán cho Ngân hàng Viettinbank Tây Hà Nội.

Phải trả người bán: Có xu hướng giảm giá trị khoản phải trả người bán xuất phát là do trong 2 năm 2011-2012, tình hình lạm phát cao đã đẩy giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao nên Công ty đã giảm số lượng và khối lượng các lần mua hàng, đồng thời, các nhà cung cấp cũng gặp khó khăn nên đã hạn chế việc cấp tín dụng cho Công ty. Tỷ trọng phải trả người bán giảm dần trong khoản nợ ngắn hạn, nằm trong khoảng 20-25%.

Người mua trả tiền trước: đây là phần chiếm tỷ trọng khoảng 9-14% trong nợ ngắn hạn và cú sự biến động rừ rệt trong thời gian qua. Khỏch hàng của Cụng ty chủ yếu là Nhà nước, song do thời gian qua, Chính phủ cũng đã phải tạm thời giảm nhiều công trình xây dựng do tình hình ngân sách khó khăn, nên khoản đặt trước bị giảm đi.

25

Thang Long University Library

Nợ dài hạn: trong 3 năm qua, nợ dài hạn của Công ty có xu hướng giảm dần và thể hiện qua các chỉ số:

Vay và nợ dài hạn: Trong 3 năm chỉ có năm 2010 công ty có khoản vay và nợ dài hạn, nhưng đã trả toàn bộ khi đến hạn năm 2011. Trong hai năm 2011 và 2012 công ty không tiếp tục sử dụng nguồn vốn vay dài hạn, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 lãi suất vay tăng mạnh, nhưng sang đến năm 2012 khủng hoảng kinh tế nên việc huy động vay dài hạn rất khó khăn.

Doanh thu chưa thực hiện là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ dài hạn và nó chiếm trên 90% tỷ trọng. Đây là doanh thu của các công trình dở dang, hay có thể nói là doanh thu do công ty ký hợp đồng với đối tác về một số công trình, sản phẩm nhưng chưa giao hàng hoặc chưa hoàn thành hoặc hoàn thành mà chưa thể bàn giao được của công ty.

Tóm lại, trong cơ cấu NPT, ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, đồng thời chủ yếu là các khoản vốn Công ty đi chiếm dụng. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên việc sử dụng một lượng lớn nợ ngắn hạn cũng làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán.

Nguồn VCSH: trong cơ cấu nguồn vốn của Cụng ty, cú thể thấy rừ rằng vốn CS chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. ếu tố chủ yếu làm thay đổi vốn CS của Công ty là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Công ty giảm mạnh là do trong năm hoạt động của Công ty gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó năm 2011 phát sinh một phần rất lớn thu nhập khác được ghi nhận từ việc xét miễn giảm nợ đối với Công ty, tuy nhiên sang đến năm 2012 thì không còn nữa.

Tóm lại, qua những phân tích trên đây, có thể thấy quy mô nguồn vốn của Công ty có chiều hướng giảm, chủ yếu là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế khiến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính còn rất cao và đa số lại là nguồn nợ ngắn hạn do đó đe dọa khả năng thanh toán của Công ty, đòi hỏi trong thời gian tới cần phải nghiên cứu chuyển dịch sang sử dụng vốn chủ sở hữu có mức độ an toàn cao hơn. Bên cạnh đó, Công ty đang huy động vốn chủ yếu bằng nợ ngắn hạn. Mặc dù cách huy động vốn này có thể làm tăng áp lực về mặt tài chính song trong điều kiện hiện nay của doanh nghiệp là phù hợp.

26

BẢNG 2.3. CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY CP TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HÀ NỘI Đơn vị tính: Tỷ Đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Chênh lệch Chênh lệch

2 11 so với 2 1 2 12 so với 2 11 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

TỔNG NGUỒN VỐN 171.512 139.114 137.207 (32.398) -18,89% (1.907) -1,37%

A. NỢ PHẢI TRẢ 162.817 130.146 128.833 (32.671) -20,07% (1.313) -1,01%

I. Nợ ngắn hạn 150.680 118.688 119.633 (31.992) -21,23% 945 0,80%

1. Vay và nợ ngắn hạn 33.720 15.721 12.935 (17.999) -53,38% (2.786) -17,72%

2. Phải trả người bán 37.165 26.696 24.683 (10.469) -28,17% (2.013) -7,54%

3. Người mua trả tiền trước 14.775 15.783 11.124 1.008 6,82% (4.659) -29,52%

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5.581 8.245 12.880 2.664 47,73% 4.635 56,22%

5. Phải trả người lao động 1.001 391 453 (610) -60,94% 62 15,86%

7. Phải trả nội bộ 5.554 4.191 2.028 (1.363) -24,54% (2.163) -51,61%

9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 52.883 47.652 55.522 (5.231) -9,89% 7.870 16,52%

11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1 9 8 8 800,00% (1) -11,11%

II. Nợ dài hạn 12.137 11.458 9.200 (679) -5,59% (2.258) -19,71%

3. Phải trả dài hạn khác 117 124 106 7 (18) -14,52%

4. Vay và nợ dài hạn 810 (810) -100,00% -

6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 447 571 124 27,74% (571) -100,00%

8. Doanh thu chưa thực hiện 10.763 10.763 9.094 - 0,00% (1.669) -15,51%

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.695 8.968 8.374 273 3,14% (594) -6,62%

I. Vốn chủ sở hữu 8.695 8.968 8.374 273 3,14% (594) -6,62%

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 6.807 6.807 6.807 - 0,00% - 0,00%

2. Thặng dư vốn cổ phần 157 157 157 - 0,00% - 0,00%

4. Cổ phiếu quỹ (8) 8 -100,00% -

7. Quỹ đầu tư phát triển 1.145 1.145 1.145 - 0,00% - 0,00%

8. Quỹ dự phòng tài chính 146 146 146 - 0,00% - 0,00%

10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 448 713 119 265 59,15% (594) -83,31%

27

Thang Long University Library

2.2.2.3. Cơ cấu tài sản và nguồn VKD

BẢNG 2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ TS - NV CỦA CÔNG TY

ĐVT: triệu đồng

STT Các chỉ tiêu 31/12/2012 31/12/2011 31/12/2010

1 TSNH 125.009,54 125.684,86 158.793,56

2 TSDH 12.196,97 13.429,42 12.718,49

3 Tổng TS 137.206,51 139.114,28 171.512,05

4 NPT 128.832,69 130.145,81 162.817,07

5 VCSH 8.373,82 8.968,47 8.694,98

6 Tổng NV 137.206,51 139.114,28 171.512,05

7 ệ số nợ 0,9389 0,9355 0,9421

8 ệ số VCS 0,0611 0,0645 0,0579

9 Tỷ suất đầu tư vào TSN (%) 91,11 90,35 91,56

10 Tỷ suất đầu tư vào TSD (%) 8,89 9,65 8,44

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty năm 2010, 2011, 2012) Qua Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của Công ty, ta nhận thấy trong 3 năm trở lại đây, quy mô kinh doanh của Công ty có chiều hướng thu hẹp, thể hiện: Năm 2011, tổng nguồn vốn (tổng tài sản) của Công ty giảm mạnh 32.397,77 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 18,89%, thu hẹp xuống còn 139.114,28 triệu đồng vào thời điểm cuối năm. Sang năm 2012, nguồn vốn của Công ty lại tiếp tục chiều hướng đi xuống, tuy nhiên thay đổi không nhiều, giữ ở mức 137.206,51 triệu đồng, giảm 1,37% so với năm 2011. Điều này xuất phát là do những thay đổi tích cực trong tín hiệu phục hồi của thị trường bất động sản dưới các chính sách thúc đẩy kinh tế của Chính phủ song vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn và hạn chế ở thị trường nguyên vật liệu và đầu ra sản phẩm.

Nhìn vào một số chỉ tiêu về tài sản – nguồn vốn, dễ dàng nhận thấy trong nguồn vốn của công ty có tới hơn 94% là nợ phải trả, cụ thể tính đến ngày 31/12/2012 nợ phải trả của Công ty ở mức 128.832,69 triệu đồng. Trong khi đó Vốn CSH lại chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ ở mức 8.373,82 triệu đồng. Tuy nhiên đối với các công ty xây

28

dựng, thực hiện việc đầu thầu và xây dựng những công trình lớn, thì hầu hết đều phải có sự hỗ trợ bởi các nguồn vốn vay đến từ các tổ chức tài chính như Ngân hàng để thực hiện được dự án kéo dài nhiều năm với chi phí xây dựng dở dang khá lớn. Mặc dù vậy công ty cũng cần chú ý trong tương lai nâng mức VS lên hơn 10%, để đảm bảo được sự an toàn về mặt tài chính, mặc dù hiện nay tình hình thanh toán nợ của công ty khá tốt, không có khoản nợ nào quá hạn.

2.2.1. Phân tích tài chính thông qua các hệ số tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông hà nội (Trang 93 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(203 trang)
w