Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo hải châu 45 (Trang 24 - 27)

1.1. Yếu tố doanh nghiệp 1.1.1.Tài chính

Là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp, biểu hiện bằng lượng vốn mà doanh nghiệp huy động được, khả năng phân phối- đầu tư- quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh,thể hiện qua các chỉ tiêu:

vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỉ lệ tái đầu tư bằng lợi nhuận, giá cổ phiếu, khả

năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, khả năng sinh lợi...

1.1.2. Nhân sự:

Nhân sự (yếu tố con người) có vai trò quan trọng nhất đảm bảo sự thành công trong hoạt động sản xuất- kinh doanh. Chính con người với năng lực hiện có mới lựa chọn đúng cơ hội và sử dụng tiết kiệm- hiệu quả tiềm lực (hạn chế) của doanh nghiệp. Đánh giá và phát triển tiềm lực con người trở thành nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinh doanh.

1.1.3. Trang thiết bị- trình độ công nghệ.

Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng như thế nào, khả năng cạnh tranh và lựa chọn cơ hội và các tác nghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.4.Tiềm lực tiềm ẩn

Yếu tố này tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp trong hoạt động thương mại thông qua khả năng bán hàng của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng và tác động tới sự lựa chọn, chấp nhận, quyết định mua hàng của khách hàng. Yếu tố này không thể lượng hoá mà chỉ phản ảnh qua các tham số trung gian: sự nổi tiếng của nhãn hiệu, hình ảnh- uy tín của doanh nghiệp, uy tín ban lãnh đạo doanh nghiệp và các mối quan hệ xã hội...

1.1.5. Trình độ tổ chức- quản lý

Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất với những mối quan hệ liên kết chặt chẽ cùng phối hợp để đạt tới mục tiêu đã đề ra. Khả năng tổ chức, quản lý doanh nghiệp phải dựa trên quan điểm tổng hợp các bộ phận tạo thành tổng thể, tạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp. Giúp cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục,kịp thời, đồng bộ, hiệu quả cao. Vì thế trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp cũng phải đạt mức độ cao để thực hiện được mục tiêu của mình.

1.1.6.Vị trí địa lý- cơ sở vật chất

Đây là yếu tố có vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi bố trí các điểm bán hàng của doanh nghiệp.

Còn cơ sở vật chất thì phản ánh tiềm lực vật chất, ảnh hưởng tới qui mô, khả

năng- lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì cơ sở vật chất chính là nguồn tài sản cố định của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh:

nhà xưởng, văn phòng, thiết bị...

1.1.7. Nguồn cung ứng

Ảnh hưởng trực tiếp tới “đầu vào” của doanh nghiệp, tác động mạnh mẽ tới kết quả kinh doanh, đến việc thực hiện chiến lược... Là yếu tố khách quan nhiều biến động .Không kiểm soát, chi phối hoặc đảm bảo sự ổn định, chủ động về nguồn cung cấp cho mình thì sẽ dẫn tới tình trạng phá vỡ hoặc làm sai lệch (hỏng) hoàn toàn kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Doanh nghiệp phải đánh giá được độ tin cậy, uy tín của người cung ứng để kiểm soát, chi phối được họ. Từ đó sẽ có kế hoạch dự trữ hàng hoá một cách hiệu quả, chi phí ít nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.

1.1.8. Mục tiêu - hệ thống chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp.

Mục tiêu, khả năng kiên định theo đuổi mục tiêu của Ban lãnh đạo doanh nghiệp và những người tham gia kiểm soát, quản lý doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc có thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra hay không. Mọi doanh nghiệp muốn thành công đều phải đề ra cho mình “mục tiêu” phù hợp trong mỗi thời kỳ nhất định. Yếu tố này phản ánh khả năng xây dựng mục tiêu đúng đắn cũng như đảm bảo việc thực hiện thành công các nục tiêu đó của doanh nghiệp.

1.2. Chất lượng- chủng loại sản phẩm.

Nền sản xuất hàng hoá càng phát triển thì nhu cầu con người ngày càng cao.

Dẫn tới nhu cầu về sản phẩm phải có chất lượng cao cũng tăng lên. Chất lượng ngày nay trở thành một công cụ cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thương trường. Sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao sẽ rất thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm đó, nâng cao uy tín của doanh nghiệp lên. Vì thế, chất lượng sản phẩm cũng có vai trò quan trọng đối với hoạt động phát triển thị trường của doanh nghiệp.

1.3.Phương thức phân phối

Phương thức phân phối là một trong những nội dung cần triển khai khi tiến hành phát triển thị trường của doanh nghiệp. Cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra phương thức phân phối phù hợp với tình hình đặc điểm, số lượng mặt hàng thì lượng tiêu thụ sẽ gia tăng và thị phần doanh nghiệp ngày càng mở rộng hơn và ngược lại.

1.4. Hoạt động thông tin quảng cáo- khuyến mại.

Hoạt động này có tác dụng giới thiệu và phổ biến những sản phẩm của doanh nghiệp, nó tác động tới khách hàng, gây sự quan tâm chú ý của khách hàng tới sản phẩm. Nó làm cơ sở cho việc xâm nhập phát triển thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động này sẽ rất cần thiết đối với hoạt động phát triển thị trường và đặc biệt nhất là ở giai đoạn đầu-sản phẩm chưa được khách hàng biết tới nhiều.

2. Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo hải châu 45 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w