CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1. Đặc điểm về sản phẩm - khách hàng.
Lĩnh vực hoạt động của Công ty Bánh kẹo Hải Châu chuyên sản xuất kinh doanh bánh kẹo các loại phục vụ cho nhu cầu ăn uống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty thuộc ngành chế biến thực phẩm là ngành có nhiều đặc thù khác so với các lĩnh vực kinh doanh khác. Sản phẩm của Công ty cũng có nhiều đặc điểm khác so với các loại sản phẩm khác: sản phẩm bánh kẹo được chế biến từ các nguyên liệu hữu cơ, rất dễ bị phân huỷ và bị ô xy hoá. Đặc biệt, sản phẩm lại phục vụ chính cho nhu cầu sức khoẻ con người
do đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng. Chính vì thế, yêu cầu (tiêu chuẩn) về chất lượng của sản phẩm phải cao, phải được bảo quản tốt, vệ sinh. Điều này đòi hỏi Công ty trong quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển phải chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu về mặt kỹ thuật cũng như về mặt vệ sinh y tế. Cần phải kiểm tra, giám sát các khâu một cách chặt chẽ, thống nhất không nên lơ là, xem nhẹ một khâu nào cả.
Bên cạnh các sản phẩm chính Công ty còn sản xuất: lương khô, muối i ôt, bột canh... cũng là những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao. Do các đặc điểm sản phẩm và yêu cầu đã nêu trên đòi hỏi hoạt động sản xuất từ khâu cung ứng NVL, trình độ lao động, máy móc thiết bi, công nghệ chế biến, tổ chức bộ máy quản lý và công tác tiêu thụ sản phẩm phải thống nhất, phối hợp chặt chẽ, kiểm tra đôn đốc thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu riêng ở từng khâu cũng như yêu cầu chung của Công ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm là tốt nhất. Chủ động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình bao gồm cả công tác tiêu thụ sản phẩm - tiêu thụ bán hết sản phẩm và không ngừng mở rộng phát triển thị trường. Khách hàng của Công ty chính là người tiêu dùng thực phẩm, phần lớn dân cư xã hội đều sử dụng. Thị trường tiêu thụ chính của Công ty là khu vực miền Bắc (Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất), miền Trung là một số tỉnh miền Nam. Cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì việc tiêu thụ bán sản phẩm tới người tiêu dùng ngày càng khó. Do đó, đòi hỏi Công ty phải chú trọng quan tâm hơn nữa vào tổ chức thực hiện mạng lưới tiêu thụ phân phối sản phảm và công tác quảng cáo, khuyến mại.
Mặt khác, sản phẩm Công ty còn chịu ảnh hưởng của mùa vụ, thời tiết.
Lượng tiêu thụ sản phẩm mạnh vào mùa lạnh, còn mùa nóng thì lượng tiêu thụ giảm mạnh. Điều này cũng đòi hỏi Công ty có biện pháp thích hợp để điều chỉnh lại.
1.2. Đặc điểm về nguồn nhân lực.
Trình độ máy móc thiết bị sản xuất của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành đang hoạt động kinh doanh là tương đối hiện đại. Đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Yêu cầu kỹ thuật các dây chuyền rất khác nhau, đòi hỏi sự phân bổ hợp
lý nguồn nhân lực là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, hàng năm số lao động trong Công ty thường từ 700 - 800 người, thu nhập tính trên đầu người gần 1 triệu đồng/tháng. Nguồn nhân lực (lao động) trong các dây chuyền sản xuất:
- Phân xưởng I: Dây chuyền Trung Quốc 31 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,5.
Dây chuyền Đài Loan 23 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,7.
- Phân xưởng II: Dây chuyền kem xốp 24 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,85.
Dây chuyền phủ socola là 11 người/ca, bậc thợ bình quân là 4,2.
- Phân xưởng bột canh: Dây chuyền bột canh 70 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,27.
Dây chuyền bột canh iot 15 người/ca, bậc thợ bình quân 3,27.
- Phân xưởng kẹo : Dây chuyền kẹo cứng : 21 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,7.
Dây chuyền kẹo mềm : 18 người/ca, bậc thợ bình quân là 3,8
Bảng 1 - Thành phần lao động
(Nguồn : Cơ cấu tổ chức – quản lý – sản xuất của Công ty bánh kẹo Hải Châu – Phòng Tổ chức)
1.3. Đặc điểm về tài chính.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng và sự chi phối rất lớn từ khả năng tài chính của Công ty. Một Công ty có khả năng tài chính mạnh, lớn thì nguồn vốn giành cho nghiên cứu và phát triển cũng mạnh và ngược lại. Bởi vì chi phí cho nghiên cứu và phát triển thị trường là không nhỏ nhưng rất cần thiết đối với Công ty. Nó giúp cho Công ty đi đúng hướng kinh doanh và đem lại lợi nhuận cao (tiêu thụ sản phẩm mạnh, đáp ứng nhu cầu khách hàng).
Vốn là một trong ba yếu tố quyết định năng lực sản xuất của Công ty. Vốn của Công ty tăng nhanh trong những năm qua, trong đó vốn cố định : 50 tỷ đồng, vốn lưu động 6 tỷ. Là một doanh nghiệp nhà nước vốn của Công ty Hải Châu được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn sau:
- Vốn do ngân sách cấp.
- Vốn bổ xung từ lợi nhuận - Vốn vay ngân hàng.
Trong 50 tỷ đồng vốn cố định thì có : 6 tỷ (ngân sách), 12 tỷ (tự có), 32 tỷ
TT SLĐ ĐV 1997 1998 1999 2000
1 Tổng số lao động
Người SL % SL % SL % SL %
2 Trình độ Người 665 100 720 100 735 100 750 200
Trung cấp Người 70 9,3 74 10,3 75 9,8 76 10
CN lành nghề
Người 42 5,6 38 5,3 43 5,8 45 6
642 85 608 84,6 617 84 630 84
TNBQ 1000đ 800 850 900 1000
(vốn vay).
Trong thời gian gần đây, vốn của Công ty tăng rất nhanh nhưng ta thấy tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu của Công ty còn khá cao (hơn 2 lần). Điều này khá nguy hiểm. Hơn nữa vốn vay của Công ty đầu tư vào tài sản cố định (máy móc trang thiết bị) có thời gian thu hồi vốn dài nên mức độ rủi ro rất cao. Mặt khác, Công ty phải trả lãi suất cho vốn vay cao nên mặc dù doanh thu hàng năm tăng nhanh nên lợi nhuận phát sinh lại tăng chậm (vì thời hạn vay ngân hàng : 3 – 5 năm trong khi dự án đầu tư lại là 10 năm. Điều này buộc doanh nghiệp phải nâng cao tỷ lệ khấu hao, tăng giá thành sản phẩm, sản phẩm mới khó xâm nhập thị trường … ảnh hưởng tới kết quả đầu tư chưa cao). Đây là một bất lợi cho khả năng thêm lượng vốn tự có của doanh nghiệp.
1.4. Đặc điểm về nguồn cung ứng nguyên vật liệu.
Công ty bánh kẹo Hải Châu là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Do đó, mọi hoạt động của Công ty đều phải tự mình lo liệu trong đó khâu thu mua nguyên vật liệu là rất quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Sản phẩm bánh kẹo cần có một số nguyên vật liệu chính: bột mì, đường, dầu ăn, muối và một số hương liệu khác... Các nguyên liệu này được nhập từ nước ngoài (bột mì, socola... ) và một số khác có sẵn trong nước (đường, muối.. ). Đối với nguyên liệu nhập trong nước, Công ty thường mua trực tiếp từ người sản xuất và ký hợp đồng lâu dài nơi họ, giá cả ít biến động. Nhưng đối với nguyên liệu nhập từ nước ngoài thì Công ty phải qua nhiều khâu trung gian và chịu ảnh hưởng về sự biến động của thị trường nước ngoài. Giá cả lại cao và đắt. Nhìn chung nguyên liệu trong nước có tính ổn định cao hơn nguyên liệu nước ngoài. Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ lệ 35% - 70% trong giá thành sản phẩm. Một sự biến động nhỏ cũng làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm sản xuất, ảnh hưởng gián tiếp tới công tác tiêu thụ - phát triển thị trường (giảm sức mua dẫn tới giảm thị phần, số lượng tiêu thụ ít...). Thường thì Công ty phải dự trữ nguyên vật liệu 1 tháng, 1 quý (1 năm) để duy trì sản xuẩt ổn định, đáp ứng nhu cầu thị trường luôn biến đổi.
1.5. Đặc điểm về công nghệ sản xuất - thiết bị máy móc.
Trình độ máy móc sản xuất và công nghệ sản xuất là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm được sản xuất. Đối với mặt hàng sản xuất của Công ty là bánh kẹo thì yêu cầu kỹ thuật chất lượng lại càng cao. Công ty hiện đang có 5 phân xưởng bao gồm 4 phân xưởng chính và 1 phân xưởng phụ.
1.5.1. Phân xưởng bánh 1:
Quy trình sản xuất:
1 2 3 4 5 6 7 8
Marie biscuit: Công suất thiết kế 2,5tấn/ca, công suất thực tế 1,5 tấn/ca.
Đây là dây chuyền sản xuất của Trung Quốc từ 1965. Vận hành thủ công bán cơ khí, nướng bằng lò thủ công. Dây chuyền sản xuất các loại bánh quy Hải Châu, Hướng Dương, lương khô, Quy bơ, quy kem.
* Chú giải:
(1): Phối trộn nguyên liệu (2): Cán dầy
(3): Cán mỏng (4): Định hình (5): Nướng, sấy (6): Làm nguội (7): Chọn
(8): Bao gói, đóng hộp.
1.5.2. Phân xưởng bánh II.
Quy trình sản xuất.
1 2 3 4 5 6 7
Đây là dây chuyền sản xuất của CHLB Đức (1994). Quy trình hoàn toàn tự
động. Sản xuất các loại bánh kem xốp thường, kem xốp phủ socola.
(1): Trộn nguyên liệu (2): Phun tạo vỏ (3): Nướng vỏ (4): Phết kem (5): Cắt
(6): Phủ socola
(7): Bao gói, đóng hộp.
Công suất thiết kế: 0,5tấn/ca; công suất thực tế 0,35tấn/ca.
1.5.3. Phân xưởng kẹo.
Bao gồm 2 dây chuyền kẹo cứng và kẹo mềm.
1 2 3 4 5 6 7 8
Dây chuyền kẹo cứng:
* Chú giải:
(1) Phối trộn nguyên liệu.
(2) Nấu
(3) Trộn phụ gia (4) Trộn các phụ gia (5) Vuốt kẹo
(6) Cắt kẹo (7) Làm nguội
(8) Bao gói, đóng hộp
1 2 3 4 5 6
Dây chuyền kẹo mềm:
* Chú giải:
(1) Phối trộn nguyên liệu (2) Nấu
(3) Làm nguội (4) Vuốt kẹo (5) Cắt kẹo
(6) Bao gói, đóng hộp
Hai dây chuyền của CHLB Đức (1996) các giai đọn đều tự động trừ công đoạn bao gói, tổng hợp là thủ công.
Công suất thiết kế kẹo cứng: 24 tấn/ca, công suất thực tế 1,5-2tấn/ca.
Công suất thiết kế kẹo mềm: 3tấn/ca, công suất thực tế 1tấn./ca.
1.5.4. Phân xưởng bột canh.
Quy trình sản xuất:
1 2 3 4 5
* Chú giải:
(1) Rang muối (2) Nghiền nhỏ (3) Sàng lọc (4) Trộn iôt
(5) Bao gói, đóng hộp.
Trên đây là quy trình sản xuất bột canh thường. Còn quy trình sản xuất bột canh iot còn có thêm khâu trộn iot (máy trộn của Oxtralia).
Công nghệ hai dây chuyền đơn giản, chủ yếu là thủ công.