2.1. Chuẩn bị kiểm toán
2.1.1. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Việc tìm hiểu các thông tin chung và môi trường hoạt động của khách hàng vô cùng quan trọng với mọi cuộc kiểm toán. Những thông tin KTV cần nắm được về khách hàng như: loại hình doanh nghiệp; lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng cung cấp; cơ cấu tổ chức hoạt động, bộ máy nhân sự; các thông tin về môi trường hoạt động của khách hàng như đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp... đến thông tin về cách thức tổ chức, hoạt động của hội đồng quản trị, cổ đông của công ty .
Trưởng nhóm kiểm toán …
Bảng 2.1. GTLV A310 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động kinh doanh”
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ THĂNG LONG – T.D.K
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần X Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2020
Nội dung: TÌM HIỂU KHÁCH HÀNG VÀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG
Tên Ngày Người thực hiện PQV 22/12/2
020 Người soát xét 1
Người soát xét 2
A. MỤC TIÊU:
Thu thập hiểu biết về khách hàng và môi trường hoạt động để xác định và hiểu các sự kiện, giao dịch và thông tin của khách hàng có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, qua đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.
B. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Hiểu biết về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN:
1.1 Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề
Các thông tin chung về ngành nghề mà DN đang kinh doanh và xu hướng của ngành nghề, có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:
(1) Thị trường và sự cạnh tranh Thị trường kinh doanh:
- Ngành thiết bị điện tử và lisence phần mêm - Kinh doanh thẻ điện thoại
- Ngành thiết kế phần mềm
(2) Các hoạt động mang tính chu kỳ hoặc thời vụ:
Hoạt động kinh doanh không mang tính chu kỳ hoặc thời vụ
(3) Công nghệ có liên quan tới sản phẩm của đơn vị, các thay đổi trong công nghệ sản xuất (nếu có):
Sự thay đổi của công nghệ có ảnh hưởng đến sản phẩm công nghệ tuy nhiên đặc thù đối với hoạt động gia công phần mềm của đơn vị là thuê ngoài (thuê công ty con) => công nghệ của bản than công ty sẽ không ảnh hưởng đến sản phẩm.
1.2 Các yếu tố pháp lý
Các thông tin chung về các yếu tố pháp lý, có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:
(1) Chế độ kế toán và các thông lệ kế toán (nếu có) áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của DN
(bao gồm các chính sách/quy định kế toán mới,…) :
- Thông tư 200/2014/TT-BTC
- Thông tư 53/2016/TT-BTC
(2) Hệ thống pháp luật và các quy định áp dụng đối với loại hình/ngành nghề kinh doanh của DN và có ảnh hưởng trọng yếu tới hoạt động của DN (Luật DN, luật chuyên ngành, kể cả các quy định về thị
trường chứng khoán nếu là công ty niêm yết,công ty đại chúng,quy định về tiền tệ, ngoại hối, ưu đãi, hỗ trợ tài chính của Chính phủ, hàng rào thuế quan, các rào cản thương mại…):
- Luật Doanh nghiệp - Luật sở hữu trí tuệ - Luật lao động
1.3 Các yếu tố bên ngoài khác ảnh hưởng tới DN 2. Hiểu biết về đặc điểm của DN
2.1 Lĩnh vực hoạt động
Các thông tin chung về lĩnh vực hoạt động của DN có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:
(1) Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường, phương thức bán hàng, chính sách giá bán (sản xuất/dịch vụ; kênh phân phối bán buôn/bán lẻ/thương mại điện tử; đặc điểm, cơ cấu các loại sản phẩm/dịch vụ chính; các sản phẩm/dịch vụ mới hoặc ngừng hoạt động;…):
Các nguồn doanh thu chính - Kinh doanh dự án
- Kinh doanh thẻ điện thoại
- Thực hiện thuê ngoài gia công phần mêm
(2) Mua hàng: các nguồn cung cấp chính và các vấn đề liên quan đến mua hàng:
- Đối với hoạt động kinh doanh dự án: NVL được mua tùy theo từng dự án, không cố định nhà cung cấp.
- Đối với hoạt động kinh doanh thẻ điện thoại: có một nhà cung cấp chính
- Đối với hoạt động gia công phần mềm: thuê ngoài Công ty gia công phần mềm là Công ty con
(3) Các hoạt động liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài quan trọng:
Hoạt động thuê ngoài quan trọng: thuê ngoài công ty con gia công phần mềm => đây là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty
(4) Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường:
Không có sự phân tán địa lý và phân khúc thị trường
(5) Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm HTK:
(6) Các khách hàng chính:
(7) Các nhà cung cấp chính:
2.2 Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị
Các thông tin về loại hình sở hữu và bộ máy quản trị của DN có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:
(1) Loại hình DN: (công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh,,…Nếu là công ty niêm yết thì niêm yết từ năm nào, trên sàn giao dịch nào…)
Công ty Cổ phần
(2) Sở hữu DN: (Thông tin về các cổ đông và thành viên chính sở hữu DN (sở hữu từ 5% vốn điều lệ)) (3) Hội đồng quản trị: (bao gồm việc tìm hiểu về cách thức hoạt động: mức độ thường xuyên của các cuộc họp, nội
dung các vấn đề thảo luận, các báo cáo được gửi cho HĐQT cũng như các báo cáo được lập bởi HĐQT; mục tiêu hoạt động/áp lực/động cơ; bản chất/cơ chế của các khoản thu nhập/phụ cấp; )
Hội đồng thành viên gồm 5 người
2.3 Các hoạt động đầu tư và tài chính của DN 3. Hiểu biết về các chính sách kế toán áp dụng
Các thông tin chung về chính sách kế toán áp dụng có thể bao gồm, nhưng không giới hạn, các thông tin sau:
(1) Đồng tiền ghi sổ kế toán (Nếu khách hàng chọn ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán thì cần tìm hiểu xem khách hàng có thỏa mãn điều kiện được sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán theo quy định tại TT200/2014/TT-BTC hay không)
Đồng
(2) Hệ thống báo cáo theo yêu cầu mà DN phải lập BCTC theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
(3) Các chính sách kế toán áp dụng đối với các giao dịch quan trọng (doanh thu, HTK, giá vốn…) Theo hướng dẫn tại chuẩn mực kế toán Việt Nam và Thông tư 200/2014/TT-BTC
(4) Các loại ước tính kế toán (nguồn dữ liệu, tính hợp lý của các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá HTK, khấu hao,….), xem xét thêm các vấn đề tại giấy làm việc A314 để xác định các rủi ro có thể khi thích hợp:
Trích lập dự phòng Trích khấu hao
(5) Kế toán giá trị hợp lý các tài sản, các khoản nợ phải trả và các giao dịch ngoại tệ; kế toán các giao dịch bất thường
Không áp dụng C. KẾT LUẬN:
Qua việc tìm hiểu khách hàng và môi trường kinh doanh, KTV cần xác định sơ bộ các rủi ro ,TK ảnh hưởng, thủ tục kiểm toán đối với rủi ro đó. Các rủi ro cụ thể ảnh hưởng đến đơn vị phát sinh từ việc đánh giá rủi ro trên đây được trình bày tại giấy làm việc A800
1. Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ BCTC và biện pháp xử lý: không có
2. Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ CSDL và các thủ tục kiểm toán cụ thể: không có