Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K thực hiện (Trang 64 - 68)

II. Kiểm tra chi tiết

6. Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản chi phí QLDN trên BCTC ĐTQ G420

3.1. Nhận xét về thực trạng kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá

Thăng Long – T.D.K thực hiện:

3.1.1. Ưu điểm:

Sau hơn 10 năm cung cấp dịch vụ kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long – T.D.K đã xây dựng được một quy trình kiểm toán báo cáo tài chính hiệu quả với đầy đủ các chương trình, thủ tục cần thiết, đảm bảo cho các kiểm toán viên một mức độ hợp lý để có thể đưa ra ý kiến về tính trung thực, hợp lý của các thông tin được trình bày trên Báo cáo tài chính của khách hàng. Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động là một phần trong chương trình kiểm toán tổng thể một cuộc kiểm toán BCTC. Do đó quy trình kiểm toán chi phí hoạt động cũng được thiết kế một cách rất bài bản và khoa học từ lập kế hoạch kiểm toán, đến thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán.

3.1.1.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

Công ty đã thiết lập chương trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động cụ thể, khoa học, định hướng rừ ràng cỏc bước cụng việc. Chương trỡnh kiểm toỏn được xây dựng chi tiết đến từng khoản mục, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quoocso tế. Đồng thời, từ chương trình kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động chung mà Công ty đã xây dựng, đối với mỗi cuộc kiểm toán khác nhau, đối với khách hàng khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của mỗi khách hàng mà KTV sẽ linh hoạt bổ sung, thay thế những thủ tục kiểm toán cho phù hợp đối với từng đối tượng khách hàng.

3.1.1.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Trong quá trình thực hiện kiểm toán, dựa trên chương trình kiểm toán đã được

thiết kế, KTV tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán cơ bản như: thủ tục chung bao gồm tổng hợp số liệu, lập bảng tổng hợp đối ứng tài khoản, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để xác minh về mức độ tin cậy của khoản mục chi phí hoạt động được trình bày trên BCTC. Mức độ thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ phụ thuộc vào mức độ trọng yếu đã được đánh giá. Nếu khoản mục nào được đánh giá là trọng yếu, KTV sẽ kiểm tra chi tiết hơn. Còn đối với những khoản mục không được đánh giá là trọng yếu, các thủ tục kiểm toán sẽ được giảm bớt.

Ngoài ra, KTV còn thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung tùy thuộc vào tình hình của đơn vị được kiểm toán. Mỗi thủ tục kiểm toán mà KTV tiến hành đều được thể hiện trên giấy tờ làm việc của KTV trong đó xác định mục tiêu, cách thức thực hiện, rút ra kết luận và giải thích. Trong quá trình thực hiện, KTV sử dụng kết hợp nhiều kỹ thuật kiểm toán khác nhau để thu thập bằng chứng kiểm toán như kiểm tra, điều tra, phỏng vấn, tính toán và quy trình phân tích và vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể. Việc kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động luôn được thực hiện kết hợp chặt chẽ với kiểm toán các khoản mục khác có liên quan để để đi đến ý kiến thống nhất, tránh thực hiện trùng lặp các thủ tục kiểm toán, qua đó giúp tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán.

3.1.1.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động và báo cáo với trưởng nhóm kiểm toán về các phát hiện trong quá trình kiểm toán. KTV phụ trách phần hành kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động đều đưa ra được kết luận kiểm toán đối với mức độ tin cậy khoản mục chi phí hoạt động và giải thích được cơ sở để đưa ra kết luận cũng như thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán xác minh cho kết luận của mình.

Đối với những trường hợp xảy ra sai sót trọng yếu đối với khoản mục chi phí hoạt động, KTV đều đưa ra được các bút toán điều chỉnh, nguyên nhân điều chỉnh và số tiền điều chỉnh. Trưởng nhóm kiểm toán là người thực hiện soát xét kết quả kiểm toán bằng cách rà soát lại những thủ tục kiểm toán mà KTV đã thực hiện, những bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập được. Sau đó, trưởng nhóm sẽ đánh giá tính thích hợp và đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán đó. Trong trường

hợp thấy bằng chứng chưa thực sự thuyết phục, chưa đầy đủ, các thủ tục thực hiện chưa đầy đủ, trưởng nhóm sẽ yêu cầu KTV phụ trách kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp dùng làm căn cứ để đưa ra các kết luận của mình.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Hiện nay, thực tế thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động còn tồn tại một số hạn chế sau:

3.1.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

 Việc thu thập thông tin tìm hiểu về khách hàng: chưa thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng đến tính chính trực của BGĐ, các biến động nền kinh tế và các thông tin khác liên quan mà làm ảnh hưởng đến khoản mục chi phí hoạt động; các thông tin về môi trường kinh doanh, chính sách nhà nước, các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung cũng như ảnh hưởng đến việc hạch toán chi phí hoạt động nói riêng chưa được quan tâm thu thập, điều này cũng phần nào gây khó khăn cho việc nhận định những rủi ro có thể xảy ra ban đầu khi thực hiện thu thập thông tin khách hàng

 Việc đánh giá kiểm soát nội bộ: Việc đánh giá KSNB đối với khoản mục chi phí hoạt động của khách hàng là một trong những bước đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán. Trên thực tế, Công ty đã thiết kế sẵn Bảng câu hỏi tìm hiểu KSNB cụ thể đối với khoản mục chi phí hoạt động. Bảng câu hỏi chỉ mang tính chất lựa chọn, tức là KTV sẽ tuỳ vào câu trả lời của người được hỏi để đưa ra câu hỏi tiếp theo, nếu cần thiết thì KTV có thể đưa ra thờm cõu hỏi để làm rừ hơn. Mặt khỏc, việc đỏnh giỏ này lại phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan và kinh nghiệm của KTV nên không mang tính khách quan.

Nếu trình độ nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm làm việc của KTV không nhiều thì có thể dẫn đến bỏ qua hoặc đánh giá không chính xác về hệ thống quản trị và hệ thống tổ chức kế toán của khách hàng.

 Việc xác định mức trọng yếu khoanh vùng rủi ro: Công ty đã xây dựng tiêu chuẩn đánh giá mức độ trọng yếu tổng hợp cho các chỉ tiêu lớn trên BCTC như Doanh thu, lợi nhuận trên BCKQHĐKD; Tổng tài sản, tài sản lưu động và nợ ngắn

hạn trên BCĐKT. Sau đó, mức trọng yếu được phân bổ cho các khoản mục nhỏ hơn theo tỷ trọng, nhưng mức trọng yếu phân bổ cho chi phí hoạt động quá nhỏ để được phân bổ nên việc xác định mức trọng yếu là ước tính của KTV.

3.1.2.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

 Về việc áp dụng thử nghiệm kiểm soát:

Thử nghiệm kiểm soát của được thiết kế, thực hiện hiệu quả nhưng việc xác định số lượng mẫu được chọn và tiến hành chọn mẫu vẫn mang tính chất chủ quan, phụ thuộc vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Có nhiều mẫu chọn không mang tính đại diện làm ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán về BCTC. Ngoài ra việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát cũng chưa được các KTV tiến hành trong tất cả các cuộc kiểm toán nên làm tăng khối lượng các thử nghiệm cơ bản thực hiện.

 Về thủ tục phân tích, Công ty chỉ sử dụng chủ yếu là phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và thông tin phân tích chỉ là thông tin tài chính, chưa sử dụng kết hợp các thông tin phi tài chính.

 Về việc chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết: KTV chọn mẫu với các khoản mục có nội dung bất thường hoặc các khoản mục có số dư lớn nên việc chọn mẫu có thể đảm bảo tính trọng yếu nhưng không mang tính đại diện cho tổng thể, nên những sai sót nhỏ nhưng lặp lại sai phạm nhiều lần có thể bị bỏ qua hoặc bỏ sót nhiều sai phạm mà đơn vị cố tình che giấu, đặc biệt là với những khách hàng quen thuộc.

 Về thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết: Vấn đề quan trọng nhất là chọn được các mẫu mang đặc trưng để suy rộng cho tổng thể. KTV chỉ chú trọng vào đánh giá trọng yếu nên đã bỏ qua các nghiệp vụ không trọng yếu.

3.1.2.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

 Về xem xét lại mức trọng yếu:

Trong giai đoạn kiểm toán, KTV thường giữ nguyên mức trọng yếu đã được xác lập ở giai đoạn lập kế hoạch và ít khi có sự thay đổi chỉ tiêu xác định và giá trị của mức trọng yếu do KTV không đánh giá lại rủi ro sau khi lập kế hoạch và trong suốt thời gian kiểm toán. Hạn chế trong việc xác định lại mức trọng yếu nhiều khi sẽ dẫn đến việc đưa ra việc điều chỉnh các sai sót chưa thực sự phù hợp, bỏ qua các sai sót trọng yếu.

 Về đánh giá ảnh hưởng và tổng hợp các sai sót phát hiện trong kiểm toán:

Việc tổng hợp các phát đề phát sinh trong kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động còn sơ sài, chưa chi tiết. KTV chủ yếu tập hợp các bút toán điều chỉnh và đưa ra các kiến nghị về hệ thống KSNB, về quản lý và kiểm soát chi phí hoạt động đối với đơn vị còn chung chung. Các giấy tờ làm việc trình bày thiếu các nội dung theo yêu cầu.

 Về soát xét giấy tờ làm việc

Trưởng nhóm kiểm toán có thực hiện soát xét công việc của KTV làm phần hành chi phí hoạt động nhưng việc soát xét còn chưa kỹ lưỡng, chủ yếu thông qua việc hỏi xem KTV đã làm những gì và thu được kết quả như thế nào, vì sao có được kết quả đó chứ chưa thực hiện lại một số thủ tục kiểm toán quan trọng để xem KTV có mắc phải sai sót gì trong quá trình tính toán, xử lý số liệu, phân tích và kiểm tra chi tiết hay không.

3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong quy

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K thực hiện (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w