Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K thực hiện (Trang 73 - 76)

II. Kiểm tra chi tiết

6. Kiểm tra phân loại và trình bày các khoản chi phí QLDN trên BCTC ĐTQ G420

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.3.1. Về phía cơ quan Nhà nước:

Hiện nay, mặc dù Nhà nước đã ban hành và từng ngày một hoàn thiên hệ thống văn bản pháp lý cho hoạt động kiểm toán, tuy nhiên hệ thống văn bản pháp lý vẫn chưa đầy đủ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm toán. Hệ thống các bộ Luật, Chuẩn mực, Nghị định, Thông tư hướng dẫn về kiểm toán và kế toán vẫn còn ít ỏi, thiếu sự thống nhất và thay đổi quá thường xuyên. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho bản thân doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán cũng như các công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán tại khách hàng. Vì vậy, Nhà nước cần đề ra những giải pháp thông qua những chính sách và hướng vào các vấn đề như:

- Xây dựng hành lang pháp lý tạo nên khung luật lệ cần thiết cho hoạt động kiểm toỏn. Mụi trường phỏp lý chặt chẽ, rừ ràng cụ thể sẽ tạo nờn sự thống nhất giữa cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra để tránh những thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kiểm toán.

- Xây dựng các chính sách đào tạo tiêu chuẩn quốc tế đối với đội ngũ chuyên gia kiểm toán của đất nước để nâng cao trình độ của KTV.

- Đa dạng hóa các mô hình tổ chức các công ty kiểm toán độc lập tạo sự cạnh tranh giữa các công ty, qua đó thúc đẩy chất lượng kiểm toán trong nước.

3.3.2. Về phía Hội nghề nghiệp Kế toán – Kiểm toán:

Trong những năm gần đây Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA đã đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo các công ty kiểm toán nghiêm túc thực hiện các quy định về chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng, trong đó phải kể tới chương trình kiểm toán mẫu do Hội ban hành. Tuy nhiên VACPA cần sát sao hơn nữa trong việc kiểm tra chất lượng kiểm toán cũng như thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho các KTV, trợ lý KTV, hoàn thiện

chương trình kiểm toán để đảm bảo hiệu quả; nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để có sự trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các KTV.

3.3.3. Về phía công ty Kiểm toán:

Cỏc cụng ty kiểm toỏn cần cú những mục tiờu cụ thể, chiến lược rừ ràng, và có những bước đi cụ thể tạo được vị thế riêng cho mình, nhằm duy trì khách hàng cũ, cũng như tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới cho công ty. Đặc biệt các công ty kiểm toán cần:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, tạo uy tín với thái độ làm việc chuyên nghiệp, tư vấn cho khách hàng những vấn đề còn hạn chế.

- Thường xuyên mở các khóa đào tạo, cập nhật kiến thức mới cho các KTV và các trợ lý kiểm , tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, đảm bảo nguồn nhân lực đáp ứng được mọi yêu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

- Mở rộng đối tượng khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, chú trọng đến thế mạnh của công ty.

- Mở rộng giao lưu hợp tác với các tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm và lĩnh hội các kinh nghiệm nghề nghiệp của các nước phát triển.

- Tích cực phối hợp với Bộ tài chính và các cơ quan hữu quan khác trong việc ban hành hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.

- Tránh cạnh tranh không lành mạnh như giảm giá phí không hợp lý

Riêng đối với KTV: KTV cần phải không ngừng cố gắng, tích lũy thêm kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn để bắt kịp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay. Đặc biệt là tham gia các khóa đào tạo tại công ty kiểm toán lớn, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức, cập nhật các quy định, chuẩn mực, chế độ kế toán mới của Nhà nước và Bộ tài chính. Tham gia vào hội nghề nghiệp kiểm toán, góp phần thúc đẩy hội ngày càng vững mạnh, tạo môi trường để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, thúc đẩy đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới.

3.3.4. Về phía đơn vị khách hàng:

- Cần tăng cường xây dựng hệ thống KSNB vững mạnh, thường xuyên giám sát và kiểm soát việc thực hiện của các bộ phận có liên quan.

- Cần phối hợp và cung cấp cho phía công ty kiểm toán đầy đủ các thông tin, tài liệu có liên quan và giải trình những thắc mắc của KTV, giúp các KTV có thể sớm thu thập bằng chứng kiểm toán, tìm ra các sai sót, giảm thiểu rủi ro kiểm toán.

3.3.5. Về phía các cơ sở đào tạo:

Trường học là môi trường quan trọng để đào tạo ra nguồn nhân lực cho ngành kiểm toán. Do đó, để tạo điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc kiểm toán, về phía nhà trường cần có những cải thiện như sau:

- Hoàn thiện phương pháp đào tạo sinh viên, thường xuyên cập nhật các thông tin mới về lĩnh vực kiểm toán.

- Tạo điều kiện cho sinh viên được đi thực tế trong quá trình học nhằm giúp sinh viên sớm định hình được công việc, từ đó có kế hoạch định hướng cho việc học trên trường lớp.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu ngành nghề của sinh viên.

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập chuyên ngành: Kiểm toán khoản mục Chi phí hoạt động trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Thăng Long T.D.K thực hiện (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w