Đánh giá độ chính xác của mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ nhiên liệu sinh học bio etanol sử dụng trên động cơ xăng (Trang 69 - 70)

L ỜI CẢM ƠN

i. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.3.1. Đánh giá độ chính xác của mô hình

Nhằm xác định độ tin cậy của mô hình tính, trước khi áp dụng trên phạm vi rộng thì cần dùng mô hình để tính toán ở một chế độ nhất định, so sánh kết quả mô phỏng với kết quả đo đạc thực nghiệm, hiệu chỉnh mô hình nếu cần sao cho sai lệch giữa kết quả tính và kết quả đo nằm trong giới hạn cho phép.

Hình 3.2 thể hiện kết quả so sánh công suất của động cơ xe máy giữa mô phỏng và thực nghiệm đối với nhiên liệu xăng (RON92) và xăng sinh học (E10). Sai lệch lớn nhất giữa mô phỏng và thực nghiệm ở các chế độ vận hành toàn tải, tốc độ động cơ 3000 v/ph, 5000 v/ph và 7500 v/ph là 3,39%.

Hình 3.2. So sánh kết quả tính toán mô phỏng với kết quả thực nghiệm về công suất động cơ xe

máy với hai loại nhiên liệu RON92 và xăng pha cồn E10

So sánh giữa kết quả tính toán mô phỏng trên mô hình động cơ ô tô với kết quả thực nghiệm về chỉ tiêu công suất trong dải tốc độ từ 2400 vòng/phút đến 3600 vòng/phút được trình bày trên Hình 3.3. Trong cả hai trường hợp nhiên liệu, sai lệch lớn nhất ghi nhận được (tại 2800 vòng/phút, nhiên liệu E10) là 8,9%. Sai lệch trung bình trong toàn miền khảo sát giữa thực nghiệm và mô phỏng khi động cơ sử dụng nhiên liệu xăng là 4,6% và khi động cơ sử dụng nhiên liệu E10 là 6,5%. Như vậy, việc tính toán bằng mô hình mô

-59-

phỏng có sai số dưới 10%, hoàn toàn đáp ứng đủ độ tin cậy cần thiết để tiến hành tính toán trên phạm vi rộng hơn sau này.

Hình 3.3. So sánh kết quả tính toán mô phỏng với kết quả thực nghiệm về công suất động cơ ôtô

Lanos với hai loại nhiên liệu xăng (RON92) và xăng pha cồn E10

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nâng cao tỷ lệ nhiên liệu sinh học bio etanol sử dụng trên động cơ xăng (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)