TY CỔPHẦN CẤP NƯỚC THỪA THIÊN HUẾ
3.2 Các giải pháp cụ thể
Sự thỏa mãn công việc là một trong những vấn đề quan trọng và phải được chú trọng trong công tác quản trị nhân sự nói riêng và công tác quản trị điều hành trong toàn bộ công ty nói chung. Chỉ khi nhân viên thỏa mãn với công việc thì họ mới chú trọng làm việc và đạt được hiệu quả công việc cũng như các mục tiêu đề ra của đơn vị. Do đó, các nhà quản trị doanh nghiệp nói chung và ban lãnhđạo tại công ty nói riêng phải chú trọng việc nghiên cứu sự thỏa mãn công việc và các nhân tố tố ảnh hưởng để từ đó có thể đề ra được các giải pháp đúng đắn và phù hợp với thực tiễn của đơn vị mình.
Trên cơ sở những định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới và các vấn đề nghiên cứu ở các chương trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
3.2.1 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về bản chất công việc
Từ kết quả phân tích trên, nhận thấyđược bản chất công việc là một trong các nhân tố có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của người nhân viên. Bản chất công việc thể hiện sự phù hợp giữa năng lực làm việc của nhân viên và nội dung công việc đó. Hầu hết nội dung công việc tại công ty cần đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tính kỹ năng nghiệp vụ cao. Qua nghiên cứu ý kiến đánh giá của nhân viên về“công việc có nhiều thách thức” với ý kiến đánh giá đồng ý chiếm 43,3%, ý kiến rất đồng ý 24,4%, “công việc phù hợp với khả năng, chuyên môn” và
“ công việc không quá áp lực” với ý kiến đánh giá dưới mức trung lập là 37,2%. Cho thấy công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế, do đó công ty cần:
+ Nên chú trọng hơn vào việc bố trí công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo và nguyện vọng của nhân viên đểnhân viên làmđược hết khảnăng của mình. Tránh hiện tượng quá tải công việc gây căng thẳng, áp lực cho nhân viên.
+ Cần xỏc định rừ và cho nhõn viờn biếtđược vai trũ của cụng việc và mứcđộ đúng gúp, mức độ quan trọng của công việc đó đối với công ty, điều này sẽ giúp cho nhân viên khẳng định được vai trò của mình, của công việc mình thực hiện tạo ra năng suất làm việc tốt hơn góp phần đưa công ty phát triển hơn.
+ Cần tạo ra tính hấp dẫn trong công việc để thu hút nhân viên. Tiến hành luân phiên công việc ở những công việc hỗ trợ lẫn nhau, để nhân viên có cảm giác đổi mới và tìm thấy sự thú vị trong công việc của mình.
+Đặt mục tiêu cần bám sát với năng lực, năng suất lao động của nhân viên, không nên đặt mục tiêu quá cao.
3.2.2 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về điều kiện làm việc
Điều kiện làm việc là nhân tố có tác động lớn thứhaiđến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế. Qua thực tế tìm hiểu tại công ty và ý kiến đánh giá của nhân viên làm việc tại công ty cho thấy đa phần nhân viên thật sựchưa thỏa mãn về điều kiện làm việc tại công ty như“chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho công việc” với ý kiến đánh giá dưới mức trung lập là 48,8% gần một nữa số nhân viên được hỏi
và “nơi làm việc không được rộng rãi, thoải mái” với 14,4% ý kiến đánh giá không đồng ý. Do đó, công ty cần có các biện pháp cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên:
+ Công ty cần cung cấp đầy đủcác trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công việc của nhân viên và thường xuyên giám sát xem trang thiết bị cònđạt chuẩn hay không để kịp thời thay đổi hoặc sửa chữa để không làm gián đoán công việc.
+Đầu tư thêm các thiết bị bảo hộ lao động và cố gắng tạo ra môi trường đảm bảo an toàn cho nhân viên.
+ Công ty cần thiết kế không gian làm việc phù hợp với khả năng tâm sinh lý của nhân viên. Đối với nhân viên làm việc trong văn phòng, hoặc là nhân viên làm ca đêm thì nên bố trí bóng đèn đủ độ sáng, tạo được không gian tự nhiên, thoáng mát phù hợp với cảnh sắc thiên nhiên; đối với những nhân viên công trình làm việc xa công ty thì nên bố trí xe đưa đón để đáp ứng nhu cầu cho nhân viên.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành nội quy vềan toàn, vệsinh laođộng của công nhân để tăng năng suất lao động, tăng khả năng làm việc và bảo đảm sức khỏe, an toàn cho nhân viên.
3.2.3 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về Lãnhđạo
Thỏa mãn về lãnhđạo là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ tư đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên và qua ý kiến đánh giá của nhân viên cho thấy thời gian qua lãnhđạo công ty thực hiện khá tốt. Nhưng với nhận định “lãnhđạo sẵn sàng hỗ trợ nhân viên” có điểm trung bình thấp nhất là 3.89 với 4,4% ý kiến đánh giá không đồng ý và 20,6% ý kiến đánh giá trung lập, đối với nhân viên họ rất muốn cấp trên lắng nghe quan điểm suy nghĩ của họ và quan tâm đến họ những lúc đang gặp khó khăn để họ tìm thấy được sự đồng cảm từ phía lãnhđạo.Đểnhân tố này tác động tích cực đến nhân viên hơn nữa thì:
+ Lãnhđạo cần trao đổi thẳng thắn, lắng nghe và quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của nhõn viờn. Chỉ khi hiểu rừ nhõn viờn của mỡnh thỡ lónhđạo mới cú thể thể hiện sự quan tõm của mìnhđối với nhân viên một cách phù hợp. Sự quan tâm này chắc chắn sẽ nhận được sự trân trọng của nhân viên nhận được sự quan tâm đó.
+ Lãnh đạo công ty cần phải ghi nhận sự đóng góp của nhân viên khi họ đạt được các mục tiêu đề rađể nhân viên thấy được sự đóng góp của mình được ghi nhận vào sự duy trì và phát triển công ty. Bằng những hình thức như:
Vinh danh nhân viên bằng kỷ niệm chương hoặc các phần thưởng cho những nhân viên xuất sắc trong các buổi họp toàn công ty.
Hàng tháng hoặc hàng quý ghi tên những nhân viên có thành tích xuất sắc lên bảng tin của công ty.
+ Phải luôn đối xử công bằng với tất cảcác nhân viên của mình trong mọi tình huống, không thiên vị.
+ Tạo dựng niềm tin của lãnhđạo đối với nhân viên trong công ty như: giảm bớt sự kiểm soát, yêu cầu nhân viên thiết lập kế hoạch hay lịch trình làm việc trao quyền cho nhân viên.
Việc làm này sẽgiúp nhân viên phát huy tối đa năng lực tiềm ẩn của bản thân và cống hiến hết mình giúp công ty phát triển.
+ Lãnhđạo phải luôn gương mẫu thực hiện đúng các chính sách chủ trương phong trào của công ty. Trong chuyên môn thì lãnhđạo phải thể hiện sự am hiểu tường tận và có khả năng ra quyết định vềchuyên môn một cách hợp lý.Để đạt đượcđiều này thì lãnhđạo phải luôn không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực quản lý và cả kiến thức chuyên môn.
3.2.4 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về Cơ hội đào tạo – thăng tiến
Đào tạo – thăng tiến là nhân tố ảnh hưởng thấp nhất trong 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty. Thực tế ý kiến đánh giá của nhân viên về công tác đào tạo – thăng tiến tại công ty rất tốt nhưng bên cạnh đó với ý kiến “cơ hội thăng tiến công bằng cho nhân viên” cóđiểm trung bình 3.88 thấp nhất trong nhóm có 26,7% nhân viên đánh giá dưới mức trung lập.Điều này cho thấy nhân viên rất hài lòng với công tác đào tạo – thăng tiến của công ty và để công tác này phát huy hiệu quả hơn:
+ Ban lãnhđạo công ty nênđề ra các chỉ tiêu yêu cầu cụ thể ở từng vị trí trong công ty để nhân viên phấn đấu đạt được một cách công bằng và công khai.
+ Công ty nên tạo điều kiện cho những nhân viên thực sựcó năng lực và phẩm chất tốt được tham gia đề bạt lên thăng tiến lên vị trí cao hơn, để có vị trí phù hợp với năng lực của chính mình.
+ Cụng ty nờn đưa ra chớnh sỏch thăng tiến rừ ràng và hợp lý, đảm bảo cụng bằng giữa cỏc nhân viên.
+ Nắm bắt nhu cầu định hướng phát triển của công ty và cả nhu cầu tâm lý của nhân viên, tổ chức chọn lọc và đào tạo cho nhiên viênđể nâng cao trìnhđộ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công việc.
3.2.5 Giải pháp nâng cao sựthỏa mãn về Đồng nghiệp
Đồng nghiệp là nhân tố rất có tác động đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên trong công ty và là yếu tố ảnh hưởng lớn thứ 3. Đa phần nhân viên đều đánh giá các đồng nghiệp trong công ty có mối quan hệ khá tốt, tuy nhiên nhiều nhân viên vẫn chưa thấy “đồng nghiệp có sự hợp tác tốt với nhau trong công việc” với ý kiến đánh giá không đồng ý chiếm 6,7% và ý kiến trung lập chiếm 26,1%. Do đó, công ty cũng cần có các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa về đồng nghiệp với nhân viên trong công ty.
+ Công ty cần sắp xếp công việc sao cho tạođược sự chia sẻ, phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả trong công việc giữa người đồng nghiệp.
+ Tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi chia sẻkinh nghiệm chuyên môn lẫn nhau thông qua các hoạt động đào tạo tại công ty để những nhân viên mới vào hoặc những nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm có thể học hỏi nâng cao thêm kỹ năng phục vụ cho công việc tốt hơn.
+ Ngoài các hoạt động dã ngoại thì công ty nên tổ chức thêm các hoạt động ngoài công việc như các cuộc thi đua giữa các nhân viên hoặc giữa các phòng ban hoặc có thể là giao lưu với các tổ chức bên ngoàiđể cho nhân viên của mình giao lưu, tiếp xúc nhiều hơn để họ găn kết và hiểu nhau nhiều hơn và tạo thêm sự hứng khởi trong quá trình làm việc như: hội thi sáng tạo, văn nghệ, thể thao…
3.2.6 Giải pháp nâng cao sự thỏa mãn về Tiền lương
Thỏa mãn về tiền lương là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhấtđến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế.Đây là nhân tố có ý kiến đánh giá của nhân viên thấp nhất cho thấy đây là nhân tố có tác động mạnh đến thỏa mãn công việc của họ.
Vì vậy, khi nhân tố này thay đổi tích cực sẽ tác động lớn nhất đến thỏa mãn công việc của nhân viên. Nhiều nhân viên cho rằng ‘tiền lương chưa tương xứng với kết quả làm việc” với 37,2% ý kiến đánh giá dưới mức trung lập và “các khoản phúc lợi, phụ cấp chưa hợp lý” với 43,9% ý kiến đánh giá dưới mức trung lập. Trong thời gian tới, công ty cần có chính sách điều chỉnh chế độ lương, thưởng và phúc lợi cho phù hợp. cụ thể:
+ Cần điểu chỉnh chế độ tiền lương tương xứng với năng lực thực sự và hiệu quảlàm việc của nhân viên mang lại và đảm bảo chi trả cho cuộc sống của họ để họ an tâm với công việc.
Đồng thời chú ý đến những biến động kinh tế thị trường, xã hội nhằm điểu chỉnh mức lương phù hợp với sự biến động về giá và lương trong xã hội tại những thời điểm nhất định.
+ Công ty nên có kế hoạch cho nguồn kinh phí nhằm tạo điều kiện cho nhân viênứng trước tiền lương khi gặp khó khăn. Làm tốt điều này sẽ là 1 giải pháp tốt giúp tạo động lực cho nhân viên làm việc tốt hơn.
+ Bên cạnh đó, việc trả lương phải đảm bảo công bằng, minh bạch sẽgiúp họ cảm thấy thỏa mãn và làm việc tốt hơn, đồng thời cải thiện mối quan hệ, sự gắn bó với công ty.
+ Về tiền thưởng công ty cần hằng quý tiến hành đánh giá hiệu quả từng thành phần công việc để có chính sách thưởng cho phù hợp (thưởng phải tương đối hấp dẫn với nhân viên) và cỏc khoản lương thưởng cần rừ ràng và hợp lý, để khuyến khớchđộng viờn nhõn viờn làm việc.
Ngoài các khoản thưởng bằng tiền thì công ty có thểthay vào đó bằng những ngày nghỉ hoặc chuyến du lịch cho nhân viên tùy vào thành tích đạt được. Bên cạnh thưởng thì công ty cần có cỏc hỡnh thức xử phạm một cỏch rừ ràng, minh bạch, khỏch quan và kịp thờiđối với những nhõn viên vi phạm. Điều này có ý nghĩa quan trọng và vừa làm giảm chi phí vừa có tác dụng làm cho nhân viên cho trách nhiệm hơn với công việc mìnhđang đảm nhận, từ đó nâng cao hiệu quả và tăng năng suất lao động.
+ Về phụ cấpđối với nhân viên tại công ty Cổ phần Cấp nước Thừa Thiên Huế thường chủ yếu bao gồm các khoản phụ cấp cơm trưa, phụ cấp làm đêm, phụ cấp xăng xe, phụ cấp điện thoại. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể công việc của nhân viên mình mà công ty cần sử dụng các khoản phụ cấp một cách hợp lý vì khoản phụcấp này không những mang lại một phần thu nhập cho nhân viên mà còn giúp họ cảm nhậnđược sự quan tâm của công ty đối với họ. Từ đó khiến nhân viên thỏa mãn hơn đối với công việc mìnhđang làm.
+ Về chính sách phúc lợi công ty cần tiếp tục duy trì các phúc lợi đang có như: tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại, thăm ốm đau, hiếu hỷ… kịp thời đối với nhân viên. Và công ty cũng cần lưu ý cải thiện phúc lợi cộng thêm cho nhân viên. Nâng cao hiệu quả côngđoàn nhằm bảo vệ nhiều lợi ích cho nhân viên trong công ty.